Giới thiệu sinh lý quá trình hấp thu của cá
Định nghĩa quá trình hấp thu Hấp thu là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá từ lòng ống tiêu hoá vào máu; có nghĩa là đưa vật chất từ môi trường bên ngoài cơ thể bổ sung cho phần vật chất đã bị tiêu hóa trong quá trình sống và phát triển (lớn lên) của cơ thể. Cơ quan hấp thu của gồm 3 phần là dạ ...
Định nghĩa quá trình hấp thu
Hấp thu là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá từ lòng ống tiêu hoá vào máu; có nghĩa là đưa vật chất từ môi trường bên ngoài cơ thể bổ sung cho phần vật chất đã bị tiêu hóa trong quá trình sống và phát triển (lớn lên) của cơ thể. Cơ quan hấp thu của gồm 3 phần là dạ dày, ruột non và ruột già. Trong đó, dạ dày chỉ hấp thu nước, rượu, một ít đường đơn (glucose) và khoáng bởi có lớp muxin (màu nâu) phủ kín. Ruột non là cơ quan hấp thu chủ yếu (vì niêm mạc có nhiều nếp gấp, làm tăng diện tích tiêu hoá, hấp thụ). Niêm mạc tạo thành các lông nhung được bao phủ bằng lớp tế bào biểu mô có vi nhung (những sợi lông nhỏ, ngắn, mịn, dày) khiến khả năng tiếp xúc và hấp thu được gia tăng đáng kể. Chính giữa đám lông nhung có các động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết để dễ dàng, nhanh chóng tiếp nhận các chất từ tế bào biểu mô thấm vào. Ruột già hấp thu được nước, muối khoáng, glucose, acid béo và làm bay hơi khí CH4; H2S. So sánh khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở một số động vật (theo Dumaev)
Knau (1901) nhận xét: Cá có thể hấp thụ protein đến 92%; chất béo 84 – 96% và hydrat cac bon 76 – 92% trong thức ăn. Đặc biệt chất béo trong thức ăn có thể chuyển thẳng thành chất béo trong cơ thể cá mà rất ít thay đổi; nên chất lượng chất béo của cơ thể cá phụ thuộc và chất béo trong thức ăn. Các gia súc ở trên cạn (trâu, bò và lợn) có thành phần chất béo chủ yếu là các loại no; nhưng ở cá, chủ yếu là chất béo chưa no (vì cá sông trong nước, nếu cấu tạo chất béo no là chính, chúng sẽ bị đông cứng khi nước lạnh đến dưới 10°C. Nhiều khi nhiệt độ nước xuống đến 0°C, cá vẫn bơi lội bình thường là vì trong dịch thể cá có chứa muối và chất béo chưa no – có nhiều trong tảo và xác tảo – destrit, thành phần chính của mùn bã hữu cơ).
Đường vận chuyển chất dinh dưỡng
Tĩnh mạch giữa lông nhung hấp thu và vận chuyển nước, khoáng, vitamine tan trong nước, đường đơn, acid amine; 30% acid béo và glycerin. Sự tiêu hoá chất béo ở cá khá đơn giản: hầu như chất béo của thức ăn được cá hấp thụ cả “nguyên bản” phân tử, khiến trong mỡ cá nhiều khi có cả mỡ bò hay mỡ lợn (nếu trước đó, cá được cho ăn mỡ bò hay mỡ lợn), làm cho cá bị có mùi đặc trưng của chất béo có trong thức ăn. Hệ bạch huyết giữa lông nhung hấp thu vitamine tan trong dầu. Đường đi: Các tĩnh mạch giữa lông nhung thu chất dinh dưỡng, tập trung lại thành tĩnh mạch ruột, ở thành dạ dày; các tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch cửa gan để được lọc sạch, khử độc, diệt khuẩn (nhờ chức năng gan) rồi đổ vào tĩnh mạch chủ, sau về tim đi nuôi cơ thể. Đường bạch huyết cuối cùng cũng đổ về tim.
Khác với động vật máu nóng; ở cá ngoài khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua ruột, chúng còn khả năng hấp thụ qua bề mặt cơ thể. Khả năng này quan trọng khi cá hấp thụ các loại muối khoáng và các nguyên tố vi lượng.