Chuồng trại nuôi lợn rừng
Lợn rừng có nuôi chung được với loại lợn khác hoặc vật nuôi khác không để tiết kiệm diện tích chuồng trại? Lợn rừng có thể nuôi chung với các loài khác trong trang trại tổng hợp, nhưng nhất thiết phải ở khu riêng và vẫn đảm bảo quy mô tối thiểu. Không nên nuôi lợn rừng với lợn nhà vì dễ lây ...
Lợn rừng có nuôi chung được với loại lợn khác hoặc vật nuôi khác không để tiết kiệm diện tích chuồng trại?
Lợn rừng có thể nuôi chung với các loài khác trong trang trại tổng hợp, nhưng nhất thiết phải ở khu riêng và vẫn đảm bảo quy mô tối thiểu.
Không nên nuôi lợn rừng với lợn nhà vì dễ lây nhiễm bệnh, và khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
Không bố trí các khu nuôi động vật ăn thịt gần khu nuôi lợn rừng trong trang trại kết hợp du lịch sinh thái, đặc biệt là các loài là kẻ thù của chúng trong tự nhiên như hổ, báo, sư tử, chó sói, cá sấu,…
Chuồng nuôi lợn rừng có gì khác với chuồng nuôi các loại lợn khác?
Lợn rừng không đòi hỏi chuồng trại phức tạp như lợn nhà. Về cơ bản, chuồng trại của lợn rừng chỉ gồm:
– Một vài khu nhà có mái che nắng, mưa, gió mạnh.
– Máng ăn, máng uống đơn giản, xây cố định.
– Chân tường bao xây tối đa 50 cm.
– Hàng rào bao quanh bằng gỗ hoặc thép B40.
– Không cần hệ thống quạt làm mát nhưng cần bãi đầm và hố tắm.
– Nhiều cây bóng mát, cây bụi nhỏ và cây thức ăn xanh.
– Sân chơi rộng.
Trước đây tôi có một số chuồng trại chăn nuôi lợn các loại, gia, cầm và trâu, bò nay bỏ trống. Tôi muôn tận dụng để nuôi lợn rừng có được không?
Có thể tận dụng các chuồng trại chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm trước đây làm nhà nghỉ ngơi cho lợn rừng vì lợn rừng không yêu cầu chuồng trại kiên cố và hiện đại. Tuy nhiên, các chuồng tận dụng này phải nằm trong khuôn viên của trang trại. Tức các chuồng trại sửa sang, giã cố lại theo mô hình chuồng của lợn rừng và đặc biệt ngoài khu chuồng tận dụng lại này thì các diện tích sân chơi, bãi đầm, tắm vãn phải đảm bảo. Điều phải tuyệt đối tuân thủ là các chuồng tận dụng lại phải được khử độc, tiệt trùng sạch sẽ. Tốt nhất là không nên tận dụng lại các chuồng nuôi lợn nhà trước đây, đặc biệt là các chuồng có lợn bệnh.
Có những kiểu chuồng trại nào để chăn nuôi lợn rừng? Các kiểu chuồng đó phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Hiện nay có khá nhiều kiểu chuồng nuôi lợn rừng, có thể tạm gọi gồm ba kiểu chuồng sau:
Kiểu chuồng tự nhiên.
Kiểu chuồng thâm canh.
Kiểu chuồng kết hợp.
Kiểu chuồng tự nhiên là kiểu chuồng tạo môi trường sống gần với tự nhiên nhất và được lợn rừng ưa thích nhất. Kiểu chuồng này phải được xây dựng nơi kín đáo, có rừng và đầy đủ các yếu tố đáp ứng các tập tính cơ bản về ăn uống, vận động và sinh sản của lợn rừng.
Kiểu chuồng thâm canh là kiểu chuồng nuôi nhốt rộng hơn nhiều so với các chuồng nuôi lợn nhà nhưng lại nhỏ hơn và ít gần với tự nhiên hơn so với kiểu chuồng tự nhiên. Kiểu chuồng này tuy có phải đầu tư về vật liệu chuồng trại nhiều hơn nhưng giúp người chăn nuôi tăng khả năng kiểm soát, quản lý trang trại của mình. Song kiểu chuồng này đòi hỏi sự thích nghi dần dần của lợn rừng.
Kiểu chuồng kết hợp là kiểu chuồng nuôi lợn rừng bán thâm canh, kết hợp với nhiều loại khác. Kiểu chuồng này tuy khá gần gũi với tự nhiên nhưng đòi hỏi quỹ đất rộng, địa hình đẹp, thuận lợi đi lại, có nhiều địa hình trong khuôn viên trang trại, đầu tư lớn, quản lý phức tạp, sự thích nghi dần dần của lợn rừng đối với nhiều loại vật nuôi. Tuy nhiên, với kiểu chuồng này thì người chăn nuôi thu được nhiều nguồn lọi nhuận như nguồn lợi từ nuôi lợn rừng và các vật nuôi khác như hươu, nai, khỉ, gấu, chim,… du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học,…
Dù xây dựng chuồng trại cho lợn rừng theo kiểu nào cũng cần tuân theo các nguyên tắc chung sau:
– Kín đáo, chắc chắn.
– Mát, thoáng, có nơi cho lợn vùi mình để nghỉ ngơi (thường là các đầm lầy nhỏ).
– Cần thiết kế chuồng riêng cho lợn rừng đực giống, lợn rừng mẹ đẻ và nuôi con theo quy mô đảm bảo mức tối thiểu như sau:
+ Lợn nái, lợn hậu bị: 20 – 30m2/4 – 5 con (nhà che 8 – 15m2).
+ Lợn nái đẻ, nuôi con: 5 – 10m2/ổ.
+ Lợn đực giống: 40 – 50m2/con (nhà che 5 – 10m2).
Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo vô hiệu hóa khả năng đào hầm, việc sử dụng răng nanh, khả năng bơi, chạy nhanh,… để trốn thoát của lợn rừng đồng thời cũng đảm bảo các tập tính nghỉ ngơi, kiếm ăn và sinh sản thuận lợi cho lợn rừng.
Xin hướng dẫn ít nhất một mô hình chuồng trại nuôi lợn rừng hiệu quả nhất hiện nay?
Vì lợn rừng là loài động vật hoang dã mới thuần dưỡng nên còn khá nhạy cảm, tính cảnh giác cao, dễ giật mình và là loài có linh cảm tốt nên chúng ưa nhất kiểu sống trong các kiểu chuồng trại càng gần với tự nhiên càng tốt.
Chuồng kiểu tự nhiên nên có nhiều chỗ trú mình kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải thiết kế sao cho vừa đảm bảo dễ làm vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi nhưng lại đảm bảo kín đáo, tránh lợn rừng nhìn thấy quá nhiều tác động xung quanh khu chuồng trại nuôi nó như đường giao thông, nhiều còi xe, nhiều người tham quan, tiếng ồn chợ búa, nhà máy, trường học,…
Chọn khu đất rộng tối thiểu từ 370m2 trở lên (quy mô tối thiểu là 27m2/con x 10 con cộng với 100 m2 dự phòng). Vì lợn rừng là loài sinh sản nhanh lại cần đi lại, chạy nhảy nên diện tích chuồng cần đủ lớn để thỏa mãn tốc độ tăng đàn và tập tính kiếm ăn của chúng.
Khu đất xây dựng trang trại lợn rừng cần có nhiều cây bóng mát, bụi cây nhỏ rậm rạp đổ làm mát cho lợn rừng vì lợn rừng không chịu được nóng và thích chui rúc trong các lùm cây để ẩn nấp vào ban ngày. Nên trồng cây thức ăn thô xanh thâm canh trong trang trại vừa cung cấp thức ăn cho đàn lợn vừa đảm bảo trang trại râm mát.
Trong trang trại lợn rừng cần đào hoặc xây các hố nước nông, gần nguồn nước suối là tốt nhất vì lợn rừng thích đầm mình làm mát và hay uống nước.
Chân tường rào quanh trang trại xây cao 30 – 50 cm để vô hiệu hóa khả năng đào dang trốn thoát của lợn rừng. Các cột trụ đỡ lưới quây B40 hoặc đóng bờ rào bằng các thanh gỗ dầy bao xung quanh cần cao từ 1,5 -2m.
Trong khuôn viên trang trại cần xây dựng các chuồng che làm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, tránh mưa, nắng cho lợn rừng. Các nhà che, bãi đầm và hố tắm có thể xây ỉỉẻn kề nhau. Nếu sử đụng nhà che, bãi đàm và bãi tắm nhỏ thì nên làm nhiều cái nằm rải rác trong khuôn viên trang trại.
Hoặc xây 1 – 2 nhà dài có 1 mái ngắn, 1 mái dài (không cần tường) để vừa đủ ánh sáng vừa tránh nắng, gió tạt, mưa lùa khi lợn rừng vào trú. Nhà dài này là nơi cả bầy lợn rừng trú ẩn và nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và chạy đùa rrong trang trại, diện tích nhà tùy vào số lượng đàn nuôi nhưng cần đảm bảo quy mô 3m2/con và cần phải đủ chứa 1 bầy từ 20 -30 con. Nền nhà chung được tôn cao hơn xung quanh 10-20 cm để tránh bị đọng nước. Lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để trống trơn trượt.
Thiết kế máng ăn và máng uống cố định tại 1 nơi có thể trong hoặc ngoài trang trại và luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Bãi tắm và bãi đầm liền kề ở khu vực khác trong hoặc ngoài khu nhà dài này.
Trong trang trại cần dành riêng một khoảng đất để xây dựng khu nuôi tân đáo (nuôi theo dõi đàn lợn khi mới nhập về) là một dẫy chuồng giống như chuồng của lợn nhà nhưng rộng hơn, nhốt theo nhóm 3 -5 con một và ở cách xa khu nuôi đàn hiện tại.
Trong khu nuôi lợn rừng, cần có những nhà lều có mái che nhỏ để lợn rừng mẹ trú ngụ.
Những nhà này được lợp mái tôn hoặc lá, rơm, cỏ hoặc lá cây cho mát, cao từ 1,2 – 2m, diện tích khoảng 5-10 m2. Nhà lều được xây dựng trên nền đất tự nhiên (không cần làm nền xi-măng như lợn nhà, có thể làm chuồng dưới tán cây lâu năm để tận dụng diện tích đất canh tac), nền đất pha cát là tốt nhất.
Kiểu chuồng tự nhiên còn được đơn giản hóa thành kiểu sân vườn khỉ nuôi với số lượng ít. Thích hợp với kiểu chuồng này là kiểu nuôi thả rông, lợn rừng sinh sống theo bầy đạn, gần với tự nhiên. Đây là kiểu chuồng mà lợn rừng ưa thích nhất.