18/06/2018, 13:11

HỨA THÚC VI (1080 – 1154)

Tự là Tri Khả, người Bạch Sa, Chân Châu (nay là Nghi Tnmg, Giang Tô), từng ở Bì Lăng, là một trong số y học gia trứ danh ở đời Tống đã nghiên cứu có kết quả sách ‘Thương hàn luận’ của Trương Trọng Cảnh. Ông là con nhà nghèo khó. Năm mười một tuổi, nhà ông liên tiếp gặp tai họa: cha bị ...

 Tự là Tri Khả, người Bạch Sa, Chân Châu (nay là Nghi Tnmg, Giang Tô), từng ở Bì Lăng, là một trong số y học gia trứ danh ở đời Tống đã nghiên cứu có kết quả sách ‘Thương hàn luận’ của Trương Trọng Cảnh. Ông là con nhà nghèo khó. Năm mười một tuổi, nhà ông liên tiếp gặp tai họa: cha bị bệnh dịch, mẹ bệnh nặng. Trong vòng trăm ngày, cha mẹ mất hết.' Đau buồn vì quê mình không có thầy thuốc giỏi, khiến cha mẹ bó tay chờ chết, ông thề lòng đến tuổi thành niên quyết chí học thuốc để cứu người. Đến năm ba mươi tuổi, ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Người  bệnh đến xin chữa trị, không kể nghèo hèn, đều cho thuốc uống không lấy tiền. Số người được ông cứu sống không thể đếm được.

Niên hiệu Thiệu Hung năm thứ hai (1132), ông thi đỗ tiến sĩ, từng giữ các chức Giáo thụ, Hàn lâm Học sĩ ở Huy Châu và Hàng Châu, cho nên người đời sau gọi ông là Hứa học sĩ. ông nghiên cứu sâu về ‘Thương hàn luận’, viết các sách 'Thương Hàn Bách Chứng Ca’, ‘Thương Hàn Phát Vi Luận’, ‘Thương Hàn Cửu Thập Luận’. Trên cơ sở ‘biện chứng sáu Kinh’ của Trương Trọng Cảnh, ông phát huy ra ‘biện chứng bát cương’ (âm, dương; biểu, lý; hàn, nhiệt; hư, thực), trong tám cương lại lấy âm dương làm tổng cương. Như thế, chẳng những đối với biện chứng luận và trị lý luận của Trọng Cảnh, ông giải rõ ra và bổ sung thêm, mà còn đối với sự ứng dụng lâm sàng của đời sau, sách của ông còn có tác dụng soi sáng rất lớn. Lúc cuối đời, ông gom góp những phương thuốc mình đã thực nghiệm và tâm đắc, biên soạn thành bộ ‘Phổ Tế Bản Sự Phương’ 10 quyển, toàn bộ dựa theo bệnh chia thành 28 môn, chép lại hơn 300 phương thuốc, mỗi phương đều đề tên, chủ trị, các vị thuốc cùng phân lượng, và chép phép trị, cách dùng, sau đó ghi lời bình đánh giá bệnh lý và phương thuốc. Bộ sách này, trong lịch sử, là một bộ sách chuyên tương đối có giá trị thực dụng về phương tễ, rất được người đời sau xem trọng. Họ Hứa được gọi là danh gia về phương tễ học đời Tống. Ông mất năm 1154 ngoài bảy mươi tuổi.

0