25/05/2018, 17:52

Một vài đề xuất trong việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tiếng Anh

(ĐHVH) - Việc kiểm tra ngữ pháp và cấu trúc là một trong những kênh chủ yếu để kiểm tra ngôn ngữ. Những bài kiểm tra này hoặc là để nhận ra hoặc là tái tạo cấu trúc ngữ pháp và sử dụng đúng nó. Chúng không nhằm kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ngữ nghĩa (theo S. Kathleen, Kitao ...

(ĐHVH) - Việc kiểm tra ngữ pháp và cấu trúc là một trong những kênh chủ yếu để kiểm tra ngôn ngữ. Những bài kiểm tra này hoặc là để nhận ra hoặc là tái tạo cấu trúc ngữ pháp và sử dụng đúng nó. Chúng không nhằm kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ngữ nghĩa (theo S. Kathleen, Kitao Doshisha Women’s College và Kenji Kitao, Doshisha University, Kyoto, Japan).

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể lập luận rằng kiến thức ngữ pháp cơ bản nằm ẩn dưới khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩa, nên các bài kiểm tra ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong các chương trình học ngoại ngữ.

1. Các loại bài kiểm tra ngữ pháp:

1.1. Dạng trắc nghiệm

Dạng bài kiểm tra này có lẽ là dạng phổ biến nhất để kiểm tra kiến thức ngữ pháp. Các bài trắc nghiệm ngữ pháp có ưu điểm dễ phân cấp độ và có khả năng bao quát rất nhiều tâm điểm ngữ pháp một cách nhanh chóng.

- Cách kiểm tra một điểm ngữ pháp được dùng nhiều nhất là người kiểm tra cho thí sinh một câu có một chỗ trống và 4 hoặc 5 phương án lựa chọn gồm 1 từ hoặc 1 cụm từ để hoàn thiện nó. Ví dụ:

         We…………….each other since we met at Linda’s party.

a. didn’t see           b. haven’t seen          c. don’t see           d. aren’t seeing

- Cách kiểm tra các câu trả lời hoặc đáp lại ngắn là cho thí sinh một phát ngôn, và yêu cầu họ chọn 1 câu đáp lại phù hợp nhất trong 4 hoặc 5 phương án cho sẵn. Câu dẫn thường được đưa vào ngoặc kép. Cách này nhằm kiểm tra sự hiểu nghĩa hoặc kiểm tra một điểm ngữ pháp. Ví dụ:

               Mary: “I will never go mountaineering again.”

               John: “Me………………….”

a. so            b. too             c. neither             d. either

- Một cách nữa là cho thí sinh một câu và yêu cầu họ chọn một phương án có nghĩa tương tự như câu đã cho. Ví dụ:

               Why don’t we visit the National Gallery?

a. I suggest to visit the National Gallery.             b. I suggest visited the National Gallery.

c. I suggest visiting the National Gallery.            d. I suggest visit the National Gallery.

Đây là cách kiểm tra đọc hiểu đồng thời cả kiểm tra ngữ pháp, bởi vì để hiểu được nghĩa của câu, người đọc phải hiểu được ngữ pháp.

1.2. Dạng chữa lỗi

Dạng này cũng rất thông dụng để kiểm tra ngữ pháp. Thí sinh được cung cấp một câu có chữa lỗi. Các phương án từ hoặc cụm từ để lựa chọn được đánh dấu bằng chữ cái (A, B, C, D). Thí sinh phải xác định phần nào có chữa lỗi. Ví dụ:

               Knowledge of the culture of the target language makes you the more confident

                        A                                              B                     C                 D

             to communicate.                                                                                                                      

1.3. Dạng kiểm tra trật tự từ / câu

Cách truyền thống là cho thí sinh một phần của câu và 4 hoặc 5 phương án trật tự từ / câu. Ví dụ:

         Peter does not feel satisfied with his new job. …………….about it.

a. He has always complained                        b. He always has complained

c. Always he has complained                        d. He has complained always

Một cách khác là cho thí sinh 4 từ đó và yêu cầu họ đặt chúng vào thứ tự cho đúng. Ví dụ:

         Peter does not feel satisfied with his new job. …………….about it.

a. he         b. complained                  c. always                d. has                                                               { /…./…./…./…./}

Hay yêu cầu thí sinh viết vào chỗ trống theo đúng thứ tự. Ví dụ:

       Peter does not feel satisfied with his new job. (he/ complained/ always/ has) about it.

1.4. Dạng hoàn thiện

Thí sinh được yêu cầu điền vào chỗ trống trong câu. Ví dụ:

     The machine used to be………….most useful on the farm, but it is out of order now.

Mục đích kiểm tra là từ điền vào chỗ trống phải là những từ chức năng chẳng hạn như quán từ, giới từ… Dạng này nhằm kiểm tra khả năng đọc, kiến thức từ vựng.

1.5. Dạng chuyển đổi

Ở dạng này, thí sinh được cung cấp một câu và vài từ đầu tiên của câu khác để chuyển đổi câu gốc mà không biến đổi nghĩa của nó. Ví dụ:

    -  We can’t refuse their invitation. It would be rude.

      It would………………

 -  To learn English is very interesting.

It’s…………………….

Hoặc thí sinh được cho một từ trong câu mới để viết lại. Ví dụ:

         It isn’t necessary to book tickets for the show in advance. (need)

        You…………………………………..tickets for the show in advance.

Tuy nhiên, dạng này rất khó để phân cấp độ vì có thể có vài phương án trả lời.

1.6. Dạng biến đổi từ

Thí sinh được cung cấp một câu và một từ cần phải biến đổi để hợp với câu đó. Ví dụ:

     -  You need a lot of………….. to be a teacher.  ( patient)

      -  She is one of the greatest……………to appear in this theatre.  (perform) 

Mục đích của dạng bài này là để kiểm tra kiến thức về các dạng từ khác nhau và chúng được sử dụng trong câu như thế nào.

1.7. Dạng kết hợp câu

Ở dạng bài này, thí sinh được chỉ dẫn để kết hợp 2 câu thành 1 câu phức. Ví dụ:

       John has a new girlfriend. She works in the library.

        ( John has a new girlfriend who works in the library)

2. Thực tế trắc nghiệm ngữ pháp tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội ( HUC )

Tại trường ĐHVH HN, việc tiến hành thi tiếng Anh trắc nghiệm chỉ mới được thực hiện từ năm học vừa qua 2011 - 2012 cho các học phần I và II. Việc kiểm tra ngữ pháp chiếm 1 phần lớn trong các đề thi tiếng Anh. Kết cấu của nó gần như là sự kết hợp của các dạng trên. Tỉ lệ các câu kiểm tra ngữ pháp là 30 câu trên tổng số 50 câu ( chiếm 60%) trong 1 bài thi trắc nghiệm tiếng Anh. Tuy nhiên, vì hình thức kiểm tra trắc nghiệm này là mới so với học sinh trường ta và vì trình độ ngoại ngữ của các em học sinh khác nhau, số lượng học sinh khá giỏi chiếm rất ít, số lượng học sinh yếu và chưa học ngoại ngữ nào còn nhiều ( ví dụ: Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số ) nên kết quả thi của 2 học phần không được tốt. Số lượng học sinh thi lại và học lại chiếm trên 70% . Chúng ta hi vọng rằng sang học phần tới kết quả thi sẽ tốt hơn.

3. Những điểm ngữ pháp cần kiểm tra

Tùy từng học phần gồm 4 hay 6 units (45 tiết hay 60 tiết), người thiết kế đề thi 4 hay 6 units sẽ đặt 1 tỷ lệ thích hợp, cân đối cho học phần. Các bài trong giáo trình “Life Lines” có phần Grammar Reference ở cuối sách sẽ là căn cứ để người ra đề thi tập trung kiểm tra vào đó.

Ngoài các điểm này, người thiết kế đề có thể lấy phần ngữ pháp của các bài ngay trước đó với 1 tỉ lệ thấp vừa phải. Có thể là 75 – 80% cho bài đang học và 20 – 25% cho bài ngay trước đó. Thí dụ, Unit 11 phần trọng tâm ngữ pháp là The present continuous thì chúng ta có thể kiểm tra lại 1 lượng nhỏ kiến thức phần The past simple tense.

Sau đó người thiết kế cần đặt ra 1 bảng tỷ lệ chi tiết để đảm bảo bao quát toàn bộ các ý cần kiểm tra chẳng hạn:

TT

Các mục chi tiết

Tỷ lệ %

Số lượng câu

1

Các thời ( quá khứ, hiện tại, tương lai)

 

 

2

Các thể ( phủ định, khẳng định, nghi vấn)

 

 

3

Mẫu động từ ( nguyên thể, V.ing)

 

 

4

Giới từ

 

 

5

Loại câu( câu đợn, câu ghép, câu phức, chủ động, bị động)

 

 

6

Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ)

 

 

4. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ngữ pháp, cấu trúc

Có thể là một câu hoặc một diễn ngôn nhưng phải đảm bảo về nghĩa trọn vẹn, không chỉ đơn thuần là chỉ để kiểm tra ngữ pháp, đặc biệt là phần giới từ hay tiểu từ trong động từ thành ngữ. Ví dụ:

       My English book is …………..the desk.

a. on               b. under              c. beside               d. above

Ta thấy đáp án d là không thích hợp với nghĩa của câu.

Thường trong câu kiểm tra ngữ pháp có một chỗ trống. Tuy nhiên, để tăng độ khó của nó, người thiết kế đề thi có thể để 2 chỗ trống với khoảng cách không quá gần. Và các đáp án lựa chọn nên để theo cặp song song và đối xứng. Ví dụ:

       Before he…………to London last week, Peter………….in Paris for more than ten years.

a. moved/ had lived                               b. had moved/ lived

c. was moving/ lived                             d. moved/ was living

Không nên để quá nhiều đáp án gây nhiễu, không cần thiết. Ví dụ:

      Mr. Poke devoted more than half of his lifetime………………teaching profession and now he is living……………retirement.

a. for/ on               b. to/ in              c.with/ of                d. at/ about

Có thể có sự kết hợp kiểm tra từ vựng và ngữ pháp trong cùng một câu. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất nhỏ khoảng 1% - 2% để nhằm khuyến khích sinh viên khá, giỏi.

5. Kết luận

Việc kiểm tra ngữ pháp và cấu trúc câu chiếm một phần quan trọng trong đề thi ngôn ngữ, và dạng trắc nghiệm là dạng phổ biến nhất. Bởi vậy việc thiết kế phần này đòi hỏi người thiết kế xác định được rõ ràng các điểm cần kiểm tra là gì và đặt ra một tỷ lệ thích hợp giữa các phần để đảm bảo độ bao phủ của đề thi, phân cấp được trình độ thí sinh.

Bài: Phạm Thị Tuyết Nhung (GV Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế)

Admin2.

hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0