23/05/2018, 15:33

Nấm mốc – kẻ thù truyền kiếp của thức ăn cho cá

Nấm mốc – “Kẻ thù truyền kiếp” của thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ thường cao hơn 20°c, độ ẩm thường trên 80%, đây là môi trường lý tưởng cho nấm mốc hoại sinh phát sinh và phát triển. Độc tố trong nấm mốc là những chất nguy ...

Nấm mốc – “Kẻ thù truyền kiếp” của thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ thường cao hơn 20°c, độ ẩm thường trên 80%, đây là môi trường lý tưởng cho nấm mốc hoại sinh phát sinh và phát triển. Độc tố trong nấm mốc là những chất nguy hại, gây bệnh cho , chúng thường tác động vào gan và thận – là 2 cơ quan bài tiết của cơ thể, gây ra ung thư cho các cơ quan này, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thậm chí bị chết. Độc tố nấm mốc xuất hiện trong nguyên liệu ngay sau quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản. Độc tố nấm mốc gây tác hại rất lớn cho vật nuôi, đặc biệt là sức khoẻ người sử dụng sản phẩm. Độc tố nấm mốc ngày càng được phát hiện thêm nhiều loại; đến nay, đã biết được trên 300 loại (Anh Quân – Báo KHPT số 48, ngày 22/12/2006). Theo điều tra của TS. Đặng Vũ Hồng Miên – Phân viện Công nghệ sau thu hoạch (trích từ Anh Quân): thức ăn gia súc gia cầm ở các tỉnh phía nam nước ta bị nhiễm đến trên 140 loài nấm mốc, trong đó nguy hiểm nhất là aflatoxin. Có ba loại thức ăn nhiễm độc cao, xếp thứ tự gồm: Khô dầu đậu phụng (lạc = 1.200ppb), bắp hạt (ngô = 205ppb) và thức ăn hỗn hợp phối chế (105ppb). Bắp thu hoạch vào mùa mưa nhiễm cao hơn thu vào mùa khô. Vào mùa mưa, do phơi không kịp thời, nên có nhiều cơ hội cho nấm mốc phát sinh, phát triển, sinh ra độc tố gây hại cho vật nuôi. Ngay trên đồng ruộng, flatoxin – độc tố của nấm mốc vẫn có thể nhiễm vào bắp do những cơn mưa do nước mưa đọng lại trong cùi bắp. Khi bắp đã chín mà chưa kịp thu hoạch; chỉ trong vòng vài ngày là nấm Aspergilus flavus, Aparasiticus có thể tấn công vào hạt bắp để sinh ra độc tố.

Nấm mốc và ung thư

Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy: Aflatoxin có ảnh hưởng xấu lên khả năng sinh kháng thể, làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể. Theo kết quả của TS. Nguyễn Như Viên, Trường ĐHNN1 (Trích từ Anh Quân): Lô gà thí nghiệm nhiễm aflatoxin đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng phòng bệnh tả thấp hơn 7 lần so với lô đối chứng không nhiễm aflatoxin. Các độc tố nấm mốc như mycotoxin, aflatoxin có tính độc hại rất lớn. Nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật nuôi và con người. Nó có thể chuyển từ thức ăn chăn nuôi vào thực phẩm con người. Khi con người ăn vào, sự tác động của độc tố nấm mốc lên cơ quan đích trong cơ thể có khác nhau, tuy nhiên gan và thận là các cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất, rất dễ dẫn đến ung thư gan.

Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, khí hậu nước ta rất thuận tiện cho các loài nấm mốc phát sinh và phát triển. Ngăn chặn không cho độc tố nấm mốc phát sinh và phát triển vào thức ăn chăn nuôi là cách tốt nhất để không cho nó vào cơ thể con người.

Cách xử lý thức ăn khi bị nhiễm độc tố

Trong trường hợp thức ăn cho vật nuôi đã bị nấm mốc, nếu tình trạng còn chưa tồi tệ, có thể xử lý bằng một vài “thủ thuật”:

– Chuyển đổi thức ăn cho loại ít cảm nhiễm hơn (cá thịt), thay vì cho cá bố mẹ, cá giống.

– Pha loãng (trộn với nhiều thức ăn “sạch” để hàm lượng độc tố thấp hơn mức cho phép).

– Sử dụng hợp chất hấp phụ độc tố để kết dính độc tố lại cho vật nuôi thải ra ngoài theo phân. Các chất thường dùng là silicagel; oxit nhôm; silic; than hoạt tính.

– Các hợp chất Na2S03; NaHS03; NH3 phun vào nguyên liệu thức ăn đã bị mốc với liều 1 – 2 % có thể làm mất tính độc của độc tố. (Lê Hồng , Bùi Đức Lũng, 2003).

– Sử dụng NH3 để xử lý độc tố đã bị nhiễm trong thức ăn, biến độc tố thành hợp chất vô độc hay ít độc hơn. Phương pháp này khá đơn giản, có thể trang bị cho các cơ sở ép dầu, làm nước chấm từ khô dầu. Thí dụ ngô có chứa aflatoxin 750ppb, sau khi phun NH3 với liều 1,5% trong 13 ngày, trong điều kiện nhiệt độ 32°C chỉ còn 7ppb – phần tỷ (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003).

– Điều chỉnh khẩu phần ăn cho vật nuôi theo hướng giúp cơ thể có thể giải độc: tăng vitamine B4 (cholin), methionin, vitamine c…trong khẩu phần ăn của chúng.

Làm mất độc tố nấm bằng phương pháp vật lý: Dùng tia gama với liều 10KGY để vô hiệu hoá hoạt độc aflatoxin, phương pháp này có làm ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.

Hấp ướt 120°c ở 1,5 atmotphe trong 60 phút làm vô hoạt độc tố

Một số biện pháp phòng, chống nấm mốc và độc tố của chúng. Các tác giả Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) để xuất một số giải pháp ngăn chặn nấm mốc phát sinh và phát triển:

– Phương pháp vật lý: làm khô bằng nhiệt (sấy), giảm độ ẩm các nguyên liệu từ hạt cốc và sản phẩm phụ còn dưới 15%, nguyên liệu bổ sung (như bột cá, vitamin, khoáng) xuống dưới 9%.

– Phương pháp chiếu xạ: Dùng đèn tía cực tím (UV) và tia gama chiếu lên thức ăn để diệt nấm với liều 4 – 5KGY.

– Phương pháp hoá học: Các kho, thùng chứa (xylo..) được xả khí methylbromid với liều 120mg/lil/4giờ hoặc 40mgmg/l/24 giờ. Có thể dùng Ozon phun vào kho với liều 10mg/m³ không khí, cứ 8 giờ phun 1 lần. Phun dạng sương các loại acid hữu cơ như acid acetic, acid sorbic, acid propionic, acid benzoic với liều từ 1 – 3%, chúng có thể ức chế và tiêu diệt mốc. Một số hoá chất như Na2SO3; KHSO3; NaHSO3 Na2S2O2 Diphenyl; Thiabendazol, các loại tinh dầu thực vật phun vào thức ăn bảo quản với liều 2% ức chế được sự phát sinh mốc.

Phương pháp dự trữ, bảo quản thức ăn

Mục đích của bảo quản nguyên liệu chế biến thức ăn, nhằm dự trữ trong thời gian dài để chủ động nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ. Bảo quản phải bảo tồn chất dinh dưỡng và hao hụt thức ăn, góp phần bình ổn giá cả. Một số biện pháp được đề xuất (theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003 ) gồm:

– Nguyên liệu trước khi bảo quản phải phơi (sấy) khô, độ ẩm của các loại hạt cốc không quá 13 – 14%, nguyên liệu giàu protein (bột cá, bánh dầu và thức ăn bổ sung độ ẩm không quá 9 – 10%.

– Kho bảo quản phải xây nơi cao ráo, thoáng mát, mái không bị dột. Trong kho có hệ thống thông gió, hút ẩm, làm lạnh. Nền kho cao hơn mặt đất 0,8m, dưới xây cuốn để thoáng khí, chống ẩm. Nền kho và tường trát bằng xi măng để chống ẩm, không xây kho gần sông ngòi.

– Trước khi nhập kho, nền kho và tường phải được rửa sạch, để khô.

– Trong kho có thể xây nhiều bồn, thùng (xylo) chứa các loại thức ăn khác nhau, chúng được để thành từng khu riêng, theo chủng loại. Trước khi vô bồn, bể, cần trộn chất chống mốc.

– Thức ăn để trong kho phải được đảo, trộn định kỳ: Chuyển từ dưới lên trên, trong ra ngoài.

0