23/05/2018, 15:13

Bệnh sán dây ở gà (cestodiasis)

Bệnh sán dây rất phổ biến ở gà công nghiệp và gà gia đình, gây nhiều thiệt hại kinh tế. Là ký sinh trùng hình dây, dẹp, có đốt, không có ruột. Khoang đầu được sử dụng như vòi bám của ký sinh trùng, những đốt sán trưởng thành rụng ra cùng với phân, rồi tiếp tục phát triển ở ký chủ trung gian như ốc ...

Bệnh sán dây rất phổ biến ở gà công nghiệp và gà gia đình, gây nhiều thiệt hại kinh tế. Là ký sinh trùng hình dây, dẹp, có đốt, không có ruột. Khoang đầu được sử dụng như vòi bám của ký sinh trùng, những đốt sán trưởng thành rụng ra cùng với phân, rồi tiếp tục phát triển ở ký chủ trung gian như ốc sên, , kiến, sò… vì ở đó trứng mang ấu trùng sán giải phóng ra ấu trừng sán, lại vào ống tiêu hoá của gà nở thành những sán trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh

+ Bệnh gây ra do một số loài sán dây, sau đây là 5 loài thường gặp:

-Raillietina tetragona.

-Davaineida

-Raillietina echinobothrida.

-Railletina certicillus

-Railletina botini

Sán ký sinh trong ruột non và gây hại cho gà lứa tuổi từ 1,5 tháng đến trưởng thành.

Lây truyền bệnh

Sán ký sinh trong ruột gà, đốt sán lá rụng đốt, thải trứng ra môi trường thiên nhiên có chứa ấu trùng. Vật chủ trung gian như kiến, ruồi nhà, sên, giun đất, bọ hung… ăn phải trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải vật chủ trung gian có mang ấu trùng vào cơ thể, phát triển thành sán trưởng thành.

Triệu chứng, bệnh tích

Bệnh sán dây ở gàBệnh sán dây ở gà

Sán bám vào ruột non do các giác bám gây tổn thương thành ruột, tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát (E.Coli, Salmonella,..) có thể gây xuất huyết và viêm ruột, tiêu chảy, phân thải ra kè theo nhiều dịch nhầy. Sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho gà gầy xơ xác, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng. Nhiều gà quá gầy chết nhiều trường hợp niêm mạc ruột non bị bờ bởi màng nhầy nâu vàng, có thể thấy sán nằm cuộn ở đó.

Chẩn đoán bệnh

Kiểm tra phân tìm đốt sán, trứng sán và kết hợp mổ gà tìm sán.

Bệnh sán dây rất khó điều trị vì các dược phẩm chỉ loại trừ các đốt sán, song rất khó có thể diệt đầu sán cho nên phòng bệnh là hàng đầu.

+ Tẩy bằng các loại thuốc:

-Niclosamid: dùng liều 0, 20 g/1kg thể trọng/1 ngày. Trộn thuốc với thức ăn, dùng 2 ngày liền.

-Mebenvet: 0,03-0,06 g/1kg thể trọng/1 ngày. Trộn thuốc với thức ăn. Dùng 2 ngày, Thuốc có tác dụng tẩy được 80-90% sán.

-Butyrorate kết hợp với piperazin và phenothiazin.

-Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường và ủ phân trộn thêm vôi bột diệt mầm bệnh.

-Diệt các côn trùng trung gian truyền bệnh bằng phun các loại thuốc diệt côn trùng theo định kỳ ở khu vực chăn nuôi.

0