23/05/2018, 15:28

Bệnh viêm phổi truyền nhiễm (Enzootica pneumoniae)

Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm là bệnh hô hấp hay lây ở lợn có triệu chứng bênh lý đặc trưng là ho, hắt hơi, khó thở, thở thể bụng, sốt ngắt quãng, còi cọc. Bệnh này còn gọi là bệnh Viêm phổi địa phương, bệnh Suyễn, bệnh Ho của lợn. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Triệu chứng Thời gian ủ ...

Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm là bệnh hô hấp hay lây ở lợn có triệu chứng bênh lý đặc trưng là ho, hắt hơi, khó thở, thở thể bụng, sốt ngắt quãng, còi cọc. Bệnh này còn gọi là bệnh Viêm phổi địa phương, bệnh Suyễn, bệnh Ho của lợn. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh kéo dài 1 – 2 tuần, có khi đến 48 tháng. Bệnh có thể xảy ra với thể mãn tính, thể mang trùng và thể viêm phổi hỗn hợp.

Thể mãn tính là thể bệnh chủ yếu thường xuất hiện trên đàn lợn nuôi vỗ béo (3 : 10 tuần tuổi). Triệu chứng chính là lợn ho nhiều, ho khan, ho từng cơn kéo dài trong nhiều tuần. Thân nhiệt không tăng. Lợn bệnh vẫn ăn uống bình thường nhưng giảm tăng trọng và tiêu tốn nhiều thức ăn nên gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Trong thể nay lợn bệnh ít chết.

Thể mang trùng thường xảy ra ở lợn đực, lợn nái và lợn trên 6 tháng tuổi. Nguyên nhân chính do lúc đẩu lợn được tiêm phòng và điều trị kịp thời, điều kiện vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt vai trò gây bệnh của Mycoplasma giảm nên dẫn đến hiện tượng mang trùng. Lợn nái và đực giống có thể mang trùng suốt đời nên về lâm sàng vẫn khoẻ mạnh nhưng đàn con sinh ra hoặc di chuyển đi nuôi ở vùng khác dễ bị phát bệnh. Đặc biệt dùng đực giống mang trùng phối giống trực tiếp sẽ gây bệnh cho đàn nái sinh sản và đàn con do chúng sinh ra. Cho nên một trong những biện pháp phòng bệnh Viêm phổi truyền nhiễm tốt nhất là tiến hành thụ tinh nhân tạo.

Thể viêm phổi hỗn hợp hay xảy ra trên đàn lợn con khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, dinh dưỡng thiếu, vệ sinh thú y kém. Do đó, trên nền bệnh do Mycoplasma lợn bệnh bị bội nhiễm các bệnh khác như , Phó thương hàn, E. Coli, các bệnh nhiễm cầu khuẩn, phế cầu. Lợn bệnh ho nhiều, khó thở, giảm hoặc bỏ ăn, sốt cao, yếu dần dẫn đến chết. Những con sống sót thường còi cọc, tăng chi phí chăn nuôi. Khi ghép với bệnh bội nhiễm đường hô hấp trên lợn bệnh chảy nhiều dịch mũi nên khó thở.

Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm

Triệu chứng đặc trưng của bệnh Viêm phổi truyền nhiễm là lợn khó thở, ho. Lúc đầu ho khan, tần số ít, về sau tăng lên từng cơn kéo dài, đặc biệt vào ban đêm và buổi sáng sớm lanh. Lợn bệnh ít sốt, trừ khi bội nhiễm các bệnh khác. Triệu chứng thở của lợn bệnh rất đặc trưng: thở thể bụng, biểu hiện bụng thở phập phồng nhanh hơn bình thường (như chó thở). Khi nằm có vẻ mặt buồn rười rượi, mắt nhắm, tai không ve vẩy, da bạc màu (cho nên có người nhầm tưởng lợn thiếu máu), có thể thấy xương sườn nhô lên hạ xuống theo nhịp thở. Triệu chứng thở the bụng nặng khi lợn đứng cũng phát hiện thấy, bị nhẹ chỉ phát hiện khi lợn nằm. Để phát hiện sớm bệnh Viêm phổi truyền nhiễm một kinh nghiệm cho thấy kiểm tra khi lợn đang nằm bụng có nhô lên hạ xuống bình thường không hay ban đêm lợn có ho không, hoặc ban đêm tắt hết đèn dùng đèn pin kiểm tra dễ phát hiện nhất (bụng phập phồng). Một số trường hợp, đặc biệt lợn nái sinh sản do bị ghép với bệnh khác nên có thể ốm với thể cấp tính rất nặng. Lợn bệnh biểu hiện sốt (trên 40°C), bỏ ăn, thở thể bụng mạnh, nhanh, há mồm để thở, bồn chồn đứng lên lại nằm xuống. Lợn nái chửa mùa hè bị nặng hơn mùa đông, lợn nái chửa giống Móng Cái, đặc biệt chửa kỳ II dễ chết trong mùa hè oi bức. Bởi vậy, cần xếp lịch phối giống phù hợp để hạn chế tổn thất trong mùa hè.

Tiến triển bệnh phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, sức đề kháng của từng cá thể. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt, số lợn ốm bị loại thải không vượt quá 3 – 4% tổng đàn, ngược lại số loại thải có khi lên đến 80 – 90% tổng đàn. Trong cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản, một trong các triệu chứng lâm sàng của bệnh Viêm phổi truyền nhiễm thường gặp là tỷ lệ thai gỗ cao, lợn nái có những nốt loét ở bầu vú, lợn con viêm một hoặc nhiều khớp.

Bệnh tích

Bệnh tích đặc trưng của bệnh do Mycoplasma gây ra là viêm phổi. Quá trình viêm cũng xảy ra rất đặc trưng: thuỳ trên cùng bị viêm trước, sau đó lan dần xuống các thuỳ dưới, thuỳ nền ít bị. Phần viêm có tính chất đối xứng ở 2 bên phổi và thường viêm từ rìa phổi viêm lan dần vào phần bên trong. Phần phổi tổn thương đông đặc từ màu xám đến màu tía, có ranh giới rõ ràng với phần phổi bình thường cho nên gọi là “gan hoá”. Bề mặt phần phổi viêm căng, lóng lánh cho nên gọi là “thể kính hoá”. Sờ nắn phần gan hóa thấy cứng, từ mặt cắt chảy ra nước đục, cắt bỏ vào nước bị chìm. Trong phế quản và phế nang phổi lợn bệnh chứa đầy bọt, có khi lẫn máu. Trong trường hợp mãn tính sau thời gian điều trị lợn khỏi bệnh nhưng phổi xẹp lại còn 1/3 – 1/4 thể tích phổi bình thường, có màu hồng nhạt, bề mặt phổi nhăn nheo, một số trường hợp phổi dính vào lồng ngực.

Hạch lâm ba trang thất và phế quản sưng to, gấp 3 – 4 lần không xuất huyết. Nếu bội nhiễm các bệnh đường hô hấp khác bệnh tích còn phức tạp hơn nhiều. Căn cứ vào đặc điểm bệnh tích có thể chẩn đoán phân biệt như sau:

– Ghép với bệnh gây viêm nhiều thuỳ phổi, kể cả những vùng sâu bên trong, phổi viêm và tụ nhiều máu nên có màu đỏ thẩm.

– Ghép với vi khuẩn sinh mủ như liên cầu khuẩn, Corynebacterium pyogenes thì gây viêm phổi hoá mủ.

– Ghép với xạ trực khuẩn gây viêm màng phổi, làm phổi dính vào lồng ngực.

– Ghép với Haemophilus parasuis gây viêm phổi kèm xuất huyết rất nặng ở vùng trên, nhất là thuỳ nền.

Viêm phổi nhiều khi biến chứng thành viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim. Trong trường hợp thứ nhất trong khoang ngực tích nhiều dịch thanh dịch – fibrin như mủ. Trong trường hợp thứ hai quá trình viêm xảy ra ở phần bao tim nằm kề phần phổi bị viêm. Bao tim tích thanh dịch – fibrin, về sau chất dịch này phát triển thành mô liên kết dính chặt bao tim với tâm thượng mạc. Dưới tâm thượng mạc đôi khi thấy xuất huyết điểm. Trong trường hợp này lợn bệnh dễ chết do thiếu oxy.

Chẩn đoán

Đến nay chưa có phương pháp gì đặc biệt thông dụng để chẩn đoán bệnh Viêm phổi truyền nhiễm khi lợn đang sống. Bởi vậy cần dựa vào kết qua nghiên cứu dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả mổ khám và chẩn đoán ở các cơ sở chuyên ngành.

Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là lợn thường xuyên ho, tăng trọng chậm và không đồng đều trong đàn cùng một lứa. Lợn thường ho vào ban đêm, lúc thời tiết lạnh, khi vận động, ho khan, ho thành cơn. Nếu bị nặng lợn thở thể bụng, há mồm để thở, sốt. Nhịp thở tăng nhanh hơn bình thường nhiều lần, phát hiện dễ nhất khi lợn nằm yên một chỗ. Muốn chẩn đoán nhanh vào chuồng đuổi lợn chạy 3 – 5 phút, nếu bị bệnh lợn sẽ thở thể bụng, có con ho, chóng mệt nên nằm thở dốc.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh Tụ huyết trùng, bệnh Haemophilus parasuis, bệnh Viêm teo mũi, bệnh Viêm phổi không truyền nhiễm, bệnh Cúm, bệnh Aujeszky thể phổi, bệnh Dịch tả lợn (thể phổi), bệnh Phó thương hàn. Các bệnh Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn, Phó thương hàn được mô tả chi tiết ở trong cuốn sách này. Bệnh Haemophilus parasuis được mô tả trong mục chẩn đoán phân biệt của bệnh Dịch tả lợn.

Bệnh viêm teo mũi lợn (Atrophic rhinitis) do Bordetella bronchiseptica gây ra. Lợn bệnh thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, khụt khịt, chảy nước mũi và nước mắt. Xương cuốn mũi và thành vách mũi bị teo, xương hàm trên ngắn lại hoặc xoắn vặn cho nên nhìn bên ngoài khuôn mặt lợn bệnh bị biến dạng, vặn về một phía. Bệnh này dùng kháng sinh điều trị khỏi, ví dụ kết hợp Pharseptyl – L.A với Enroseptyl – L.A tiêm 3 – 5 ngày.

– Bệnh Viêm phổi không truyền nhiễm đặc trưng không lây lan, không do các nguyên nhân đặc biệt và xảy ra không do nhập lợn từ nơi khác về.

Bệnh Cúm (Influenza) xảy ra chủ yếu vào mùa đông, thể cấp tính, sốt cao (40 – 41°C). Lợn bệnh hắt hơi, sổ mũi nhiều.

Bệnh Aujeszky thể phổi lan nhanh trong đàn không phụ thuộc vào lứa tuổi. Các loài súc vật khác cũng bị lây, đặc biệt chuột. Lợn bệnh sốt cao (40 – 41°C). Lợn con bị liệt một hoặc hai chân trước, ốm nặng có thể chết.

Điều trị

Đây là bệnh dùng kháng sinh điều trị được nhưng không thể chữa khỏi dứt điểm, nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt dịch bệnh dần dần ổn định, đàn lợn phát triển bình thường, nếu ngược lại bệnh dễ tái phát. Trước hết thực hiện tốt vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng. Giữ chuồng ấm, khô, tránh gió lùa, hạn chế các chất kích thích. Không tắm lợn, đặc biệt buổi chiều và nuôi dãn mật độ. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, số lượng lợn nuôi trong đàn, thời gian tiếp tục nuôi sau khi khỏi bệnh có những phác đồ điều trị khác nhau. Nếu lợn thịt sắp xuất chuồng thì bán thịt, không cần điều trị sẽ kinh tế hơn. Số còn lại áp dụng một trong các phác đồ dưới đây:

Trường hợp bị nhẹ (lợn ho nhưng vẫn ăn, uống bình thường, điều trị 3 – 5 ngày):

Cách 1:

– Tiêm bắp 1 lần/ngày một trong các loại kháng sinh sau: Bocinvet – L.A, Bocin – pharm, Doxytyl – F, Doxyvet – L.A (1ml/10kgP); Combi – pharm (1ml/15kgP/lần); Pharsulin (1,5ml/10 kgP); Supermotic (1ml/5kgP); Prenacin II (1ml/8kgP) hoặc Kanamulin (1ml/5kgP/lần, 2 lần/ngày).

– Trong các trường hợp cần phối hợp tiêm thêm thuốc giảm ho Phar – Pulmovet (iml/10kgP) và thuốc giảm đau hạ sốt Phar – nalgin c (5 – 10ml/con).

Trường hợp nặng (lợn giảm hoặc bỏ ăn, thở hóp bụng, há mồm thở cần phối hợp 2 thuốc kháng sinh và thuốc trợ lực):

Cách 2:

– Phối hợp tiêm kháng sinh Bocinvet – L.A (lml/10kgP/lần), 2 mũi cách nhau 2 ngày với Doxytyl – F hoặc Doxyvet – L.A (1ml/10kgP, 1 lần/ngày), liên tục 5 ngày.

– Tiêm thuốc long đờm Phar – pulmovet và giảm đau hạ sốt Phar – nalgin C.

Cách 3: Phối hợp 2 thuốc kháng sinh tiêm sáng và chiều, liên tục 5 – 7 ngày.

Sáng:

– Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin, 1ml/5kgP hoặc L.S – pharm (1ml/10kgP):

– Tiêm bắp Phar – nalgin c để giảm đau hạ sốt và Phar – pulmovet để thông thở.

Chiều: Tiêm bắp kháng sinh Supermotic hoặc Doxytyl – F, 1ml/10kgP

Cách 4: Đối với đàn lợn với số lượng nhiều con bị ho, tốt nhất kết hợp cách cho ăn/uống và cách tiêm sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

1/ Trước hết cho toàn đàn ăn/uống 7 ngày:

+ Kháng sinh CRD – Pharm (1g/10kgP, 1 lần/ngày hoặc 1g/lít nước), hoặc D.T.C vit (2g/10kgP, 1 lần/ngày hoặc 2g/lít nước). Đối với lợn vỗ béo có thể trộn 2 kg CRD – pharm hoặc 4 kg D.T.C – vit/1 tấn cám để diệt mầm bệnh.

+ Phartigum B (1g/10kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn) hoặc Para – C Mix (10g/66kgP/lần, 21ần/ngày) để giảm đau, hạ sốt.

+ GIAMHO – B với liều 5g/100kgP/ngày hoặc 5g/10 lít nước uống hoặc 1g/kg thức ăn, để giảm ho.

Những cá thể có biểu hiện lâm sàng nặng cần tiêm thêm 2 – 3 mũi kháng sinh Bocin – pharm hoặc Bocinvet – L.A (1ml/10kgP/Iần) và thuốc long đờm Phar – pulmovet.

Chú ý:

– Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đối vói những con ốm nặng sau khi tiêm kháng sinh 4 – 5 ngày cần nghỉ 2 – 3 ngày, trong thời gian này chỉ tiêm thuốc trợ lực như Phar – complex C, vitamin B1, vitamin C, Phar – nalgin C hoặc thuốc long đờm giảm ho như Phar – pulmovet, sau đó tiếp tục tiêm thêm 2 mũi kháng sinh sẽ cho kết quả điều trị cao nhất.

– Những cá thể biểu hiện viêm phổi cấp cần tiêm thêm Furo – pharm (1 – 2ml/50kgP/iần) để giảm dịch viêm.

– 7 ngày trưóc và 7 ngày sau khi dùng sản phẩm chứa Tiamulin như Phasulin, CRD – pharm hoặc Kanamulin không được dùng sản phẩm chứa kháng sinh Salinomycin, Monensin, Maduramicin, Norasin.

Phòng bệnh

Đây là bệnh tốn nhiều chi phí vật chất và công sức phòng trị, trên thế giới chưa có loại kháng sinh nào có thể loại trừ hết mầm bệnh Mycoplasma, song nếu thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp dưới đây có thể hạn chế được bệnh:

– Cải thiện không khí môi trường nuôi, điều kiện thông thoáng, nhiệt độ chuồng trại đúng yêu cầu và mật độ nuôi hợp lý. Nếu lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ thống thông khí tốt bệnh này rất ít xảy ra.

– Bắt lợn giống từ những cơ sở an toàn dịch bệnh.

– Không được dùng lợn đực giống bị bệnh phối trực tiếp, mà phải tiến hành thụ tinh nhân tạo.

– Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch, đặc biệt tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, vì lợn chết không hẳn do Mycoplasma mà do các mầm bệnh kế phát như P. multocida, Haemophilusparasuis

– Khi trong đàn xuất hiện bệnh Viêm phổi truyền nhiễm cần hạn chế tắm cho lợn, đặc biệt buổi chiều, nuôi giãn mật độ, hạn chế gió lùa.

– Nếu bắt lợn từ cơ sở khác về có nguy cơ nhiễm bệnh cần cho cả đàn ăn/uống liên tục 7 – 10 ngày kháng sinh CRD – pharm hoặc D.T.C.vit phòng được không những bệnh Viêm phổi truyền nhiễm, mà còn được bệnh Viêm ruột gây tiêu chảy. Có thể vừa dùng kháng sinh vừa tiêm vacxin phòng các bệnh khác theo qui trình.

Tại cơ sở đang có dịch bệnh hoặc có nguy cơ bị dịch một năm 2 đợt 7 – 10 ngày cho đàn lợn ăn/uống CRD – pharm hoặc D.T.C vit. Nếu kêt hợp cho ăn/uống thêm Phar – C vimix kết quả càng tốt. Tùy điều kiện của từng cơ sở có thể cho đàn lợn ăn/uống thuốc vào những giai đoạn sau:

+ Lợn hậu bị trước khi phối.

+ Lợn nái trước và sau đẻ 3 ngày (tổng cộng 6 ngày).

+ Lợn con vào giai đoạn cai sữa.

+ Lợn trước khi đưa vào nuôi vỗ béo.

+ Lợn mới nhập đàn.

+ Lợn trước khi xuất chuồng để gây giống.

Nếu thực hiện qui trình trên sẽ phòng không những bệnh Viêm phổi truyền nhiễm mà còn được nhiều bệnh khác như Nhiễm khuẩn đường ruột, Viêm vú và Viêm tử cung ở lợn nái. Sau 2 năm không cần dùng triệt để như trên mà tuỳ mức độ bệnh có thể áp dụng cho từng giai đoạn nuôi như chỉ áp dụng đối với lợn cai sữa, hoặc bệnh đã ổn định thì ngừng dùng thuốc điều trị dự phòng.

Hiện tại nước ta đã nhập vacxin phòng bệnh Viêm phổi truyền nhiễm như Respisure, Porcilis APR Dù vacxin nào cũng chỉ có tác dụng đối với con chưa bị bệnh.

Những cơ sở chăn nuôi được coi là khỏi bệnh Viêm phổi truyển nhiễm khi bệnh không xuất hiện ở đàn con của lứa thứ nhất và lứa thứ hai nuôi đến 6 tháng tuổi.

0