Nền báo chí Việt Nam thời thuộc Pháp (1858-1945)- Bài 1
Lý Đăng Thạnh I- Chánh sách báo chí thời thuộc Pháp Dưới thời phong kiến Triều Nguyễn và trước đó, ở Việt Nam hình như chưa có báo chí, mặc dầu Triều đình Huế vẫn đặt mua rất nhiều sách báo bằng Hán ngữ và Pháp ngữ từ Quảng Châu và Hong Kong về tham khảo. Khi người Pháp ...
Lý Đăng Thạnh
I- Chánh sách báo chí thời thuộc Pháp
Dưới thời phong kiến Triều Nguyễn và trước đó, ở Việt Nam hình như chưa có báo chí, mặc dầu Triều đình Huế vẫn đặt mua rất nhiều sách báo bằng Hán ngữ và Pháp ngữ từ Quảng Châu và Hong Kong về tham khảo. Khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, báo chí phát hành tại Việt Nam mới ra đời, trước tiên là báo Pháp ngữ vào năm 1861, rồi sau đó người Việt cũng tham gia và cho ra đời báo chữ quốc ngữ từ năm 1865.
Ngày 29-7-1881, Quốc hội Pháp thông qua Đạo luật Tự do báo chí. Ngày 22-9-1881, tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc luật cho phép áp dụng Đạo luật Tự do báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ.
Theo Đạo luật Tự do báo chí Pháp 1881 thì: Tất cả các loại báo sẽ được phát hành không cần sự cho phép trước và không cần ký quỹ tiền, sau khi được công bố đúng theo điều 7.
Điều 7 qui định: Trước khi phát hành, tờ báo phải được khai báo ở Sở Biện lý những gì có liên quan đến: Tên báo, loại báo; Tên họ, địa chỉ người quản lý; Ghi rõ nơi in báo; Tất cả những thay đổi về những điều trên đều phải được khai báo trước năm ngày.
Người quản lý phải là người thành niên, có hưởng đủ quyền lợi dân sự, không mất quyền công dân bởi một hành vi phạm pháp.
Sau khi các điều kiện được thực hiện thì tờ báo nào cũng được tự do phát hành (kể cả trên toàn cõi xứ thuộc địa). Ngược lại, khi điều kiện chưa thỏa mãn mà phát hành báo thì luật pháp sẽ có một số hình phạt truy tố những ai vi phạm.
Chánh sách tự do báo chí đặt ra năm 1881 dựa trên hoàn cảnh thực tế của nước Pháp, là một nước hoàn toàn độc lập, dân chúng dù có mâu thuẫn nào đó với nhà cầm quyền Pháp thì cũng không phải là mâu thuẫn đối kháng một mất một còn.
Thực tế ở các thuộc địa lại khác hẳn. Đông Dương trước đây gồm những nước có chủ quyền, bỗng dưng bị quân Pháp sang chiếm làm thuộc địa, áp đặt ách cai trị, đầu tiên ở Nam Kỳ, Cambodia, rồi ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Quảng Châu Loan, dẫn đến sự phản kháng tất yếu của dân bản xứ đòi lại quyền độc lập, tự chủ. Nắm trong tay công cụ báo chí, người dân bản xứ tất nhiên phải tranh thủ nêu lên những điều xấu xa của thế lực xâm lược ngoại bang và kêu gọi nhau hợp quần đấu tranh chống lại.
Tờ Phan Yên Báo của Diệp Văn Cương phát hành năm 1898, có lẽ là tờ báo Việt Nam đối lập đầu tiên, khi đăng một số bài về tình hình chánh trị Việt Nam, có ý chống lại sự chiếm đóng của người Pháp, nhất là bài Đòn cân Archimède. Điều này làm giới cầm quyền quân sự Pháp ở Nam Kỳ lo ngại và tức giận, cấm ngay tờ Phan Yên Báo. Nhưng nó cũng kịp lan ảnh hưởng sang Pháp, tạo nên dư luận phản đối ở Pháp về thực tế đang xảy ra ở Nam Kỳ.
Dư luận Pháp những năm sau đó công kích kịch liệt: Từ các nhà cầm quyền địa phương đến viên khâm sứ, hay ngay cả viên toàn quyền Đông Dương, ai nấy cũng chỉ chăm chăm lo bảo vệ quyền lợi riêng của họ; người thì giữ độc quyền bán rượu, kẻ lo buôn bán á phiện… Nhà báo tấn công quan lại và không hề kính nể chánh quyền Pháp vì họ đã cố tình tự bêu xấu trước mặt người dân bản xứ. (theo Le Régine de la presse. Rapport de M.Salles, Inspesteur des colonies. Hanoi le 3 mars 1898).
Để đối phó, tổng thống Pháp Félix Faure ký sắc lệnh ngày 30-12-1898, qui định thêm về chế độ báo chí áp dụng với thuộc địa Đông Dương. Theo đó, tất cả những tờ báo in bằng quốc ngữ Việt Nam, bằng Hán ngữ hay bằng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào khác ngoài Pháp ngữ, phải có sự cho phép trước của quan toàn quyền, sau khi toàn quyền hội ý với Ban thường trực Thượng hội đồng Đông Dương (Section permanente du conseil supérieur de l’Indochine). Như vậy, toàn quyền Đông Dương có quyền cho phép hay không cho phép, gây khó dễ hay cấm chỉ các báo Việt ngữ và có quyền đưa ra truy tố những tờ báo chống Pháp ra Tòa Tiểu hình.
Điều 5 và 6 sắc lệnh 30-12-1898 còn qui định những biện pháp ngăn cấm những vụ phỉ báng của những tờ báo Pháp ngữ chống lại chánh quyền, trong đó có việc đưa ra truy tố. Một trong những điều bị xem là phỉ báng chánh quyền là: Sự đem bán, phân phát hay triển lãm bởi những người châu Âu hay lấy quốc tịch châu Âu những hình vẽ, những vật điêu khắc, những bức họa hay tất cả những hình ảnh có thể đưa đến việc làm mất kính trọng chánh quyền Pháp ở Đông Dương sẽ bị trừng phạt như ghi rõ trong điều 28 đạo luật 29-7-1881.
Tất nhiên các lực lượng cách mạng kháng Pháp ở Đông Dương vẫn tìm cách tranh thủ công cụ báo chí làm phương tiện đấu tranh, và lực lượng cầm quyền Pháp thì luôn kiểm soát, đối phó, trấn áp lại.
– Trong sắc lệnh ngày 4-10-1927, tổng thống Pháp Gaston Doumergue ban hành Luật qui định về chế độ báo chí ở Nam Kỳ, qui định ở Nam Kỳ vừa thi hành luật báo chí ngày 29-7-1881, vừa theo chế độ của chánh quyền địa phương.
– Sắc lệnh ngày 4-2-1928, sửa lại điều 19 sắc lệnh 4-10-1927 về thủ tục xét xử đối tượng phạm pháp trong xuất bản báo chí là người có quốc tịch Pháp.
– Sắc lệnh ngày 20-6-1928, bổ sung điều 13 sắc lệnh 4-10-1927, qui định danh mục những loại ấn phẩm phải xin phép để xuất bản hoặc phát hành.
– Sắc lệnh ngày 30-6-1935, sửa đổi điều 3 và điều 4 sắc lệnh 4-10-1927, qui định những điều kiện phải có của người đứng ra xuất bản báo.
– Ngoài ra, còn có sắc lệnh ngăn cấm việc xúi giục công chúng chống pháp luật hay làm phương hại đến uy tín quan chức Pháp và quan chức bản xứ tại các thuộc địa Pháp.
– v.v…
Mỗi xứ Đông Dương bị áp dụng một chế độ riêng trong việc truy tố, xét xử các vi phạm chánh sách quản lý xuất bản báo chí. Ở Trung Kỳ, áp dụng Bộ Hoàng Việt hình luật. Nam Kỳ áp dụng Bộ hình luật và tố tụng hình sự Pháp và Bộ Hình luật tu chánh 31-12-1932. Ở Bắc Kỳ áp dụng Bộ hình luật và Hình sự tố tụng Bắc Kỳ.
Tình trạng kiểm soát, ngăn trở tự do báo chí diễn ra cho đến năm 1936, khi Chánh phủ Mặt trận bình dân được thành lập ở Pháp. Phong trào người bản xứ đòi quyền tự do báo chí diễn ra liên tục, bền bỉ từ năm 1898 đến 1936 có dịp bùng nổ dữ dội. Ngày 30-8-1938, Chánh phủ Pháp phải ra luật cho áp dụng chế độ tự do báo chí ở Nam Kỳ. Nhưng rồi Đệ nhị thế chiến bùng nổ tháng 9-1939. Lấy cớ có chiến tranh, chánh quyền Đông Dương lại thực thi chánh sách ‘bóp nghẹt’ tự do báo chí và xuất bản cho đến năm 1945.
Thời thuộc Pháp, tư nhân được quyền làm chủ cơ quan báo chí, nhưng nhìn chung các phương tiện thông tin vẫn còn quá nhiều hạn chế. Hầu như dân chúng đều không thể biết kịp thời tình hình thế giới và trong nước xảy ra trước đó một vài ngày. Trong nước, chỉ có các tổ chức cách mạng và các tòa báo có trang bị máy thâu thanh săn tin thế giới, còn thường dân chỉ rất ít người khá giả mới có, lại phải nghe lén lút, vì nếu chánh quyền phát hiện nghe đài nước ngoài thì tịch thu máy, phạt vạ. Báo chí tư nhân chỉ được đăng những tin chánh quyền cho phép qua chế độ kiểm duyệt, vì thế tin tức thường không đầy đủ, kịp thời. Người Việt đọc sách báo, nghe đài thường là lớp khá giả, trung lưu, có học, công chức, dân thành thị, còn phần lớn dân chúng, gần 90% sống ở nông thôn, gần như không xem sách báo, nghe đài, nếu có biết tin tức gì đó chỉ nhờ nghe đồn truyền miệng trong dân cư với nhau.
II- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM
1- Báo chí giai đoạn 1861-99: thời kỳ khởi lập
Khởi đầu, có thể nói việc thành lập nền báo chí ở Việt Nam hoàn toàn do ý đồ chánh trị của chánh quyền bảo hộ Pháp muốn sử dụng báo chí làm phương tiện để cai trị.
Sau khi đặt chân được lên Gia Định, vừa nỗ lực dẹp tan các cuộc phản kháng của người Việt và mở rộng vùng chiếm đóng, người Pháp vừa nhanh chóng thiết lập chế độ chánh trị thuộc địa, trong đó hệ thống báo chí được hình thành nhằm đáp ứng các mục tiêu: thông tin thời sự, phổ biến Pháp ngữ và quốc ngữ, dùng báo chí làm công cụ tuyên truyền và phô trương nền văn minh nước Pháp, lôi kéo thu hút đối tượng trí thức bản xứ.
Giai đoạn từ 1861 đến 1898, báo chí ở Việt Nam còn trong thời kỳ phôi thai. Hầu hết các báo đều do người Pháp chủ trương dưới hình thức công báo hoặc báo tư nhân do chánh quyền ngầm hỗ trợ và được hưởng qui chế luật tự do báo chí 1881 của Pháp. Những người Pháp đứng ra kinh doanh, phụ trách hoặc chủ trương báo chí trong thời kỳ này là Ernest Potteaux, Pierre Jeantet, Francois Henri Schneider, Ernest Babut, Georges Ganas… Báo thường in bằng hai, ba thứ chữ: Pháp ngữ, Hán ngữ, quốc ngữ. Độc giả rất ít, phần lớn là công chức. Giá báo khá mắc dù đã được nhà cầm quyền tài trợ.
Về nội dung, phần lớn trang báo dùng đăng tải các nghị định, chỉ thị của chánh quyền trung ương phổ biến xuống các cấp địa phương. Tin tức thời sự còn ít và chưa thu hút người đọc. Thỉnh thoảng trên báo xuất hiện một số bài khảo cứu, sưu tầm, văn nghệ, nhưng văn chương còn vụng về. Về hình thức, kỹ thuật in ấn và trình bày còn thô sơ. Lúc đầu người Pháp đem máy in chữ Pháp sang Sài Gòn, sau đó đúc thêm các mẫu chữ quốc ngữ và Hán ngữ đưa sang để in báo quốc ngữ, Hán ngữ.
Báo chí thời kỳ khởi lập có vai trò thúc đẩy một bộ phận người Việt trí thức và lớp trên học thông thạo chữ quốc ngữ và Pháp ngữ, sau đó ảnh hưởng đến lớp trung lưu và thị dân, góp phần rất quan trọng hình thành nền văn chương học thuật Việt Nam hiện đại.
Tờ báo đầu tiên phát hành ở Đông Dương là Bulletin Officiel de L’expedition de la Cochinchine (Thành tích biểu viễn chinh Nam Kỳ), do đích thân chuẩn đô đốc Louis Adolphe Bonard làm chủ báo. Khi từ Pháp sang Sài Gòn, Bonard đem theo máy in, chữ in Pháp, thợ in, đến ngày 29-9-1861 bắt đầu phát hành số công báo đầu tiên. Nhưng công báo chỉ lưu hành trong nội bộ quân Pháp vì lúc đó ít người Việt đọc được chữ Pháp. Năm sau, Bonard phát hành tiếp công báo Le Bulletin des Communes bằng Hán ngữ nên phổ biến hơn, phát xuống cho chánh quyền các địa phương miền Đông Nam Kỳ. Tờ báo thứ ba là Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp), đăng những thông tin phục vụ cuộc chiếm đóng và cai trị thời kỳ đầu tại Nam Kỳ. Tờ báo thứ tư là Le Courrier de Saigon bắt đầu đăng thêm mỗi số một phụ trang văn học, lịch sử và những trang tư liệu phục vụ và kêu gọi đầu tư thương mại từ Pháp vào vùng Viễn Đông.
Các tờ báo ra đời giai đoạn đầu tiên 1861-99
Đầu tiên là các báo Pháp ngữ.
– 1861 – Le Bulletin Officiel d’Expédition de la Cochinchine (Thành tích biểu Viễn chinh Nam Kỳ).
– 1862 – Le Bulletin des Communes (Thành tích cộng đồng).
– 1863 – Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp).
– 1864 – Le Courrier de Saigon (Sài Gòn thời báo, 1864-1904).
Từ năm 1865 có thêm các báo quốc ngữ.
– 1865 – Annuaire de la Cochinchine Francaise (Niên giám Nam Kỳ); Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine (Tạp chí Uỷ ban Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ); Gia Định Báo.
– 1869 – Budget du port de commerce de Saigon (Ngân sách cảng và thương mại Sài Gòn); Bulletin de la Chambre de commerce de Saïgon (Tập san Phòng Thương mại Sài Gòn).
– 1875- Cochinchine – Budget local pour lexercise (Nam Kỳ-ngân sách địa phương hàng năm).
– 1879 – Excursions et reconnaissances – Cochinchine Francaise.
– 1880 – Procès-verbaux du Conseil colonial – Cochinchine française (Biên bản họp Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ).
– 1881 – Bulletin officiel de l’ Cochinchine (Công báo Nam Kỳ).
– 1881? – Indépendant de Sài Gòn – Journal politique, liltéraire, commercial, et d’ annonces (Sài Gòn độc lập – báo chính trị, văn chương, thương mại và rao vặt).
– 1883 – Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises de Saigon (Tạp chí Hội Nghiên cứu Đông Dương tại Sài Gòn); Le Bulletin du Comité d’Etudes Agricoles, Industrielles et Commerciales de l’Annam et du Tonkin (Tạp chí Uỷ ban Nghiên cứu Canh nông, Kỹ nghệ và Thương mại Trung Kỳ và Bắc Kỳ).
– 1884 – L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ).
– 1885 – Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo (Bulletin officiel en Langue Annamite).
– 1886 – Budget local ‘Indochine, Tonkin (Ngân sách địa phương Đông Dương-Bắc Kỳ); Moniteur du protectorat de l’Annam et du Tonkin (Giám sát chế độ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ).
– 1888 – Bảo Hộ Nam Dân; Bulletin officiel de l’Indochine Francaise (Công báo Đông Pháp); Communiqué de la presse indochinoise (Thông tin báo chí Đông Dương); Đại Nam Nhật Báo; Le Courrier de Saïgon (1888); Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées ou lectures instructives pour les elèves des écoles primaires, communales et cantonales).
– 1889 – Annuaire général de l’ Indochine (Tổng niên giám Đông Dương); Journal officiel de l’indochine Française (1889-1951); L’Indépendance Tonkinoise (Độc lập Bắc Kỳ).
– 1890 – Discours du Gouverneur de l’Indochine; Journal judiciaire de l’Indochine française (Tạp chí Tư pháp Đông Dương).
– 1891 – Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo.
– 1893 – Revue indochinoise;
– 1894 – Lịch An Nam.
– 1897- Budget local ‘Indochine, Laos (Ngân sách địa phương Đông Dương-Lào); Bulletin économique de l’Indo-Chine (Tạp chí Kinh tế Đông Dương); L’Opinion (Công Luận); Le Courrier de la Cochinchine (Nam Kỳ thời báo); Nam Kỳ Nhựt Trình (Le Journal de Cochinchine).
– 1898 – Phan Yên Báo.
– (?) – Semaine Colonial (Tuần báo thuộc địa).
2- Báo chí giai đoạn 1900-13: thời kỳ bị hạn chế
Những năm cuối thế kỷ 19, chế độ bảo hộ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh. Công cuộc khai thác thuộc địa bắt đầu được đẩy mạnh. Báo chí trong nước và ở Pháp liên tiếp có nhiều bài phản ánh tệ trạng hà khắc, bóc lột nặng nề của bộ máy cai trị đối với dân chúng thuộc địa. Các cuộc phản kháng võ trang của phong trào Cần Vương và Văn Thân hầu như bị dẹp tan, nhưng giới trí thức tiến bộ bắt đầu chuyển hướng mạnh sang mặt trận chánh trị và văn hóa, mà trận địa là báo chí, với đội ngũ văn bút người Việt đông đảo hơn trước.
Lo ngại với tình hình trên, toàn quyền Paul Doumer kịch liệt yêu sách Chánh phủ Paris ngưng áp dụng Đạo luật Tự do báo chí 1881 ở Đông Dương. Ngày 30-12-1898, tổng thống Pháp Félix Faure ra sắc lệnh, qui định chế độ báo chí áp dụng đối với Đông Dương, giao cho toàn quyền Đông Dương được quyết định cho phép hay cấm đoán các tờ báo không phải bằng Pháp ngữ và không do người Pháp chủ trương, cùng với nhiều quyền hạn kiểm soát quản lý báo chí rộng lớn khác, bất chấp Đạo luật Tự do báo chí 1881 được Quốc hội Pháp thông qua.
Những năm đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ phổ biến khá rộng khắp ở Việt Nam. Bộ mặt kinh tế, xã hội, văn hóa có nhiều thay đổi nhảy vọt so với thế kỷ trước. Rất đông trí thức tân học xuất hiện, trong đó nhiều người muốn sử dụng văn bút và mặt trận văn học, báo chí làm phương tiện tuyên truyền, kích động quần chúng kháng Pháp, nhất là trong phong trào vận động Duy Tân (1904-08) và Việt Nam Quang Phục Hội (1912-16). Ngược lại chánh quyền thuộc địa Pháp cũng muốn tiếp tục tận dụng phương tiện báo chí theo chiều hướng có lợi cho việc cai trị và khai thác thuộc địa nên, càng nỗ lực hạn chế và cấm đoán các hành vi phản kháng trong giới văn báo bản xứ.
Từ năm 1900 đến 1912, có thêm nhiều tờ báo ra đời.
– 1900 – Compte administratif du budget local du Tonkin exercice (Báo cáo quản lý ngân sách tài khóa của Bắc Kỳ); Rapports au Conseil de gouvernement de l’Indo-Chine (Báo cáo của Hội đồng Chánh phủ Đông Dương).
– 1901 – Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (Tập san Viễn Đông Bác Cổ Học Viện); Nông Cổ Mín Đàm (Causeries sur lagriculture et le commerce); Rapport sur la situation administrative, économique et financière au Laos durant la période (Báo cáo tình hình hành chánh, kinh tế, tài chánh Lào).
– 1902 – Bulletin administratif de l’Annam (Công báo hành chánh Trung Kỳ); Bulletin du Secrétariat du gouvernement de la Cochinchine (Tập san của Ban thư ký Chánh phủ Nam Kỳ); Bulletin du Service Géologique de l’Indochine (Tập san Sở Địa dư Đông Dương).
– 1904 – Bulletin des Études Indochinoises (Tạp chí Nghiên cứu Đông Dương); Compte administratif du budget local du Laos pour l’exercice (Báo cáo quản lý ngân sách tài khóa của Lào); Le Courrier Saigonnais (Sài Gòn Thời Báo bộ mới).
– 1905 – Đại Việt Tân Báo (L’Annam); Nhựt Báo Tỉnh (Le Moniteur des provinces).
– 1907 – Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo; Lục Tỉnh Tân Văn.
– 1908 – Nam Kỳ Địa Phận (Semaine religieuse); Nam Việt Quan Báo; Notre Journal (Báo của chúng ta); Notre Ravue (Tạp chí của chúng ta).
– 1910 – Bulletin financier de l’Indochine.
– 1911- Budget général-Compte administratif (Báo cáo quản lý tổng ngân sách Đông Dương); Nam Việt Công Báo.
– 1912 – Chemins de Fer – Statistiques de l’année (Báo cáo thống kê hàng năm về Hỏa xa); Le Cri de Saïgon.
– (?) – Đông Dương Đại Pháp Công Nghiệp.
3- Báo chí giai đoạn 1913-39: thời kỳ phát triển
Năm 1911, Albert Sarraut sang làm toàn quyền Đông Dương. Trước khi bước vào con đường chánh trị, Sarraut từng là một nhà báo, làm biên tập viên thường trực tờ La Dépêche du Midi ở Toulouse, do đó muốn sử dụng báo chí cho mục đích chánh trị. Bắt đầu thực hiện chánh sách ve vãn thuộc địa, tuyên bố Pháp Việt đề huề, song song với việc nới lỏng chánh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Sarraut chủ trương nới lỏng báo chí rõ rệt từ năm 1913, mong dùng báo chí làm công cụ phản tuyên truyền đối phó với phong trào cách mạng trong nước và sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Hoa và Đức sang Việt Nam thời đó.
Thời kỳ 1913-18, việc nới lỏng báo chí còn cầm chừng, có tánh cách thử nghiệm, dò dẫm. Việc kiểm duyệt vẫn duy trì gắt gao. Trước và trong Đệ nhất thế chiến, tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc bạo động võ trang như: phong trào Hội Kín Nam Kỳ năm 1913, bạo động của Việt Nam Quang Phục Hội ở Huế và Trung Kỳ năm 1916, cuộc nổi dậy của binh lính và tù chánh trị Thái Nguyên năm 1917… Báo chí trong nước hầu như không tờ nào được tỏ thái độ ủng hộ phong trào kháng Pháp, hoặc nhân lúc Pháp sa lầy trong thế chiến để vận động giải phóng dân tộc. Ngược lại, có tờ báo còn hô hào Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc, kêu gọi góp người và của sang châu Âu giúp Pháp đánh Đức. Tin tưởng vào sự kiểm soát có hiệu quả nền báo chí thuộc địa, các toàn quyền sau Đệ nhất thế chiến an tâm phóng tay phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí Việt ngữ.
Sau khi chiến thắng trong Đệ nhất thế chiến, kinh tế Pháp và Đông Dương nhanh chóng khôi phục và phát triển mạnh. Giới tư sản bản xứ bắt đầu hình thành và phát triển. Đội ngũ trí thức tân học ngày càng đông đảo. Nhiều loại hình kinh tế, văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh hoặc mới xuất hiện như công nghiệp, điện ảnh, thoại kịch, thể dục thể thao, tân nhạc, thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn…
Từ đó, xã hội hình thành nhiều tổ chức, đảng phái chánh trị, tổ chức kinh tế, nghiệp đoàn, trường phái văn chương, nghệ thuật… Mỗi tổ chức, lãnh vực đều muốn thể hiện tiếng nói của mình qua báo chí để thỏa mãn và hoàn thành mục tiêu trong xã hội. Chữ quốc ngữ phổ biến rộng khắp. Sự phát triển kinh tế làm các đô thị tập trung đông dân cư hơn. Sài Gòn – Chợ Lớn từ 200.000 dân đầu thế kỷ, đến năm 1920 tăng lên 300.000 dân. Hà Nội năm 1920 có khoảng 120.000 dân. Các tỉnh lỵ khác mỗi nơi cũng tập trung từ 20.000 đến 100.000 dân. Điều này làm tăng đối tượng độc giả báo chí nhiều hơn trước.
Ba đối tượng quyết định sự phát triển báo chí là lực lượng độc giả, lực lượng văn bút và hệ thống nhà in, sau Đệ nhất thế chiến đều phát triển mạnh hơn trước. Dân chúng, nhất là ở các đô thị, ngày càng quan tâm đến thời cuộc và thích đọc sách báo. Thành phố Sài Gòn là đô thị lớn nhất Việt Nam về mọi phương diện. Điều kiện ra báo và chế độ kiểm duyệt ở Sài Gòn và Nam Kỳ tuy cũng bó buộc, nhưng được xem là lãnh thổ đồng đẳng của Pháp nên vẫn không quá gắt gao như ở Bắc và Trung Kỳ. Vì thế, ở Sài Gòn tập trung rất nhiều báo chí, nhà in, nhà xuất bản và hầu hết báo chí chánh trị đối lập thời đó đều chỉ tập trung ở Sài Gòn. Trung tâm báo chí thứ hai là Hà Nội cũng có nhiều báo, nhưng đa số là báo thông tin thời sự hoặc chuyên về văn học, lịch sử, kinh tế. Các thanh niên trí thức tân học và có tư tưởng cách mạng cấp tiến khắp nơi đều lần hồi tập trung vào Sài Gòn để có cơ hội hoạt động tốt nhất.
Báo chí xuất bản ở vài ba đô thị lớn, sau đó lưu hành khắp nơi trong nước, tới các vùng xa xôi sau một vài ngày và cộng thêm chút cước phí vận chuyển. Trong giai đoạn thử nghiệm mở rộng báo chí dưới thời toàn quyền Albert Sarraut, công dân Pháp xin ra báo dễ dàng, nên nhiều người Pháp nhận đứng tên ra báo Pháp ngữ hoặc quốc ngữ, sau đó cho mướn hoặc sang lại cho người Việt điều hành để kiếm lợi.
Sau Đệ nhất thế chiến, điều kiện mở báo dễ dàng hơn cho người Việt, mới có nhiều chủ báo người Việt như Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Kim Đính, Bùi Xuân Học, Diệp Văn Kỳ, Hoàng Tích Chu… Nhiều loại báo đặc biệt chuyên nghiên cứu về một vấn đề, dành riêng cho một giới độc giả cũng xuất hiện như báo chánh trị, phụ nữ, thiếu nhi, tôn giáo, kinh tế, sư phạm, văn chương…
Về nội dung, báo chí giai đoạn này có bài vở phong phú, bám sát thời sự, xuất hiện nhiều chuyên mục xã thuyết, phiếm luận, trình bày lập trường chánh trị. Các báo do thực dân Pháp chủ trương (Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí…) cố gắng cổ võ chánh sách ‘Pháp Việt đề huề’ và triệt hạ uy tín lực lượng kháng Pháp. Các báo có khuynh hướng cổ võ cách mạng (La Cloche Fêlée, Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung…) thì vạch ra tính chất mỵ dân của Pháp và hô hào tinh thần yêu nước kháng Pháp. Các tạp chí chuyên đề có nhiều bài nghiên cứu sâu sắc, công phu về văn học, triết lý, khoa học, kinh tế, xã hội có giá trị.
Về hình thức, kỹ thuật in ấn tiến bộ rõ rệt. Cách sắp chữ, chạy tít báo có nhiều cải tiến. Bài vở trình bày sáng sủa, nhiều trang ảnh mỹ thuật. Văn chương báo chí sáng sủa, gọn ghẽ, mạch lạc hơn trước.
Số lượng báo chí xuất bản công khai, hợp pháp tăng lên nhanh chóng.
Kể cả báo, tạp chí, kỷ yếu, niên san, năm 1932 có 318 tờ. Năm 1933 có 357 tờ. Quý 1 năm 1936 có 411 tờ, trong đó có 99 tờ báo, 166 tờ kỷ yếu và tạp chí, 146 tạp chí xuất bản hàng năm. Ngày 31-12-1936 có 445 tờ. Riêng về báo, năm 1932 có 92 tờ, trong đó có 48 báo quốc ngữ và 44 báo Pháp ngữ. Năm 1935 có 102 tờ, trong đó có 44 báo quốc ngữ và 58 báo Pháp ngữ.
Nhiều tờ báo có cuộc đời ngắn ngủi. Báo cũ chết đi và báo mới ra đời liên tiếp xảy ra và là chuyện bình thường trong làng báo. Chỉ riêng năm 1936, cả Đông Dương có 70 tờ báo đình bản và 96 tờ báo mới ra đời.
Số phát hành một số tờ báo tại Đông Dương năm 1938
Báo Pháp ngữ (bản) | Báo quốc ngữ (bản) | |
Tại Sài Gòn | – La Dépêche d’Indochine: 3.500.
– L’Impartial: 1.800. – L’Opinion: 1.200. – La Tribune indochinoise: 1.000. – Le Peuple (CS Đệ tam): 1.000. |
– Phóng Sự (Le Reportage): 11.500.
– Saigon: 11.000. – Điển Tín (édition vietnamienne de ‘La Dépêche’): 10.500. – Dân Tiến (Le Progrès social, tuần báo): 7.000. – Dân Chúng (Le peuple, bán nguyệt san, CS Đệ tam): 6.000. – Tranh Đấu (La Lutte, tuần báo, CS Đệ tứ): 3.000. |
Tại Hà Nội – Hải Phòng | – L’Avenir du Tonkin: 2.500.
– Le Courrier de Haïphong: 700. |
– Đông Pháp (nhật báo): 17.000.
– Ngày Nay (tuần báo): 7.000. |
Năm 1918, nhà văn Nguyễn Chánh Sắt và chủ nhà in Imprimerie de l’Union là Nguyễn Văn Của cùng một số thân hữu đã thành lập Nam Kỳ Nhật Báo Ái Hữu Hội tại Sài Gòn.
Trước năm 1936, tại Nam Kỳ cũng đã thành lập Hội Lương Hữu Báo Chí do Nquyễn Văn Sâm làm chủ tịch, tập hợp hàng trăm người làm báo khắp Đông Dương, mà đông nhất tại Sài Gòn.
Ngày 27-3-1937, Hội nghị báo giới toàn xứ Trung Kỳ khai mạc tại Đông Pháp lữ quán, số 7 Đông Ba, Huế, có 70 đại biểu tham dự, trong đó có 37 ký giả đại diện cho báo giới Trung Kỳ như Nguyễn Xuân Lữ (chủ nhiệm báo Nhành Lúa), Hải Triều, Hải Thanh, Lâm Mộng Quang (báo Nhành Lúa), Hồ Cát (báo Kinh Tế Tân Văn), Đinh Xuân Tiến (báo Effort/Cố Gắng), Hoàng Tân Dân (Văn Học Tuần San), Nguyễn Quý Hương, Nguyễn Xuân Thái (Tiếng Dân), Trần Thanh Địch, Lê Thanh Tuyên (Tràng An), Phan Thao (Sông Hương), Tôn Quang Phiệt, Trịnh Xuân An, Sơn Trà… Tại hội nghị này đã thành lập Hội Ái Hữu Báo Giới Trung Kỳ, ra tuyên bố đòi chính quyền Pháp cho tự do báo chí tại xứ bảo hộ Trung Kỳ.
Từ 12-4-1937, Hội nghị báo giới Bắc Kỳ tổ chức tại báo quán Tương Lai, 16B Đường Thành, Hà Nội, gồm 18 đại biểu 18 tờ báo tại Hà Nội gồm: Bạn Dân, Bắc Hà, Cậu Ấm, Hà Thành Thời Báo, Ích Hữu, L’Effort Indochinois, La Patrie Annamite, Le Travail, Ngày Nay, Rassemblement, Thời Thế, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tin Văn, Tinh Hoa, Trung Bắc Tân Văn, Tương Lai, Việt Báo, thành lập Hội Ái Hữu Báo Giới Bắc Kỳ, do Phan Tư Nghĩa làm chủ tịch, Tam Lang Vũ Đình Chí là thư ký.
Ngày 27-8-1938, sau quá trình đấu tranh bền bĩ và lâu dài, giới ký giả báo chí tổ chức Hội nghị Báo giới Đông Dương tại Hotel des Nations, Sài Gòn, cử đại biểu đến trao bản kiến nghị cho toàn quyền Đông Dương. Ngày 30-8-1938, toàn quyền Joseph Jules Brévié thay mặt Chánh phủ Pháp ra nghị định công bố Luật tự do báo chí, nhưng chỉ áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ. Hai năm 1938-39, chỉ riêng Sài Gòn đã có thêm hơn 60 tờ báo ra đời. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau thì bùng nổ Đệ nhị thế chiến, rồi tiếp đến quân Nhật kéo vào Đông Dương, chánh quyền Pháp-Nhật lại tranh nhau siết chặt kiểm soát báo chí.
Thời kỳ 1925-29, một số nhà cách mạng và trí thức, nhất là trong Đảng An Nam Độc Lập – Việt Nam Độc Lập, cũng phát hành trước sau hàng chục tờ báo Pháp ngữ và Việt ngữ làm phương tiện vận động độc lập cho Việt Nam ngay trên lãnh thổ Pháp.
Thời kỳ 1913-39 có nhiều tờ báo mới thành lập, là thời kỳ báo chí hùng hậu nhất thời thuộc Pháp.
a- Các báo có liên quan đến Đông Dương in bằng Pháp ngữ, Việt ngữ hoặc song ngữ tại Pháp
b- Các báo Pháp ngữ (1913-39) tại Việt Nam
c- Các báo Hán ngữ (1913-39) tại Việt Nam
d- Báo chí (1913-39) phân theo chủ đề
e- Các báo quốc ngữ (1913-39) phân theo năm ra đời
a- Các báo có liên quan đến Đông Dương in bằng Pháp ngữ, Việt ngữ hoặc song ngữ tại Pháp
Xin xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945)
b- Các báo Pháp ngữ (1913-39) tại Việt Nam
Theo sắc luật 30-12-1898, các báo không phải Pháp ngữ do người Pháp chủ trương đều phải xin phép trước và chịu sự kiểm soát gắt gao của nhà cầm quyền, vì vậy báo quốc ngữ rất khó nêu hết những ý kiến tự do, trung thực. Một số người Việt Nam muốn nói lên tiếng nói mạnh mẽ của mình phải nhờ một người Pháp đứng tên quản lý thì tờ báo dễ dàng được phát hành. Chánh quyền cũng muốn qua báo Pháp ngữ có dịp tuyên truyền, phổ biến nền văn hóa Pháp.
Các báo Pháp ngữ (1913-39) phân theo thứ tự năm thành lập
Năm 1913 – Revue France d’ Indochine (Đông Dương Tạp Chí).
– 1914 – Bulletin des Amis du Vieux Huế (Đô Thành Hiếu Cổ tập san); Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh).
– 1915 – Bulletin municipal de la ville de Hanoï.
– 1916- Mémoire Service Geologique Indochine (Kỷ yếu Sở Địa dư Đông Dương); Rapport au Conseil de gouvernement, Service des mines (Báo cáo của Sở Khai thác mỏ).
– 1917 – L’Eveil Economique de l’Indochine; L’Impartial (Trung lập).
– 1918 – Bulletin des Renseignements coloniaux; Correspondance universelle; La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ).
– 1919 – Le Midi colonial et maritime.
– 1920 – Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin (Kỷ yếu Hội Trí Tri Bắc Kỳ); L’écho Annamite (Tiếng vọng An Nam).
– 1921 – La Liberté.
– 1922 – La Libre Cochinchine; Lère Nouvelle (Thời mới); Le Paria (Người cùng khổ).
– 1923 – La Cloche Fêlée (Cái chuông rè); La Voix Annamite (Tiếng nói An Nam); Le Travail.
– 1924 – Extrême-Asie: revue indochinoise illustré: mensuelle (Viễn Á: tạp chí Đông Dương có hình); L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất Cánh); L’Indochine nouvelle; Le Progrès Annamite (Tiến bộ An Nam).
– 1925 – Bulletin bi-mensuel – Chambre de commerce de Saïgon; L’Indochine (Đông Dương); L’Indochine enchaînée (Đông Dương bị xiềng).
– 1926 – Annuaire administratif de l’Indochine (Niên giám hành chánh Đông Dương); L’Âme Annamite (Hồn An Nam); L’Annam; L’Annam Scolaire (Giáo dục An Nam); La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương); La Volonté Indochinoise (Ý chí Đông Dương); Le Jeune Annam (Thanh niên An Nam); Le Nhà Quê; Justice (Công lý).
– 1927 – Achats et Ventes (Mua và bán); Bulletin financier de l’Indochine et L’Indochine nouvelle réunis; Compte-rendu des travaux de la session ordinaire-Chambre des Représentants du Peuple du Tonkin (Biên bản hội nghị Viện Dân biểu Bắc Kỳ); L’Ami du Peuple Indochinois (Bạn dân Đông Dương); L’argus Indochinois (Đặc san Đông Dương); L’Âme Annamite (Hồn An Nam); La Jeune Indochine; La Résurrection (Hồi sinh); Le Jeune Indochine; Le Merle mandarin; Sacerdos Indosinensis (Giới tu sĩ Đông Dương).
– 1928 – L’Action Indochinoise (Đông Dương hành động); La Dépêche (Điển Tín).
– 1929 – Bulletin de police criminelle (Tập san Hình cảnh); Conseil des intérêts francais, économique et financiers du Tonkin (Hoạt động của Hội đồng Bảo vệ kinh tế tài chánh Pháp tại Bắc Kỳ); La Revue Franco-Annamite (Pháp Nam tạp chí); Rapport sur la situation administrative, économique et financière du Tonkin (Báo cáo tình hình hành chính, kinh tế, tài chính Bắc Kỳ); Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de l’Indochine (Tập biên bản kỳ họp Thượng hội đồng kinh tế tài chánh Đông Dương); Saïgon-potins.
– 1930 – L’Argus économique d’Indochine (Đặc san kinh tế Đông Dương); Le Revue Caodaiste (Tạp chí Cao Đài); Radio-Saïgon.
– 1931 – Indochine (Đông Dương); L’Annam Nouveau (Tân An Nam); L’Asie Nouvelle Illustrée (Tân Á minh họa Tạp chí); La Presse indochinoise (Báo Đông Dương); La Revue caodaïste; Revue judiciaire franco-annamite (Pháp-Viện Báo).
– 1932 – Chantecler; Chantecler revue; Le Populaire d’Indochine (Nhân dân Đông Dương); Oeuvre Indochinois.
– 1933 – La Lutte (Tranh đấu); La Patrie Annamite (Tổ quốc An Nam); Monde; Saigon.
– 1934 – Arrêté annuel sur l’alimentation (Niên giám thực phẩm); Bulletin fiduciaire de l’Indochine; L’Alerte (Sự báo động); L’Incorrigible (Kẻ bất trị).
– 1935 – L’école indochinoise (Học Báo); L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất Cánh, Hà Nội); Le canard déchainé (Con Vịt Đực); Nouvelle revue indochinoise; Partout (Khắp nơi); Renaissance Indochinoise (Phục Hưng Đông Dương); Union Indochinoise (Đông Dương liên hiệp).
– 1936 – Agir; La Gazette de Huế (Nhật báo Huế); La Nouvelle Revue Indochinoise (Tạp chí Tân Đông Dương); Le Fonctionnaire indochinois; Le Militant (Chiến binh); Le Travail (Lao động); Les Responsables (Những người hữu trách).
– 1937 – Blanc et jaune; Bulletin des Amis du Laos (Tạp chí Những người bạn của Lào); Effort (Nỗ lực); L’avant Garde (Đội tiền phong); L’Effort; L’Effort Indochinois (Nỗ lực Đông Dương); Le Cygne Bạch-nga; Le Flambeau d’Annam; Le Paysan de Cochinchine; Le Peuple (Nhân dân); Rassemblement (Tập họp).
– 1938 – L’Action ouvrière.
– 1939 – EST (Nguyệt san Phương Đông); Les Cahiers de la Jeunesse (Tập san Thanh Niên); Notre Voix (Tiếng nói chúng ta).
– (?) – Essor (Phồn vinh); Fléchettes (Mục tiêu); France-Asie (Pháp Á); France-Indochine (Đông Pháp); L’Indochine Nouvelle (Tân Đông Dương); La Presse d’Extrême-Orient (Viễn Đông Báo); La Voix Libre (Tiếng nói tự do); Le Cri de Hanoi (Tiếng khóc Hà Nội); Le Misogyne (Người ghét phụ nữ).
c- Các báo Hán ngữ (1913-39) tại Việt Nam
Các báo Hán ngữ không phát triển mấy vì bị chánh quyền hạn chế và lượng độc giả không nhiều, chủ yếu là các nhà cựu nho và người gốc Hoa ở các đô thị. Trong số báo Hán ngữ có thể kể:
– 1914 – Công Thị Báo.
– 1930 – Giác Ngộ.
– v.v…
d- Báo chí (1913-39) phân theo chủ đề
Báo chí thời kỳ 1913-39 hình thành nhiều nhóm chủ đề theo tánh chất tờ báo.
Nếu phân theo thời gian ra báo, có đủ cả nhật báo, bán tuần báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san, tạp chí.
Nếu phân theo thể loại chủ đề, có nhiều nhóm rõ rệt.
– Nhóm báo thân chánh quyền có: Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí…
– Nhóm chánh trị đối lập có: Dân Chúng, L’Annam, L’Avan garde, La cloche fêlée, La Lutte, Le peuple, Tranh Đấu… không chú trọng hay rất ít chú trọng đến lĩnh vực văn chương.
– Nhóm báo chánh trị theo chủ nghĩa quốc gia có: La tribune Indochinoise (của Đảng Lập Hiến), Mới (của nhóm Thanh Niên Dân Chủ), Tháng Mười (của nhóm Đệ Tứ Rưỡi)…
– Nhóm báo chánh trị theo đường lối Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản có: Bạn Bân, Cấp Tiến, Dân Tiến, Dân Chúng, Đời Nay, En Avant, Hà Thành Thời Báo, L’Avant garde, Le Peuple, Le Travail, Nhành Lúa, Notre voix, Rassemblement, Thế Giới, Thời Thế, Tin Tức…
– Nhóm báo chánh trị theo đường lối Tả Đối Lập – Đệ Tứ Quốc Tế có: Dân Mới, Đại Chúng, Đồng Nai, La Lutte, Le Militant, Nghề Mới, Nhật Báo, Phổ Thông, Phụ Nữ Thời Đàm, Sanh Hoạt, Sự Thật, Tháng Mười, Thầy Thợ, Thời Đại, Tia Sáng, Tranh Đấu, Tự Do, Văn Mới…
– Báo Pháp ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927: Journal des Étudiants Annamite de Toulouse; L’Annam Scolaire (An Nam Học Báo); L’Âme annamite; La nation annamite; La Tribune Indochinoise…
– Báo Việt ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927: Phục Quốc; Quan Sát; Tiếng Thợ; Việt Nam; Việt Nam Hồn; Vô Sản…
– Nhóm báo trào phúng có: Con Ong, Cười, Vịt Đực…
– Nhóm báo văn chương có: Hà Nội Báo, Hà Nội Tân Văn , Ích Hữu, Nghệ Thuật, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Sài Thành Họa Báo, Tiểu Thuyết Nam Kỳ, Tiểu Thuyết Sài Gòn, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Thứ Sáu, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Tuần San, Tinh Hoa, Văn Học, Văn Học Tạp Chí, Văn Học Tuần San, Văn Mới, Vẻ Đẹp…
– Nhóm báo về lao động và chuyên môn nghề nghiệp như: Ảo Thuật Tạp Chí, Chớp Bóng, Đua Ngựa, Lao Động, Pháp Luật Cố Vấn, Quảng Cáo Tuần Báo, Thần Bí Tạp Chí, Thầy Thợ, Thể Thao, Y Học Tân Thanh…
– Nhóm báo phụ nữ có: Đàn Bà, Đàn Bà Mới, Nữ Công Tạp Chí, Nữ Giới, Nữ Giới Chung, Nữ Lưu, Phụ Nữ Tân Văn, Phụ Nữ Tiến…
– Nhóm báo thanh thiếu niên, nhi đồng có: Cậu Ấm, Học Sinh, Mới, Tân Thiếu Niên, Truyền Bá…
– Nhóm báo tôn giáo có: Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Cao Đài Đông Dương Báo, Công Giáo Tiến Hành, Duy Tâm, Đuốc Tuệ, Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, Niết Bàn Tạp Chí, Pháp Âm, Pháp Âm Phật Học, Phật Hóa Tân Thanh Niên, Quan Âm Tạp Chí, Tam Bảo, Tiến Hóa, Tiếng Chuông Sớm, Từ Bi Âm, Vì Chúa, Viên Âm…
– Nhóm báo đơn thuần tin tức thời sự có chủ yếu là các nhật báo như: Công Luận, Điện Tín, Phóng Sự, Sài Gòn, Sài Thành…
v.v…
e- Các báo quốc ngữ (1913-39) phân theo năm ra đời
– Năm 1913 – Đông Dương Tạp Chí; Trung Bắc Tân Văn.
– Năm 1914 – Pháp Việt Thông Báo.
– Năm 1916 – Công Luận; Tân Đợi Thời Báo.
– Năm 1917 – An Hà Báo (An Hà Nhựt Báo); Nam Phong Tạp Chí; Nam Trung Nhựt Báo; Nam Việt Tề Gia.
– Năm 1918 – Đại Việt Tạp Chí; Đèn Nhà Nam; Nữ Giới Chung; Quốc Dân Diễn Đàn; Thời Báo (Sài Gòn).
– Năm 1919 – Nam Học Niên Khóa; Quan Báo.
– Năm 1920 – Học Báo (Hà Nội); Nam Kỳ Kinh Tế Báo; Sư Phạm Học Khoa; Thực Nghiệp Dân Báo.
– Năm 1921 – Hữu Thanh Tạp Chí; Khai Hóa (Khai Hóa Nhật Báo).
– Năm 1922 – Công Luận; Lời Thăm (Lời Thăm Các Thày Giảng); Nam Thành; Nhựt Tân Báo; Trí Tri (Tập kỷ yếu của Hội Trí Tri); Việt Nam Thanh Niên Tạp Chí .
– Năm 1923 – Đông Pháp Thời Báo; Khoa Học Tạp Chí (Hà Nội); Trung Hòa Báo; Vệ Nông Báo.
– Năm 1924 – Công Ích Toàn Thơ; Tân Dân Báo; Trung Lập Báo.
– Năm 1925 – Đông Pháp; Thanh Niên.
– Năm 1926 – An Nam Học Báo; An Nam Tạp Chí; Hồn Nam Việt; Nam Kỳ Khuyến Học Hội Tạp Chí; Phục Quốc; Sài Thành Nhật Báo; Tân Thế Giới; Tân Thế Kỷ; Văn Minh; Việt Nam Hồn (Việt Nam Hồn Báo).
– Năm 1927 – Công Giáo Đồng Thinh; Dân Báo (Hà Nội); Hà Thành Ngọ Báo; Kịch Trường Tạp Chí; Ngày Nay; Pháp Việt Nhứt Gia; Quảng Đại Báo; Rạng Đông Tạp Chí; Tân Tiến (Sài Gòn); Thần Kinh Tạp Chí; Tiếng Dân; Việt Nam (ở Paris).
– Năm 1928 – Điện Xa Tạp Chí; Đuốc Nhà Nam; Hà Tĩnh Tân Văn; Kỳ Lân Báo; Thanh Niên Tân Tiến; Việt Nam Văn Tập; Việt Thanh.
– Năm 1929 – Canh Nông Luận; Đông Tây (Đông Tây Tuần Báo); Nông Công Thương Báo; Pháp Âm; Pháp Nam Tạp Chí; Phật Hóa Tân Thanh Niên; Phụ Nữ Tân Văn; Thần Chung; Thần Nông Báo; Thương Vụ Tổng Biên; Tia Sáng; Tin Đạo.
– Năm 1930 – Bước Tới; Công Báo; Đông Dương Thương Báo; Đông Phương; Giải Phóng; Hoan Châu Tân Báo; Liên Hiệp; Long Giang Độc Lập; Nam Nữ Giới Chung; Người Lao Khổ; Phổ Thông (Hà Nội); Phụ Nữ Thời Đàm; Tả Trực Báo; Thanh Nghệ Tĩnh Tân Văn; Thương Báo; Tiếng Cười; Tiền Quân; Trường An Cận Tín; Tứ Dân Tạp Chí.
Tính đến năm 1930, đã có trên 80 tờ báo và tạp chí đang lưu hành trên toàn cõi Việt Nam, trong đó riêng tại Sài Gòn có hơn 50 tờ.
– Năm 1931 – Duy Tân; Đông Phương Báo; Khoa Học Tạp Chí (Sài Gòn); Kim Lai Tạp Chí; Nam Kỳ Thể Thao; Tam Kỳ Tạp Chí; Tân Thanh Tạp Chí; Thời Báo (Hà Nội); Tiểu Thuyết Chủ Nhật (Tiểu Thuyết Tuần Báo, Tiểu Thuyết Tuần San (a), Việt Dân (Việt Dân Báo).
– Năm 1932 – Bảo An; Bắc Kỳ Thời Báo; Chớp Bóng; Đông Dương Tả Phái Cộng Sản Báo; Đông Thanh Tạp Chí; Đồng Nai; Đuốc Vô Sản; Hình Vẽ; Họa Báo; Phong Hóa Tuần Báo; Phụ Nữ Tân Tiến; Sài Thành (của Bút Trà); Tân Á Tạp Chí; Tân Báo (Sài Gòn); Tân Thiếu Niên; Thời Báo (Hà Nội); Tiên Long Báo; Tiểu Thuyết Tuần San (b); Từ Bi Âm; Văn Học Tạp Chí.
– Năm 1933 – Bạn Trẻ (Hà Nội, Vinh); Bắc Hà; Chức Dịch Thơ Tín; Cùng Bạn; Đế Thiên Đế Thích; Hoàn Cầu Tân Văn; Khuynh Diệp; Nhật Tân; Nhi Đồng; Niết Bàn Tạp Chí; Phòng Canh Nông Nam Kỳ Tạp Chí; Quảng Cáo Phan Bá Đài; Saigon; Sài Thành Học Báo; Thanh Niên (Hà Nội); Văn Học Tuần San; Vận Động Báo; Viên Âm (Viên Âm Tạp Chí); Zân Báo.
– Năm 1934 – Chân Thanh; Đàn Bà Mới; Đông Phương (Đông Phương Tuần Báo); Hải Phòng Tuần Báo; Khoa Học Phổ Thông; Loa; Ngọ Báo; Nhân Loại; Phụ Nữ Tân Tiến (bộ mới); Phụ Trương Hoang Giang Nữ Hiệp (Tiểu Thuyết Thứ Bảy); Sao Mai; Sài Thành (của Trương Duy Toản); Tân Văn; Thanh Nghệ Tĩnh; Thương Mại; Tiểu Thuyết Thứ Bảy; Trung Tâm; Tương Lai Tạp Chí (Sài Gòn); Việt Dân (Việt Dân Báo, bộ mới).
– Năm 1935 – Ánh Sáng; Bình Dân; Cậu Ấm (Cậu Ấm Cô Chiêu); Chân Lạc; Chuyện Ngắn Nhi Đồng; Công Dân (Hà Nội); Công Thương (Công Thương Báo); Cười; Dân Quyền; Duy Tâm; Đàn Văn; Điển Tín; Đông Dương Chớp Bóng; Đông Tây Báo; Đông Thinh; Đời Mới; Đời Nay (Sài Gòn); Đuốc Nhà Nam bộ mới; Đuốc Tuệ; Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp; Hải Phòng Tuần Báo (bộ mới); Hoạt Động; Hồn Trẻ; Hướng Đạo; Kịch Bóng; Kiến Văn; Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội; Mai; Majestic Chớp Bóng; Ngày Nay; Nghe Thấy; Nghề Mới (Sài Gòn); Sài Gòn Ngọ Báo; Sống; Tân Nữ Lưu; Tân Thời (Tân Thời Tuần Báo); Tân Tiến (Vĩnh Long); Thẳng Tiến; Tiến Hóa (Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội); Tiếng Chuông Sớm; Tiếng Trẻ; Tiểu Thuyết Nam Kỳ; Tiểu Thuyết Sài Gòn; Tiểu Thuyết Thứ Hai; Tiểu Thuyết Thứ Sáu; Tin Văn; Tràng An (Tràng An Báo); Trung Kỳ; Tứ Dân Văn Uyển; Văn Học; Việt Nam (ở Sài Gòn); Zân (Sài Gòn).
– Năm 1936 – Báo Tiểu Thuyết; Cẩm Thành Tạp Chí; Công Giáo Tiến Hành; Cười; Dân Tiệp; Đại Đạo; Đuốc Văn Minh; Hà Nội Báo; Học Sinh (Sài Gòn); Hồn Cách Mạng; Ích Hữu (Ích Hữu Tuần Báo); Kiến Văn Tùng Báo; Kinh Tế Tân Văn; Lao Động; Mặt Trận Đỏ; Nghề Mới (Hải Phòng); Ngọ Báo; Nông Công Thương Thời Báo; Nữ Công Tạp Chí; Nữ Lưu; Phấn Đấu; Phổ Thông (Sài Gòn); Phổ Thông Bán Nguyệt San; Sài Gòn Tiểu Thuyết; Sài Gòn Tiểu Thuyết Tùng Thư; Sông Hương; Sự Thật; Tân Tiến (Sài Gòn); Tân Xã Hội; Thế Giới Tân Văn; Thời Sự (Thời Sự Tuần Báo); Thợ Thuyền; Tiến Bộ (Bắc Ninh); Tiếng Vang Làng Báo; Trung Nam Bắc; Tuyệt Phích; Tương Lai (Hà Nội); Văn Mới; Vì Chúa; Việt Báo; Y Khoa Tạp Chí; Ý Dân.
– Năm 1937 – Anh Niên; Âu Tây Tư Tưởng; Bạn Dân; Bạn Thiếu Niên; Bạn Trẻ (Sài Gòn); Bước Tới; Canh Nông Luận (bộ mới); Dân Đen; Đông Dương Tạp Chí – bộ mới; Đông Tây Tiểu Thuyết Báo; Hà Thành Thời Báo; Hợp Nhứt; Kinh Tế Tân Văn; Ly Tao Tuần Báo; Nay; Nắng Xuân; Nhành Lúa; Nhựt Báo; Pháp Âm Phật Học; Tam Bảo; Tân Việt Nam (Hà Nội); Tấn Công; Thời Thế (Hà Nội); Tiếng Chuông; Tiếng Kêu; Tiểu Thuyết Thứ Ba; Tiểu Thuyết Thứ Năm; Tiểu Thuyết Tuần San (c); Tinh Hoa; Tranh Đấu; Trong Khuê Phòng; Việt Nữ.
– Năm 1938 – Bắc Kỳ Dân Báo; Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cấp Tiến; Chuyện Đời; Công Dân (Sài Gòn); Công Nhân; Công Nông Hiệp Nhứt; Dân; Dân Chúng; Dân Mới; Dân Muốn; Dân Sanh; Dân Tiến; Đại Chúng (Sài Gòn); Đại Đồng; Đất Việt; Đọc; Đông Dương; Đời Nay (Hà Nội); Đuốc Công Lý; Gió Mùa; Hy Sinh; Nam Cường; Ngày Mới (Sài Gòn); Nghệ Thuật; Những Tác Phẩm Hay; Nữ Giới; Pháp Âm Tạp Chí; Pháp Luật Cố Vấn; Phóng Sự (1); Phổ Thông (Đệ Tứ); Phổ Thông (Đệ Tam); Phụ Nữ; Phụ Nữ Thời Đàm (bộ mới); Phục Hưng Báo; Quan Âm Tạp Chí; Quốc Gia; Sài Gòn Tiền Báo; Sanh Hoạt; Sự Thật; Tân Báo (Hà Nội); Tân Tiến (Sa Đéc); Thái Dương; Tháng Mười; Thanh Niên Báo; Thầy Thợ; Thế Giới; Thể Thao; Thời Đại (Sài Gòn); Thợ Thuyền Tranh Đấu; Tiến Bộ (Sài Gòn); Tiến Hóa (Rạch Giá); Tiếng Địch; Tiểu Thuyết; Tiểu Thuyết Nhật Báo; Tin Tức; Tự Do; Văn Nghệ; Vẻ Đẹp; Việt Kiều Nhật Báo; Việt Nam Thương Mại Kỹ Nghệ; Vịt Đực; Vui; Xuân Lao Động; Y Học Tân Thanh; Zân (Hà Nội).
– Năm 1939 – Ảo Thuật Tạp Chí; Bảo Mệnh Cẩm Nang; Chỉ Trích; Con Ong; Công Nghệ Thương Mại; Dân Báo (Sài Gòn); Dân Chúng Tuần Báo; Dân Nam; Đàn Bà; Độc Lập; Đua Ngựa; Hà Nội Tân Văn; Học Sinh (Hà Nội); Mới; Nài Ngựa; Ngày Mới (Hà Nội); Người Mới; Pháp Việt (1); Quảng Cáo Tuần Báo; Quốc Gia Nhật Báo; Tao Đàn (Tạp chí~); Thần Bí Tạp Chí; Tia Sáng; Tiến Tới; Tin Mới; Tổng Xã Báo; Trào Phúng; Văn Hóa Tạp Chí; Văn Lang Tuần Báo; Văn Mới (bộ mới).
– (? 1913-1939) – Bắc Kỳ Xã Hội Phổ Tế Nguyệt San; Đông Dương Tuần Báo; Hãng Radio-Saigon; Kỷ Yếu Nha Học Chính Đông Pháp; Nam Dân Tạp Chí; Phụ Nữ Tiến; Quốc Hoa Tuần Báo; Thiếu Nhi; Thời Vụ; Thời Vụ Mới…
4- Báo chí giai đoạn 1940-45: thời kỳ ảnh hưởng thế chiến
Hai năm 1938-39, Nam Kỳ được hưởng trở lại qui chế Luật tự do báo chí, nên việc ra báo quốc ngữ dễ dàng hơn trước, chỉ riêng Sài Gòn có hơn 60 tờ báo ra đời. Làng báo có nhiều tờ báo chánh trị đối lập như Tự Do, Sự Thật, Tháng Mười, Dân Quyền, Đuốc Công Lý, Chỉ Trích, Tia Sáng, Tiến Tới, Mới… (ở Nam Kỳ), Cấp Tiến, Tin Tức… (ở Trung và Bắc Kỳ).
Lúc này, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Về chánh trị, các lượng lực cách mạng Việt Nam rút tỉa nhiều kinh nghiệm thất bại lẫn thành công của thời kỳ trước. Các tổ chức chánh trị ra đời ngày càng nhiểu, theo nhiều khuynh hướng khác nhau: quốc gia, cộng sản, thân Pháp, tôn giáo… Các lãnh vực vă