Câu bình đuôi (comment tags) có phải là một dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi (question tags) trong tiếng Anh?
(ĐHVH) - Trong tiếng Anh có nhiều loại câu hỏi: Câu hỏi chung (general question hay còn gọi là Yes / No question); Câu hỏi lấy thông tin ( Information questions) hay “Wh questions”; Câu hỏi phức (embedded question); Câu hỏi đuôi (Question tags)… Mỗi loại câu hỏi ...
(ĐHVH) - Trong tiếng Anh có nhiều loại câu hỏi: Câu hỏi chung (general question hay còn gọi là Yes / No question); Câu hỏi lấy thông tin ( Information questions) hay “Wh questions”; Câu hỏi phức (embedded question); Câu hỏi đuôi (Question tags)… Mỗi loại câu hỏi đều có những chức năng và mục đích khác nhau, tuy nhiên cái tên “Câu hỏi đuôi” có lẽ khiến cho những người chưa biết hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh thấy lạ và muốn tìm hiểu đồng thời một số khác lại muốn biết liệu câu bình đuôi có phải là một dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi hay không. Để sáng tỏ điều này, chúng ta cùng xem xét và tìm hiểu.
A. Câu hỏi đuôi
“Câu hỏi đuôi là một dạng cấu trúc đặc biệt trong tiếng Anh. Nó là dạng câu tường thuật được kết hợp với một vế của câu hỏi (nằm ở phần cuối câu). Vì vế câu hỏi nằm ở cuối câu nên gọi là câu hỏi đuôi”.
- Câu hỏi đuổi có hai hình thức: Câu hỏi đuôi trái chiều và câu hỏi đuôi cùng chiều với câu chính. Câu hỏi đuôi trái chiều với câu phát biểu được dùng một cách thông dụng hơn trong văn nói tiếng Anh.
I. Cấu tạo của câu hỏi đuôi.
*Nguyên tắc cơ bản để hình thành câu hỏi đuôi như sau:
Câu hỏi đuôi chia làm hai thành phần tách biệt nhau bởi dấu phẩy theo quy tắc sau: - Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi. Nếu không có trợ động từ thì dùng do , does , did để thay thế.
- Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại. Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.
- Chủ ngữ trong phần câu hỏi đuôi luôn là đại từ nhân xưng và phải phù hợp với chủ ngữ trong câu trần thuật ở mệnh đề chính.
- Trợ động từ hay động từ trong câu trần thuật phù hợp với động từ của câu hỏi đuôi.
- Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (not --> n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: auxiliary + subject + not.
Ví dụ: He saw it yesterday, did he not?
Ngoại trừ trường hợp sau: I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?)
- Động từ “have” có thể là động từ chính, cũng có thể là trợ động từ. Khi nó là động từ chính của mệnh đề trong tiếng Anh Mỹ thì phần đuôi phải dùng trợ động từ do, does hoặc did. Tuy nhiên trong tiếng Anh Anh thì có thể dùng chính have như một trợ động từ trong trường hợp này.
Ví dụ: Trong Anh Mỹ: You have two children, don’t you?
Trong Anh Anh: You have two children, haven’t you?
- There is, there are và it is là các chủ ngữ giả nên phần đuôi được phép dùng lại there hoặc it giống như trường hợp đại từ làm chủ ngữ.
- Cuối câu hỏi phải dùng dấu “?”
*Công thức thông dụng
S + V + O, ( ) + ĐẠI TỪ?
Trong đó:
Đại từ: Lấy chủ từ câu đầu đổi thành đại từ
He ----> He
Ví dụ: Tom likes football, doesn’t he? (Tôm thích bóng đá , phải không?)
She ---> She
Ví dụ: Mary doesn’t live here, does she? (Mary không sống ở đây, đúng không?)
They ---> They
Ví dụ: They went to the cinema last night, didn’t they?
(Tối qua họ đi xem phim, đúng không?)
You ---> You
Ví dụ: You don’t eat eggs, do you? (Bạn không ăn trứng, đúng không?)
I ----> I
Ví dụ: I am not late, am I? (Mình không đến trễ, phải không?)
Vật (số nhiều) ----> They
Ví dụ: Their telephones are busy, aren’t they? (Điện thoại cuả họ bận, phải không?
Vật (số ít) ---> It
Ví dụ: The cat is lovely, isn’t it? (Con mèo thật đáng yêu, phải không?)
There ---> There
Ví dụ: There aren’t any people in the room, are there? (Không có ai trong phòng, phải không?)
This ---> It
Ví dụ: This is your new car, isn’t it? (Đây là chiếc xe ô tô mới của cậu, phải không?)
That ---> It
Ví dụ: That is a beautiful dress, isn’t it? (Kia là một chiếc váy đẹp, đúng không?)
These ---> They
Ví dụ: These are their children, aren’t they? (Đây là những đứa con của họ, phải không?)
Those ---> They
Ví dụ: Those are old houses, aren’t they? (Kia là những ngôi nhà cũ, phải không?)
( ): Nếu ở câu đầu có động từ đặc biệt thì chuyển động từ đó ra vị trí ( ), nếu không có thì mượn trợ động từ do, does, did.
Những trợ động từ đặc biệt có thể chuyển ra vị trí ( ) mà không cần phải mượn trợ động từ là:
- Is, am, are, was, were
- Will, would
- Can, could
- May, might
- Should
- Had(better)
- Have, has, had (+p.p)
- Nếu câu đầu có NOT, hoặc các yếu tố phủ định như: never, rarely, no, hardly,…etc, thì ( ) không có NOT, nếu câu đầu không có NOT thì ( ) có NOT.
II. Một số trường hợp đặc biệt:
1/ Câu đầu có “must”: Vì “must” có nhiều cách dùng nên tùy theo cách dùng sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau.
+Khi “must” chỉ sự cần thiết, ta dùng “needn’t”
Ví dụ: They must work hard, needn’t they? (Họ phải làm việc tích cực hơn, đúng không?)
+Khi “must” chỉ sự cấm đoán, ta dùng must.
Ví dụ: You mustn’t come late, must you? (Anh không được đến trễ, nghe chưa?)
+Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.
Ví dụ: She must be a very kind woman, isn’t she? (Bà ta ắt hẳn là một người phụ nữ tốt bụng, phải không?)
+Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + p.p), dùng have/has.
Ví dụ: You must have stolen my wallet, haven’t you? (Chị chắc hẳn là đã lấy cắp ví tiền của tôi, đúng không?)
2/ Khi mệnh đề chính có cấu trúc:
“I+think/believe/suppose/figure/assume/fancy/imagine/reckon/expect/see/
feel” + mệnh đề phụ.
Ta dùng động từ trong mệnh đề phụ để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ: I think he will come here, won’t he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?)
Lưu ý:
-Dù “not” nằm ở mệnh đề chính, nhưng phủ định có ảnh hưởng đến cả câu nên vẫn tính như ở mệnh đề phụ.
Ví dụ: I don’t believe Mary can do it, can she? (Tôi không tin Mary có thể làm điều đó, đúng không?)
-Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu (think/believe/suppose/…) để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ: She thinks he will come, doesn’t she? (Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến, đúng không?)
3/ / Khi câu đầu có cấu trúc: “It seems that + mệnh đề phụ”, ta dùng động từ trong mệnh đề phụ làm động từ cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ: It seems that you are right, aren’t you? (Hình như bạn đúng, phải không?)
4/ Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.
+ “Let” trong câu gợi ý,rủ rê ai làm việc gì đó cùng mình (let’s): dùng “shall we?”
Ví dụ: Let’s go, shall we? (Ta đi thôi, phaỉ không nào?)
Let’s have buttered scones with strawberry jam for tea, shall we?
(Chúng ta cùng ăn bánh bơ nướng với mứt dâu tây và uống trà thôi, phải không nào?)
+ “Let” trong câu xin phép (let us/let me), dùng “will you?”
Ví dụ: Let us use the telephone, will you? (Cho bọn mình sử dụng điện thoại, được không?)
Let me have some drink, will you? (Để mình uống nước, được không?)
+”Let” trong câu đề nghị giúp người khác (let me), dùng “may I?
Ví dụ: Let me help you do it, may I? (Để mình giúp cậu làm, được chứ?)
5/ Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, đồng thời dùng động từ là: is, are, am.
Ví dụ: What a beatiful day, isn’t it? (Một ngày thật đẹp, đúng không?)
How intelligent you are, aren’t you?
6/ Khi chủ ngữ chính trong mệnh đề chính là “one”, ở câu hỏi đuôi dùng “you” hoặc “one”.
Ví dụ: One can be one’s master, can’t one/you? (Mỗi người đều có thể kiểm soát bản thân, đúng không?)
7 Khi mệnh đề chính dùng “wish”, ta dùng “may” cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ: I wish to meet the doctor, may I? (Tôi muốn được gặp bác sĩ, được chứ?)
8/ Khi chủ ngữ là một mệnh đề danh từ, ta dùng “it” cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ: What you have said is wrong, isn’t it? (Điều bạn nói là sai, đúng không?)
9/ Khi câu đầu sử dụng động từ “used to” để diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did”.
Ví dụ:
She used to live here, didn’t she? (Cô ta đã từng sống ở đây, đúng không?)
10/ Khi cầu đầu sử dụng động từ “had better”, ta mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi.
Ví dụ: He had better stay, hadn’t he?
11/ Khi cầu đầu sử dụng động từ “would rather”, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.
Ví dụ: You would rather go, wouldn’t you?
12/ Mặc dù kiểu câu hỏi đuôi căn bản ở dạng trái chiều: khẳng định -
phủ định hoặc phủ định - khẳng định, đôi khi có thể dùng kiểu cùng
chiều: khẳng định - khẳng định hoặc phủ định - phủ
định. Chúng ta dùng câu hỏi đuôi cùng chiểu để bày tỏ sự quan
tâm, thích thú, ngạc nhiên hay tức giận v.v..., và không phải là
một câu hỏi thực sự.
*Hãy xem câu hỏi đuôi theo kiểu
khẳng định - khẳng định dưới đây:
Ví dụ:
So you're having a baby, are you? That's wonderful!
She wants to marry him, does she? Some chance!
So you think that's amusing, do you? Think again.
Ví dụ