Mùa Xuân thứ 55 Đại học Văn hóa Hà Nội
(Kính tặng các thế hệ sinh viên của trường) (ĐHVH)- Có thể là một sự ngẫu nhiên, những cũng có thể là một định mệnh lịch sử. Trư ờ ng Đ ạ i h ọ c Văn hóa H à N ộ i đư ợ c th à nh l ậ p v à o M ù a Xuân – mùa của sự thay đ ổ i t ố t tươi, ấ m áp. Đ ế n th ...
(Kính tặng các thế hệ sinh viên của trường)
(ĐHVH)- Có thể là một sự ngẫu nhiên, những cũng có thể là một định mệnh lịch sử. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập vào Mùa Xuân – mùa của sự thay đổi tốt tươi, ấm áp. Đến tháng Ba năm nay Nhà trường đã tròn 55 Mùa Xuân. Riêng với tôi, mùa xuân năm trước còn là một sinh viên, mùa xuân năm nay đã thành cô giáo trẻ, lại thấy ngôi trường thân yêu bên triền đê La Thành như bật dậy sức vóc, tâm hồn của cả 55 Mùa Xuân dồn lại.
Hướng đến mùa xuân thứ 55 !
Trong cảm xúc ấy người viết bài này xin dừng lại, điểm qua đôi nét về sự đổi thay của cơ sở vật chất trong kế hoạch thay đổi lớn về môi trường sư phạm – văn hóa và sự nghiệp của Nhà trường.
Đó là Khu nhà học Nghệ thuật và Vườn tượng danh nhân ngay bên trái lối vào Trường, phía trước Nhà A. Còn nhớ cách đây hơn 4 năm, khi tôi nhập học, nơi đây là 2 dãy nhà cấp 4 “cổ kính” cố nép mình trước vườn cỏ cằn về mùa khô nhưng lại là “sân bóng nước” về mùa mưa. Vậy mà cuối năm 2011 bỗng chốc nơi đây biến thành một địa chỉ với đầy đủ ý nghĩa của hai tiếng Văn hóa. Trong không gian khá khiêm tốn vốn có này là một tòa nhà hiện đại nhưng khá thanh thoát ôm lấy hai mặt vườn cây, đài phun nước, ghế đá, những lối cỏ mềm... Không gian thanh tân ấy lại dường như trở nên cổ kính, trầm mặc bởi sự hiện diện bốn tượng đài bằng đồng tạc cá vị danh nhân văn hóa thế giới – Việt Nam: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn và Nguyễn Du. Mỗi khi ta đứng đây, trong không gian này bỗng như thấy mình trở thành cái gạch nối của Truyền thống và Hiện đại, Quá khứ và Tương lai !
Đi qua tòa nhà A mà chắc chắn rằng ai đó trước đây một năm thôi không quay lại trường, nay trở lại sẽ rơi vào cảm giác: “vừa lạ vừa quen?!”. Vâng, vẫn nó nhưng lại không phải nó xưa nữa. Xin để những cựu sinh viên quay lại và khám phá.
Tôi muốn được dừng lại ở vị trí trung tâm của Trường mà những ai đã học tại đây không thể không qua nơi này mỗi ngày. Đó là Khu nhà K trước đây, Hội trường D ngày nay. Khoảng nửa năm trước thôi Nhà K ấy được sinh viên chúng tôi gọi trại đi là “Nhà Kho” vậy mà từ giữa tháng 12 năm 2013, nó được các bạn sinh viên gọi chính ngôi nhà này là “Royal City”. Vâng, tôi nhấn mạnh: chính nó, Nhà K – Nhà D. Bởi vì cái “cốt” vẫn là của nó, ngôi nhà ấy không hề bị dập đi. Thế mà không chỉ những ai lần đầu đến đây mà cả những ai đã từng gắn bó với ngôi trường này đều chắc mẩm: công trình xây mới. Có lẽ vì tấm biển đồng ghi: “Công trình chào mừng 55 năm Đại học Văn hóa Hà Nội”. Vâng, chuyện cứ như là cổ tích vậy !
Nhà D - ngôi nhà gạch nối quá khứ với hiện tại !
- 1 Phát triển vốn từ vựng cho sinh viên học tiếng Anh
- 2 Sử dụng bài hát nhằm khích lệ sinh viên không chuyên học từ vựng
- 3 Ngọc Khuê làm Đại sứ nụ cười
- 4 Tiếng Việt cho người nước ngoài, hướng tiếp cận trong những bài học đầu tiên
- 5 Một số lỗi thường gặp khi dùng từ tiếng Việt
- 6 Thêm một ca khúc viết về Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- 7 Cảm xúc về mùa xuân, phụ nữ trước thời khắc Xuân 2013
- 8 Tìm kiếm âm nhạc theo giai điệu và một số hệ thống ứng dụng
- 9 Ngôn ngữ cơ thể–yếu tố quan trọng, tác động nhiều nhất đến người nghe trong giao tiếp
- 10 Hướng dẫn làm bài đọc hiểu tiếng Anh