24/10/2017, 09:16
Lê Lợi giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424 -1426)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7, bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424 -1426) 1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? Trước tình hình quân Minh tấn công ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7, bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424 -1426)
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Nguyễn Chích đã có những nhận định đúng đắn về vị trí vùng đất từ Nghệ An trở vào Nam: Đất rộng người đông, lực lượng quân Minh ít, nhân dân đều mong muốn tham gia khởi nghĩa.
Với kế hoạch chuyển hướng tấn công vào Nghệ An, chỉ trong khoảng một thời gian, nghĩa quân đã giải phóng được Nghệ An, Thanh Hoá.
Câu hỏi: Kế hoạch của Nguyễn Chích có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn về thế và lực?
Việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích (chuyển quân vào Nghệ An) đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và tăng thêm sự kiểm soát của nghĩa quân trên một phạm vi rộng lớn, tạo điều kiện để nghĩa quân tiếp tục đánh về phía nam, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Nghĩa quân giành được thế chủ động, lực lượng ngày càng đông và trưởng thành trong chiến đấu.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Câu hỏi: Việc giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hoá (1425) có ý nghĩa gì?
Việc giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hoá (1425) đã tạo nên thế và lực mới, giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi sự bao vây.
Quân địch rơi vào thế cô lập, vây hãm, và bị động, tạo điều kiện cho quân ta tung đòn quyết định, tấn công ra Bắc đánh tan quân Minh, kết thúc cuộc kháng chiến.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Câu hỏi: Dựa vào lược đồ (hình 41, trang 88 SGK), em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nêu nhận xét về kế hoạch đó.
- Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:
+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo:
+ Đạo thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.
+ Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
+ Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhận xét về kế hoạch:
Đây là một kế hoạch rõ ràng, kĩ càng và hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, kết hợp cùng nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh.
Câu hỏi: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt:
- Tháng 02/1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thì già, trẻ thi nhau đem trâu, rượu đến đón tiếp và khao quân.
- Mỗi châu, huyện được giải phóng có đến hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân.
Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Nguyễn Chích đã có những nhận định đúng đắn về vị trí vùng đất từ Nghệ An trở vào Nam: Đất rộng người đông, lực lượng quân Minh ít, nhân dân đều mong muốn tham gia khởi nghĩa.
Với kế hoạch chuyển hướng tấn công vào Nghệ An, chỉ trong khoảng một thời gian, nghĩa quân đã giải phóng được Nghệ An, Thanh Hoá.
Câu hỏi: Kế hoạch của Nguyễn Chích có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn về thế và lực?
Việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích (chuyển quân vào Nghệ An) đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và tăng thêm sự kiểm soát của nghĩa quân trên một phạm vi rộng lớn, tạo điều kiện để nghĩa quân tiếp tục đánh về phía nam, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Nghĩa quân giành được thế chủ động, lực lượng ngày càng đông và trưởng thành trong chiến đấu.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Câu hỏi: Việc giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hoá (1425) có ý nghĩa gì?
Việc giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hoá (1425) đã tạo nên thế và lực mới, giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi sự bao vây.
Quân địch rơi vào thế cô lập, vây hãm, và bị động, tạo điều kiện cho quân ta tung đòn quyết định, tấn công ra Bắc đánh tan quân Minh, kết thúc cuộc kháng chiến.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Câu hỏi: Dựa vào lược đồ (hình 41, trang 88 SGK), em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nêu nhận xét về kế hoạch đó.
- Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:
+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo:
+ Đạo thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.
+ Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
+ Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhận xét về kế hoạch:
Đây là một kế hoạch rõ ràng, kĩ càng và hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, kết hợp cùng nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh.
Câu hỏi: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt:
- Tháng 02/1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thì già, trẻ thi nhau đem trâu, rượu đến đón tiếp và khao quân.
- Mỗi châu, huyện được giải phóng có đến hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân.