Hội nghị “Đổi mới công tác quản lý SV trong đào tạo tín chỉ” khoa VHDL
(ĐHVH)- Đào tạo Tín chỉ chính thức được triển khai tại Đại học Văn hoá Hà Nội từ ngày 12/12/2012. Hình thức đào tạo mới này được xây dựng nhằm tạo ra mối quan hệ mềm dẻo trong quá được trình dạy và học; giữa giảng viên và sinh viên. Với những yêu cầu cụ thể về giảng dạy theo ...
(ĐHVH)- Đào tạo Tín chỉ chính thức được triển khai tại Đại học Văn hoá Hà Nội từ ngày 12/12/2012. Hình thức đào tạo mới này được xây dựng nhằm tạo ra mối quan hệ mềm dẻo trong quá được trình dạy và học; giữa giảng viên và sinh viên. Với những yêu cầu cụ thể về giảng dạy theo nội dung chương trình đào tạo từ phía nhà trường, giảng viên kết hợp với tính chủ động trong việc tự hoạch định kế hoạch học tập của cá nhân sinh viên nhằm đạt đến mục đích cao nhất là hiệu quả trong đào tạo. Tuy nhiên bên cạnh đó, đào tạo Tín chỉ cũng tác động lớn đến công tác quản lý sinh viên trong các hoạt động từ việc học tập, đến rèn luyện đạo đức, các hoạt động ngoại khoá, đời sống sinh viên, công tác phong trào, đoàn thể… gặp một số khó khăn nhất định.
Toàn cảnh Hội nghị
Với đặc thù Khoa Văn hoá Du lịch có số lượng sinh viên rất đông và có nhiều hoạt động ngoại khoá nên bên cạnh việc học tập trên giảng đường thì việc quản lý sinh viên, tổ chức các hoạt động bổ trợ, ngoại khóa có vai trò đặc biệt quan trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Để làm rõ hơn nữa những khó khăn đó và bước đầu tìm hướng khắc phục; vào hồi 8h30, ngày 17/4/2014; Tại phòng họp tầng 1 nhà A, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Khoa Văn hoá Du lịch đã tổ chức hội nghị “Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tao tín chỉ”.
Tham dự Hội nghị có cô Nguyễn Kim Nhật - Trưởng Ban Quản lý Ký túc xá sinh viên; ThS. Hoàng Trung Thanh - Phó phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục; Ban Chủ nhiệm khoa Văn hoá Du lịch cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trong khoa và đội ngũ Ban cán sự, Ban chấp hành chi Đoàn của tất cả các khối lớp trong khoa.
TS. Dương Văn Sáu - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch phát biểu
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS Dương Văn Sáu - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên - có vai trò quan trọng thứ 2 sau công tác đào tạo, đặc biệt là trong bối cảnh trường Đại học Văn hoá Hà Nội đang có những sự thay đổi lớn về phương thức đào tạo, với đặc thù riêng của Khoa Văn hoá Du lịch có số lượng sinh viên đông và nhiều hoạt động phong trào, đoàn thể, ngoại khoá hỗ trợ cho chương trình học chính khoá. TS cũng kêu gọi các cán bộ, giảng viên và các sinh viên trong ban cán sự lớp dành tâm huyết cho công tác này và định hướng các vấn đề chính sẽ đưa ra trao đổi thảo luận:
- Công tác tổ chức bộ máy quản lý sinh viên?
- Cơ chế hoạt động và phối hợp hành động trong công tác quản lý sinh viên?
- Sự thay đổi, biến chuyển trong đời sống sinh viên đương đại khi chuyển giao hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.
- Cần làm gì để tạo ra sự thay đổi trong công tác quản lý sinh viên đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn, đưa ra giải pháp cụ thể cho Khoa Văn hoá Du lịch.
Tiếp đó, TS Bùi Thanh Thuỷ - Phó trưởng khoa Văn hoá Du lịch cũng có một báo cáo tổng quát về công tác quản lý sinh viên của Khoa Văn hoá Du lịch trong thời gian bắt đầu chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ (2012-2014). Trong đó chỉ ra những khó khăn nhất định của Khoa Văn hoá Du lịch - với số lượng sinh viên đông đứng thứ 2 trong trường về các mặt: Cơ sở vật chất; Đội ngũ giáo viên; Công tác quản lý sinh viên (trong việc xây dựng kế hoạch chương trình quản lý sinh viên trong lớp cố định; trong việc xét kết quả rèn luyện của sinh viên; trong công tác phát triển Đảng; trong hoạt động của các câu lạc bộ…).
Hội nghị tiếp tục sôi nổi với sự trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến của các cán bộ giảng viên, và sinh viên trong khoa. ThS Nguyễn Kim Thìn với tham luận “Công tác giáo vụ trong đào tạo tín chỉ”. ThS Nguyễn Văn Thắng trao đổi về “Những khó khăn của cố vấn học tập trong việc quản lý sinh viên trong đào tạo tín chỉ”. Đại diện sinh viên các lớp đào tạo theo niên chế, VHDL Khoá 18 (lớp cuối cùng trong trường còn theo hình thức đào tạo niên chế); VHDL K19 (lớp trong giai đoạn chuyển đổI - bán tín chỉ) và những khoá mới như K20, K21, các lớp Cao đẳng (Lớp hoàn toàn triển khai theo hình thức tín chỉ) cũng lần lượt, sôi nổi đưa ra những khó khăn trong công tác quản lý sinh viên và những kinh nghiệm, giải pháp của mình trong cách thức tổ chức, quản lý lớp. ThS Đỗ Trần Phương cũng đưa những giải pháp rất cụ thể qua tham luận “Câu lạc bộ sở thích nghề nghiệp - một giải pháp quản lý, tập hợp sinh viên theo phương thức đào tạo tín chỉ”. Không khí trao đổi nghiêm túc, thẳng thắn và chân tình trong hội nghị nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra những giải pháp cụ thể để khoa Văn hoá Du lịch đạt được sự vững mạnh toàn diện, đi đầu trong công tác quản lý sinh viên cũng như mọi lĩnh vực khác.
Kết thúc Hội nghị, TS Dương Văn Sáu tổng kết và thống nhất với một số giải pháp bước đầu:
- Chuyển hình thức quản lý sinh viên từ Tĩnh sang Động trên cơ sở khai thác tốt các phương thức truyền thông đa phương tiện. Kiến nghị với nhà trường nâng cấp phần mềm tín chỉ, chuẩn hoá công tác cố vấn học tập, phủ sóng wifi trong toàn trường; thành lập các cây thông tin điện tử để sinh viên có thể truy cập thông tin một cách thuận lợi.
- Phát động một phong trào sôi nổi, rộng khắp trong Khoa Văn hoá Du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác của mỗi sinh viên với những công việc của cá nhân, của lớp, của khoa, của trường.
- Tổ chức sinh hoạt ngay các lớp niên chế, tín chỉ để quán triệt tình hình, phát động phong trào quần chúng rộng khắp trong giảng viên, sinh viên nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi một cá nhân, mỗi lớp trong khoa. Nhanh chóng thu thập và tổng hợp thông tin, các số liệu cụ thể, chính xác về sinh viên để phục vụ công tác quản lý, điều phối.
- Rà soát lại các Câu lạc bộ sở thích, nghề nghiệp của Khoa; chuẩn hoá cách thức tổ chức hoạt động, thống nhất các chương trình hành động cụ thể gắn với từng thời gian và công việc.
- Liên kết giữa Khoa với các bộ phận chức năng trong Nhà trường, các đơn vị khác để thống nhất trong hành động; gắn kết chặt chẽ trong Khoa, trong các đơn vị lớp, câu lạc bộ, hội, nhóm…
Hy vọng rằng, với sự linh hoạt, uyển chuyển từ mặt nhận thức đến các công tác tổ chức cơ sở vật chất, cho đến con người theo hướng vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; đổi mới công tác quản lý sinh viên một cách cụ thể, khoa học hợp lý, kiên quyết trong khoa VHDL sẽ có những thay đổi tích cực; giúp sinh viên không chỉ chủ động trong việc học tập mà còn cảm thấy tự tin, gắn bó hơn với khoa, với nhà trường qua rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Đây cũng là một hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa nói riêng và Nhà trường nói chung.
Một số hình ảnh về chương trình:
Bà Nguyễn Thị Kim Nhật- Trưởng Ban Quản lý KTX chia sẻ
ThS. Nguyễn Kim Thìn – GV Khoa Văn hóa Du lịch phát biểu
Sinh viên trao đổi và chia sẻ tại Hội nghị
Cán bộ giảng viên chụp ảnh lưu niệm sau Hội nghị
Tập thể thầy và trò Khoa VHDL chụp ảnh lưu niệm
Bài: Ma Quỳnh Hương
Ảnh: Phạm Lê Trung
Admin 5
hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip