18/06/2018, 16:37

Lịch Kiến Tý trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Mặt trống đồng Ngọc Lũ Viên Như I. CƠ SỞ CĂN BẢN CỦA LỊCH ÂM HAY RUỘNG LỊCH. Hà đồ – TTBQ – Vô cực. Lịch Âm lấy căn bản từ Dịch học, cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ở trên tôi đã trình bày cách người xưa ghi lại lý số Hà đồ thông qua hình ảnh những người tham dự lễ hội; ...

ngoclu_bronze_drum

Mặt trống đồng Ngọc Lũ

Viên Như

I. CƠ SỞ CĂN BẢN CỦA LỊCH ÂM HAY RUỘNG LỊCH.

  1. Hà đồ – TTBQ – Vô cực.

Lịch Âm lấy căn bản từ Dịch học, cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ở trên tôi đã trình bày cách người xưa ghi lại lý số Hà đồ thông qua hình ảnh những người tham dự lễ hội; đồng thời tôi cũng chỉ ra các nhóm hình ảnh tại vòng 6 tương thích với các khái niệm của tứ tượng; tôi cũng đã chỉ ra hai quái Khảm và Ly tương thích với hình ảnh của hướng Tây – Thái âm và Đông – Thái Dương. Với tất cả các khái niệm đó cho phép ta vẽ ra TTBQ tại vòng 6 như sau

Âm thịnh       =  Quái Khôn.

Thiếu Âm      =  Quái Cấn.

Thái Âm        =  Quái Khảm.

Âm suy          =  Quái Tốn.

Dương thịnh  =  Quái Càn.

Thiếu Dương =  Quái Đoài.

Thái Dương   =  Quái Ly.

Dương suy     =  Quái Chấn

Untitled.png

 

  1. Lạc thư – HTBQ – Thái cực.

Từ Hà đồ ta áp dụng công thức tính Lạc thư đã trình bày tại Phần Một – V – 1. Ta sẽ có các tiêu chí thời gian theo thế giới của hiện tượng, tương thích với hình ảnh tại vòng 6 mặt trống đồng Ngọc Lũ. Do hạn chế bởi hình ảnh, Tổ tiên ta chỉ vẽ Hà đồ và TTBQ trên mặt

II. LỊCH KIẾN TÝ.

Lịch Kiến Tý được Tổ tiên nước Việt nói tóm tắc trong bốn chữ: MỘT – CHẠP – GIÊNG – HAI.

Đất nước ta từ bao đời nay dùng lịch Âm – Lịch Kiến Dần, theo đó, đọc theo hàng Địa chi, tháng đầu tiên trong năm là Dần, còn gọi theo hàng số thì đầu tiên là Chánh nguyệt, rồi đến nhị nguyệt, tam, tứ….cuối cùng Thập nhị nguyệt,  nhưng chẳng hiểu sao từ ngàn xưa người Việt vẫn nói Một, Chạp, Giêng, Hai. Ai có quan tâm đến điều này thì đều biết, đây là cách gọi lịch Kiến Tý. Tuy nhiên, vấn đề là tại sao ông cha ta lại gọi theo trật tự lịch Kiến Tý. Nước ta đã từng sử dụng lịch này bao giờ chưa? Khi nào? Nếu chưa, tại sao ông cha ta lại đúc kết một câu thành như tục ngữ  MỘT – CHẠP – GIÊNG – HAI.

Trước khi tìm hiểu vì sao Tổ tiên ta nói như vậy, xin sơ lược về lịch Âm.

  1. Sơ lược lịch sử lịch Âm.

Âm lịch mà ta đang dùng có nguồn gốc từ xa xưa, theo truyền thuyết TH là do Hoàng Đế (黃帝, 2698 tCn-2599 tCn) Nhưng từ đó đến nay đã nhiều lần thay đổi mốc tháng đầu tiên:

– Nhà Hạ (夏, 2205-1766 tCn) chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng đầu năm. Quẻ Thái 泰 (小 往 大 來 , 吉, 亨: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh tức: là cái nhỏ, đi, cái lớn lại, tốt, hanh thông) ở Dần cung, khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới. Đây là Lịch kiến Dần.

– Nhà Thương (商, 1766–1122 tCn), chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng đầu năm. Quẻ Lâm 臨 (Nội quái là ☱ Đoài 兌 hay Đầm, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 hay Đất 地; 元亨, 利貞-至于八月有凶: lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi.) ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi.

– Nhà Chu (周, Zhou, 1122–256 tCn) chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng đầu năm. Quẻ Phục 復 (Nội quái là ☳ Chấn 震 hay Sấm 雷, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; tượng ngoài núi lại còn có núi nữa) ở Tý cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý.

– Nhà Tần (秦, 221 tCn-206 tCn) chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng đầu năm. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn 坤 (Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地, Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật) ở Hợi cung ( bởi Khôn và Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi.

– Đến đời Hán Vũ đế (漢禹帝, 144 tCn) quay lại lấy tháng Giêng là Dần, Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.      

  1. Tên tháng trong năm.

 Lịch Âm căn cứ vào Dịch học mà làm ra, căn bản là 10 thiên can và 12 Địa chi, do đó, theo tôi có thể từ trước tới nay, dù lịch Kiến gì chăng nữa thì vị trí của 12 địa chi trên sơ đồ vũ trụ vẫn không thay đổi, bởi vì nó được dùng để gọi cả tên tháng và năm. Ngoài ra người ta còn gọi tên tháng theo số và chữ thay cho số, vì vậy mỗi lịch có cách gọi khác nhau tên đại diện cho con số. Ở đây xét lịch Kiến Dần thì tháng đầu tiên là Chánh nguyệt và cuối cùng là thập nhị nguyệt, không có Lạp nguyệt. Ngoài ra người ta còn gọi tên tháng theo các loài cây, hoa ứng theo mùa mà nó có mặt.

Dưới đây là bảng liệt kê tháng theo lịch Kiến Tý.

2.jpg

  1. Sự khác biệt trong cách gọi tên tháng qua câu Một – Chạp – giêng – Hai so sánh với lịch Kiến Dần hiện nay.

Dân tộc ta hàng ngàn năm qua đã sử dụng lịch Âm, nhưng ở TH mỗi thời đại có tháng khởi đầu năm khác nhau. Vậy nước ta đã sử dụng lịch gì? Của ai? Khi nào? Lịch ấy có tương thích với câu mà dân tộc ta đã đúc kết thành tục ngữ: Một Chạp Giêng Hai hay không?

Với các thông tin về tên gọi tháng khởi đầu năm kể trên, ta thấy không có lịch của triều đại nào tương thích với câu Một – Chạp – Giêng – Hai. Bởi vì câu của người Việt vừa gọi tháng bằng số, Một, Hai vừa bằng tên, Chạp, Giêng. Tại sao vậy? Ta có hai suy nghĩ như sau:

3-1. Hoặc là dân ta tự đổi ra như vậy.

3-2. Hoặc là người Việt đã có một bộ lịch riêng với tên gọi tương thích với câu rút ngọn “Một – Chạp – Giêng – Hai”.

Câu đầu có vẽ dễ thuyết phục hơn, vì dân ta dùng lịch Tàu, học chữ Hán từ xưa tới nay thì câu trả lời dường như quá dễ và chắc chắn. Đây là kết quả của việc tuyên truyền từ xưa đến nay, qua đó chuyện gì được viết bằng chữ Hán, nhất là vài trăm năm về trước, mặc nhiên là của phương Bắc. Tuy nhiên phân tích câu “1 – Chạp – Giêng – 2 ” ta thấy:

3-2A. Nếu dân ta gọi như vậy cho dễ nhớ thì tại sao không gọi: Tý – Chạp – 1 – Hai, 11 chạp chánh 2, hay 11 chạp giêng 2.

3-2B. Chạp và Giêng là âm Việt xưa cho dù người ta cho rằng đó là hai âm phái sinh từ Hán việt Lạp và Chính. Như vậy, ta thấy dân ta gọi tháng Tý bằng tháng 1, 12 là Chạp, Chánh là Giêng đến mức nằm lòng, đây là một kết quả có ý thức rõ ràng. Điều này cho phép ta nghĩ rằng nhất định cách gọi ấy là kết quả của việc sử dụng một bộ lịch khác trong một thời gian lâu dài.

  1. Lịch âm của người Việt.

Như trên đã nói, câu “Một – Chạp – Giêng – Hai” là kết quả của một việc sử dụng một bộ lịch khác với lịch Kiến Dần như hiện nay.

4-1. Với cách gọi một cách có ý thức số 1 ở chi Tý, cho thấy trước đây rất lâu, dân ta sử dụng lịch Kiến Tý, có thể giống lịch đời Chu. Tuy nhiên hiện nay ta không có tài liệu nào nói về cách gọi tháng cụ thể của nhà Chu ngoài hai chữ Kiến Tý, vì vậy ở đây xin sử dụng lịch Kiến Tý theo câu Một Chạp Giêng Hai, có nghĩa là lịch ấy lấy số 1 đặt tại cung Tý nên gọi là Kiến Tý, gọi là lịch Kiến Tý Việt chứ không phải lịch Kiến Tý đời Chu.

4-2. Nếu sử dụng lịch Kiến Tý thì có làm xáo trộn lý tính của các năm khi phối hợp với ngũ hành và các yếu tố khác về thời tiết như lịch Kiến Dần hiện nay đang sử dụng hay không?

Việc sử dụng lịch Kiến Tý không có gì làm thay đổi lý tính của các năm, khi phối hợp với ngũ hành và các tiêu chí khác, bởi vì lịch ấy vẫn đặt nền tảng trên 12 địa chi, với Tý bắt đầu từ hướng chánh Bắc như lịch Kiến Dần.

  1. Sự khác nhau giữa lịch Kiến Tý và Kiến Dần.

Với những trình bày ta có thể đặt câu hỏi: Nếu đã giống nhau như vậy thì cớ gì phải có Kiến Tý, Kiến Dần làm gì? Theo tôi, giữa hai loại lịch này tuy có sự giống nhau về cái dụng của Dịch như đã nói trên, nhưng nhất định phải có sự khác nhau, có như thế người xưa mới đưa ra cách gọi khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào, xin được trình bày như sau:

5-1. Lịch xưa dù với tên gọi nào thì cũng sử dụng quan điểm của dịch học để xây dựng nên, cụ thể là nó được bố trí trên một vòng tròn, tượng trưng cho vũ trụ. Có nghĩa là người ta lấy nguồn gốc của nó là Thái cực. Trên vòng tròn này người ta chia thành 12 cung, tương ứng với 12 Địa chi. Bắt đầu từ chi Tý tại hướng chánh Bắc và kết thúc là Hợi. Từ sơ đồ căn bản này dẫn đến có nhiều sự khác nhau:

5-1A. Về cách gọi tháng vừa tên vừa số.

Lịch Kiến Dần:

Chánh nguyệt – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8– 9 – 10 – 11– 12.

Lịch Kiến Tý Việt:

1 Chạp – Giêng – 2-3-4-5-6-7-8-9-10

Lịch Kiến Dần:         Tháng bằng tên: 1 – Chánh nguyệt.

                                    Tháng bằng số: 11. Từ 2 tới 12.

Lịch Kiến Tý Việt:   Tháng gọi bằng tên: 2 – Chạp – Giêng.

                                    Tháng gọi bằng số: 10 – Từ 1 – 10.

Lịch Kiến Tý không có tháng 11&12. Lịch Kiến Dần không có tháng Chạp.

5-1B. Về sinh hoạt của người sử dụng.

Từ cách chọn tháng đầu năm khác nhau, dẫn đến sinh hoạt của dân chúng cũng khác đi, cụ thể là ăn Tết hay lễ hội tương tợ như vậy phải theo tháng đã chọn, để bắt đầu một năm. Như ta hiện nay ăn Tết vào ngày 1-2-3 Tháng Dần, tức Chánh nguyệt, vậy theo lịch Kiến Tý, người ta có lẽ ăn Tết vào đầu hay giữa tháng Chạp. Như TVGT giải thích về chữ Lạp 臘.冬至後三戌,臘祭百神, ngày Tuất thứ ba sau tiết Đông chí, Cuối năm tế trăm thần. Không có sử liệu nào cho biết cụ thể về ngày tết, tuy nhiên, theo tôi phải tế bách thần và chạp mộ xong mới ăn Tết được.

5-1C. Về quan điểm Dịch học.

Theo tôi, đây mới là điểm quan trọng nhất, chính vì có quan điểm khác nhau về Dịch học, nên ngày xưa mỗi triều đại chọn tháng bắt đầu một năm khác nhau như đã nói trên. Ngoài việc thể hiện quyền lực, cùng khát vọng của triều đại thông qua quẻ mà họ chọn. Trong bài viết này, tôi xin đưa ra quan điểm của cá nhân tôi về điều này, quan điểm ấy chỉ xét từ việc so sánh giữa lịch Kiến Dần và Kiến Tý Việt mà thôi.

  1. So sánh giữa lịch Kiến Dần và Kiến Tý.

Lịch được hình thành trên căn bản dịch học, cho dù kiến Dần, Kiến Tý hay Kiến gì chăng nữa thì cũng căn cứ vào dịch học, Cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ta hãy xem xét điều này trong lịch Kiến Dần và kiến Tý để so sánh quan điểm đó được thể hiện như thế nào.

6-1. Lịch Kiến Dần:

3.jpg

– Các tháng được bố trí theo 12 địa chi, tháng Tý ở tại hướng chánh Bắc.

– Tháng đầu tiên là tháng Dần, gọi theo hàng số thì tháng Chánh. Rồi đến 2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12. Như vậy ta có thể khẳng định Chánh nguyệt ở đây chính là tháng 1. Lịch Kiến Dần không có tháng Chạp.

–  Chữ Kiến trong Kiến Dần hay Kiến Tý, và các Kiến khác, chỉ cho ta biết rằng: Kiến có nghĩa là tháng bắt đầu năm mới, hay tháng đầu tiên của 12 tháng. Có nghĩa là nó là tháng 1. Vì sao vậy? Vì lịch căn cứ vào Hà đồ, lý số của nó gồm 10 số, bắt đầu từ 1. Thế mà lịch Kiến Dần không có số này. Điều này cho thấy nó không bảo đảm được việc tương thích với căn bản của Dịch. Có nghĩa là, lý số của bản thể hay vũ trụ, đã thể hiện không đúng trong lịch này. Cho dù có thay thế tháng 1 vào chổ Chánh nguyệt chăng nữa, thì cũng vậy thôi, cũng không tương thích với căn bản của Dịch. Ta có thể nghĩ rằng lịch Kiến Dần chỉ là một loại lịch sửa lại từ lịch Kiến Tý. Nói như thế có nghĩa rằng lịch Kiến Tý đã có trước lịch Kiến Dần.

6-2. Lịch Kiến Tý Việt.

– Các tháng được bố trí theo 12 địa chi, tháng Tý ở tại hướng chánh Bắc.

– Tháng đầu tiên là tháng Tý, đọc theo hàng số là 1, sau đó đến Chạp, Giêng, 2-3-4-5-6-7-8-9-10. Như vậy lịch Kiến Tý không có tháng 11 và 12, ta có thể khẳng định rằng Chạp không phải tên gọi tháng 12 và Giêng không phải là tháng 1 (Chánh) như Lịch Kiến Dần, mà chỉ là tháng tương đương mà thôi.

  1. Dịch lý và tên gọi trong lịch Kiến Tý Việt.

Người xưa nói:

Hà đồ thể viên nhi dụng phương. Lạc thư thể phương nhi dụng viên.

Như vậy, nói theo Bản thể thì:

– Lịch Kiến Dần là Nông lịch, chỉ dựa vào Lạc thư.

– Lịch Kiến Tý Việt là Nông lịch, vừa Hà đồ vừa Lạc thư.

Do đó tôi thấy rằng cần phân tích rõ vì sao lịch Kiến Tý lại chọn số 1 tại chi Tý, và tại sao chỉ sử dụng 10 con số; đồng thời cũng tìm hiểu xem tại sao gọi là Chạp, Giêng.

7-1. Vì sao chỉ có 1-10.

Thời gian là gì? Thời gian là sản phẩm của sinh tử, nói khác hơn nó là thước đo sự thay đổi của thế giới hiện tượng, do đó thời gian chỉ có trong thế giới hiện tượng mà thôi, còn đối với bản thể thì không có sanh diệt, vì nó chưa từng sinh ra và mất đi, nó là cõi uyên nguyên, nơi chứa mọi hạt giống để sinh khởi thành hiện tượng, rồi cũng chính nơi ấy là chốn quay về của mọi suy tàn, nên ở đó không có thời gian. Nó là bản thể hay Bất Dịch, trong Dịch học, người ta tượng trưng bằng một sơ đồ gọi là Hà đồ, lý số của nó là 10, thể hiện trên lịch Kiến Tý là 1 tới 10. Từ bản thể này mà sinh hai nghi Âm Dương, thể hiện trên lịch Kiến Tý là Chạp- Giêng. Từ buổi sinh ra nhị nghi, thế giới của hiện tượng bắt đầu, có nghĩa là có sinh tử, mà có sinh tử là thời gian. Lịch là thể hiện thời gian, và những hiện tượng thay đổi trong vòng thời gian đó, tuy nhiên vẫn không thể tách rời bản thể được.

Như đã nói trên, lý số của bản thể là 10; đồng thời người xưa đã cụ thể hóa bằng sơ đồ gọi là Hà đồ, trên sơ đồ này, người xưa còn nhìn sâu hơn vào lòng vũ trụ, từ đó đưa ra những gì bên trong số 10 đó. Cụ thể như sau:

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.

            Theo Hà đồ cùng phương hướng thì các câu trên có thể rút gọn lại như sau: Bắc – Thủy 1-6, Nam – Hỏa  2-7, Đông – Mộc 3-8, Tây- Kim 4-9. Giữa Thổ 5-10.

            Theo Dịch học, tất cả mọi hoạt động không có gì nằm ngoài Bản thể, dù động hay tịnh, thời gian cũng không ngoại lệ. Chính vì quan niệm như vậy, nên khi làm ra cái sơ đồ chỉ thời gian, người ta muốn nhấn mạnh đến Bản thể, đại diện cho nó là Vô cực. Cụ thể về con số chỉ đến số 10, theo thế giới của hiện tượng thì ta gọi là Thái cực – 10, Thái cực sinh Nhị nghi -2. 10 + 2 = 12. Đây là 12 địa chi, thuộc Âm. Còn 10 Thiên can thì tương hợp với số 10 của Vô cực, thuộc Dương, vì Dương nên Động, do đó nó cứ xoay vần, nay Bính Thìn, mai Bính Thân, mốt Bính Tuất, còn Địa chi thuộc Âm, Tịnh, nên muôn đời vẫn thế; đồng thời, Nhị nghi  thuộc lý tính, nó không thuộc lý số của bản thể, mà tháng thì tính bằng lý số của bản thể, do đó người Việt xưa không bao giờ tính nhuận cho hai tháng này, vì nó là hai đứa con lang thang ngoài cuộc đời. Cũng chính vì vậy mà họ không đặt số cho hai tháng này, thay vào đó là Chạp-Giêng. Điều này cũng cho thấy rằng lịch Kiến Dần có 11 con số là không tương thích với lý thuyết căn bản của Dịch học. Là dân tộc tự cho mình là chủ nhân của Dịch học và chữ Vuông sao không biết điều này nhỉ? Một lần nữa chứng minh cho thấy rằng phương Bắc đã tìm cách phi tang nguồn gốc Dịch học, trong đó có lịch pháp.

            Trở lại sơ đồ của lịch Kiến Tý ta thấy số 1 tại chi Tý. Như vậy là phù hợp với “Thiên Nhất sanh thủy” phù hợp với Thiên Can, Giáp Tý là Giáp đầu tiên “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天开於子地夕於丑人生於寅”. Việc bố trí tháng 1 tại cung Tý, đến Chạp, Giêng rồi mới đến 2, 3, 4 và 5 cho ta thấy tính hợp lý của việc thể hiện cái tỉnh của Bản thể, tức là Hà đồ. Bởi vì như thế mới đáp ứng được con số 5 nằm tại Ngọ 午 hay Ngũ 五, điểm cực Dương, giao điểm giữa Dương và Âm. Như thế 1 và 5 cùng nằm trên trục Tung – Dương của vũ trụ, từ đó áp dụng vào Hà đồ ta có 1+5 = 6, suy ra  2+5= 7, 3+5= 8, 4+5 = 9, 5+5 =10. Đây là nguồn gốc của lý số trong Dịch học. Chính vì vậy Tổ tiên nước Việt đã thể hiện nó trên trống Đồng, trong ca dao như “Trai mồng một, gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này”, hay “Ông giăng mà lấy bà trời, mùng năm dẫn cưới, mồng 10 rước dâu”.

  1. Chạp:

8-1. Quan điểm của người làm Nông lịch.

Theo sơ đồ lịch Kiến Tý, ta thấy tháng 1 rồi đến tháng Chạp. Chạp và Giêng thêm vào là thể hiện nhị nghi, thoát thai từ bản thể để làm nên thế giới hiện tượng, tượng trưng ở đây là con số 12 của địa chi.

Theo truyền thống, cuối năm ông Táo về trời, ông dùng phương tiện là cỡi con cá Chép, như vậy Chép với Chạp có liên quan với nhau, hay ta có thể nói rằng, Chép là một âm khác của Chạp. Cá chép còn gọi là cá Gáy, Gáy thì phải con đực mới gáy, nên nó thuộc Dương. Có nghĩa là nó đại diện cho Lạc thư hay Thái cực. Nó còn chỉ quái Ly. Ly là lửa, lửa thì phải cháy, cháy là từ thiết hay phản của Chép + Gáy = Cháy + Ghép. Cháy là chỉ quái Ly, Ghép là ghép hai ông – Dương, vào một bà Âm. Ghép là hai cái thành một, cụ thể tháng Chạp là tháng giao nhau giữa phần Âm và Dương theo sơ đồ vũ trụ. Đây là nói về chuyện Ly về với khôn, tuy nhiên đây chỉ mới là cái đầu con cá, vậy còn cái đuôi ở đâu. Tiếp sau sẽ tiếp tục nói về cái đuôi.

Ở trên là nói chuyện cuối năm ông Táo cưỡi cá chép về trời, cá chép vượt vũ môn, tức là chuyện Khảm hóa Càn hay là cá Chép hóa Rồng. Bởi vì Cá thì liên quan đến nước, thuộc Âm, vì vậy cá muốn về trời thì phải vượt vũ môn. Vậy đâu là cái vũ môn? Vũ môn ấy chính là cái chổ mây mưa tức là quái Khảm. Khảm trung mãn, tức trong ruột quái Khảm là hào Dương, bây giờ Dương muốn vùng lên, tuôn ra khỏi cơn mưa tứ bề mà chạy về với ngôi nhà xưa nơi có người cha, nhưng đứng xa xa thấy trong nhà một bà chằn lửa, bèn xông lên đuổi luôn bà chằn trong nhà Ly ra ngoài, thế là cha con lại trùng phùng thành Càn. Bà chằn giờ đây mất lửa – Âm, vì bị đuổi ra khỏi nhà, không muốn bơ vơ trong vũ trụ, bèn chạy về với mẹ Khôn. Vì vậy mà người Việt gọi là “bếp (lửa)núc(nước). Thế mới gọi là Khảm Ly hóa Càn Khôn, hay vạn hữu quy về bản thể, Càn Khôn lại trở về với Càn Khôn, nên mới có chuyện cuối năm ông Táo về Trời, và cũng chính vì vậy mà Trời cho làm ba chức gọi là Tam Công. Tam Công tức là Ba Ông. Có nghĩa là bà đã về thủy phủ ngồi chơi xơi nước. Đồng thời con cá ấy mới trọn vẹn, có đầu có đuôi, con cá này gọi là cá Lý 鯉. Cá Lý là con cá Dịch lý, chứ không phải là cá Ly hay cá dưới sông, dưới biển, hình hài con cá ấy người Việt vẽ thành chữ Ngư 魚. Về chuyện này xin xem “giải mã truyện Ngư tinh”.

Trên là bàn thuần về Dịch Lý của chuyện Khảm Ly hóa Càn Khôn, tuy nhiên mục đích của bài này là Một Chạp Giêng Hai, tức là nói chuyện lịch Kiến Tý của người Việt. Vậy câu chuyện ấy liên quan gì đến lịch Kiến Tý này. Xin thưa là có liên quan hết sức mật thiết, nếu chỉ là chuyện Khảm Ly hóa Càn Khôn thôi thì chẳng nói làm gì, đằng này liên quan tới chuyện cuối năm ông Táo về Trời báo cáo những chuyện đã xảy ra ở dương trần. Đã nói tới năm thì phải có tháng, cụ thể là tháng Chạp, lại báo cáo tức phải có ghi Chép thành văn bản hay sách (Thư).

Như đã nói trên, 12 địa chi là do Bản thể 10 + Nhị nghi 2 = 12. Từ Bản thể – Tịnh, sinh Nhị Nghi – Động, nói cách khác là từ Hà đồ chuyển sang Lạc thư. Từ buổi có Âm Dương từ bản thể nhảy ra, ta có cuộc đời, có sanh tử, từ ấy ta có thời gian. Cuộc đời thì biết bao nhiêu chuyện đổi thay, nên muốn cuối năm hay cuối đời về báo cho Trời thì phải ghi CHÉP cẩn thận vào cuốn sách-THƯ, nếu không, nhớ gì nói nấy, Ngọc Hoàng nhất định quở trách tội không sâu sát. Cho nên vừa mới vào đời đã có cuốn sổ ghi đời, vừa mới sang năm là phải CHÉP, rồi đến cuối năm, cuối đời ôm cuốn sách đã chép việc đời ấy về báo với Thiên đình. Vì vậy cuối năm Táo mới cỡi cá CHÉP lên Thiên đình. Còn đối với con người, nếu không có viết thì lấy gì mà chép thành dòng thành họ. Chính vì vậy mà ngày xưa, cả ngay nay nữa, nhà nào cũng muốn có con trai để có viết mà viết tiếp cuốn sách dòng giống. Ta thấy điều này trên trống đồng, ngay đầu hướng nam. Chuyển sang Thái cực là sau tháng 1. ( Xem hình minh họa lịch bên dưới).

Như vậy tháng Chạp tức là tháng Chép, có nghĩa là guồng máy Lạc thư bắt đầu vận hành với nội các đứng đầu gồm Thái cực, hai vị Âm Dương và 8 thượng thư, đồng thời được phụ tá bởi 12 tỉnh thành. Tất cả mọi sinh hoạt trong nhân gian nhất nhất đều được ghi chép (cá chép)thành tài liệu (Lạc thư) nạp về  cho Càn Khôn (Hà đồ)mỗi khi tắt thở.

Nhờ Chép lại mọi việc, nên đời này sang đời khác người ta mới nhớ đến Tổ tiên, ông bà. Bởi vì bản thân của mỗi con người là một bản chép, nói theo từ hiện nay là bản sao của Tổ tiên, nên mới đi thăm mộ, gọi là Chạp mộ. Trước là sửa sang lại cội nguồn, sau là báo cáo với Tổ tiên rằng chúng con vẫn viết tiếp dòng họ (Xa thư vạn lý đồ); đồng thời cầu nguyện Tổ tiên gia hộ cho một vụ mùa mới.

8 -2. Phản ảnh cuộc sống làm ruộng.

Lịch Âm còn gọi là Nông lịch hay Ruộng lịch(1), có nghĩa là lịch xem để làm ruộng, vì ngày xưa, trồng lúa là quan trọng nhất, quan trọng đến mức nó trở thành văn hóa, gọi là nền văn hóa lúa nước, do đó ngoài chuyện thời tiết ra, nó còn phản ảnh chuyện làm ruộng, tức là trồng lúa. Vì vậy theo tôi, Chạp còn đọc là Cạp. Âm Chép, Chạp đều chỉ một hành động dùng cái gì đó có cán nhấn mạnh xuống một mặt phẳng, nên về sau từ cạp sau thành cuốc tức là Quốc, cho nên chữ Quốc mới có bộ Qua 戈. Về liên hệ tới âm [c-k] = [g-gi] sẽ trình bày ở phần tháng Giêng.

Việc làm lúa ngày xưa chủ yếu nhờ vào nguồn nước trời cho, tháng Tý là tháng giữa Đông, có tiết Đông chí, lúc này nguồn nước dồi dào, đất đã mềm ra, dương khí thịnh lên, vì vậy người ta bắt đầu ra đồng cạp (cày) đất lên để chuẩn bị tháo nước vào đồng, công việc này người Việt đã chép lại trong chữ Lạp巤. Tuy nhiên thông thường người ta dùng chữ Lạp 臘 khi nói về tháng. Đây là một sự cố ý nhầm lẫn của TH về sau này.

TĐTC: 臘.

0