Làm thế nào tính được nhiệt độ trong không gian? - Câu hỏi hay
Xin hỏi căn cứ vào đâu để tính toán nhiệt độ trong không gian? (Vũ Thùy Linh) Làm thế nào để tính được nhiệt độ trong không gian? Ảnh minh họa: NASA Mời độc giả đặt câu hỏi tại ...
Xin hỏi căn cứ vào đâu để tính toán nhiệt độ trong không gian? (Vũ Thùy Linh)
Làm thế nào để tính được nhiệt độ trong không gian? Ảnh minh họa: NASA |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Cặp nhiệt kế vào nách các thiên thể bạn ạ. - (Minh)
Dựa vào màu sắc là cơ bản ! Ví dụ :
+ Màu đỏ thẫm : 600 oC
+ Màu đỏ tươi : 1.000 oC
+ Màu cam : 3.000 oC
+ Màu vàng trắng : 6.000 oC
+ Màu trắng : 12,000-15.000 oC
+ Màu lam trắng : trên 25.000 oC
+...
Cách thực hiện đơn giản nhất là so sánh giữa độ sáng nhìn thấy và độ sáng của ảnh chụp. Nếu thích nghiên cứu, khám phá hơn về sao thì bạn xem thêm biểu đồ Hertzsprung-Russell (thường được viết tắt là biểu đồ H-R). - (convoiyeudoi)
Họ dùng 1 tấm kính để thu lại dải quang phổ ảnh sáng phát ra từ hành tinh đó, rồi dùng những cách tính toán phức tạp từ đó họ biết được khoản cách hành tinh đó, trọng lượng, các chất, nhiệt độ...vật lý lớp 12 có học về điều này. - (huynhquangngoc2013)
Dùng máy quang phổ bạn à - (rakion8246)
Phân tích quang phổ bạn ơi - (Tinh Huynh)
Ở trên vũ trụ có các loại bức xạ nhiệt và vô số thứ tia, có cả tia cực tím, tia sáng, ... Người ta dựa vào mấy cái đó để mà đo nhiệt độ. Bạn ko thấy khi đưa tay vào chỗ có nắng, bạn sẽ thấy nóng hơn à? Đó chính là lý do đấy, theo như mình biết. (không biết đúng ko, hi hi) :-D - (ngandung)
Dựa vào quang phổ - (phi phi Tran)
Chào bạn,
Ng ta thường ước tính nhiệt độ của các thiên thể trong không gian dựa vào độ sáng và phân tích bước sóng của các tia sáng từ thiên thể phát ra. Dựa vào phân tích sóng ánh sáng ng ta có thể xác định thành phần của ngôi sao, và so sánh vs số liệu trg phòng thí nghiệm để ước tính nhiệt độ. - (Vinh Trung Ha)
Phân tích quang phổ ánh sáng sẽ biết được nhiệt độ - (Lâm)
Họ không đo nhiệt độ của nó, vì nó rõ ràng là vô nghĩa. Họ đo năng lượng của plasma dư trong không gian, có thể được tính đến một nhiệt độ (không gian là không có chân không đúng), nhưng yếu tố quan trọng hơn là thân hoặc bề mặt nhiệt độ của một đối tượng trong không gian. Khi bạn đọc, rằng nhiệt độ trong không gian đi từ -180 ° C đến + 250 ° C, họ thực sự nói về những nhiệt độ thân tàu.
Hầu hết nhiệt được vận chuyển trong không gian bằng bức xạ và không phải bởi sự đối lưu hoặc dẫn. Đó là lý do tại sao tàu vũ trụ cần bề mặt tản nhiệt lớn. Chúng được sử dụng để phát ra nhiệt từ bên trong tàu vũ trụ là bức xạ hồng ngoại. vì một quy luật vật lý (gọi là bức xạ vật đen), có một mối quan hệ giữa nhiệt độ của bề mặt và sức mạnh bức xạ mà nó phát ra. Và cũng là cách khác xung quanh, mối quan hệ giữa công suất bức xạ mà nó nhận được và nhiệt độ cân bằng thức của đối tượng.
Bởi vì luật đó, đó là hiệu quả hơn để có kim loại đánh bóng hoặc các bề mặt màu trắng trong không gian: Những cần nhiều năng lượng hơn để có được ấm áp. - (B Le)
Căn cứ vào độ nóng đó bạn - (Định Nguyễn)
Các nhà khoa học dựa vào rất nhiều yếu tố như: Quang phổ, các loại sóng.....do các hành tinh phát ra hoặc phản xạ lẫn nhau. Trong đó có 1 yếu tố chính đó là dựa vào quang phổ. Chắc bạn cũng biết, ngọn lửa màu hồng (than, củi....) sẽ có nhiệt độ thấp hơn ngọn lửa màu xanh (khí ga, cồn...). Trong trường hợp này cũng tương tự thế. Dựa vào ánh sáng do các hành tinh phát ra, các nhà khoa học không chỉ ước lượng được nhiệt độ mà còn đo được khoảng cách và kích thước của các hành tinh nữa. Đo các loại sóng và các yếu tố khác sẽ làm tăng tính chính xác các số liệu từ quang phổ - (Tiểu Hồ Lô)
Người ta tính bằng cách phân tích quang phổ. - (Đoàn Văn Dương)
Mỗi nhiệt độ sẽ phát ra bức xạ, giống như bạn quan sát hình ảnh qua kính hồng ngoại vậy, dựa các loại bức xạ thu được người ta sẽ biết được nhiệt độ của ngôi sao. - (Taskan Thai)
Đơn giản. Để đo được nhiệt độ ngoài không gian.(chỉ là khoảng bao nhiêu độ). Người ta dựa vào thang màu. Màu đen là lạnh nhất đến màu đỏ là nóng nhất. Mỗi 1 màu tương ứng với 1 nhiệt độ ước lượng. - (Đào Anh Phát)
Mình không biết, nhưng theo ý kiến của các bạn trên thì là dùng máy quang phổ bạn nhé! - (Minh Tuấn)
Theo chương trình vật lý phổ thông , nhiệt độ nóng hay lạnh của vật là do các nguyên tử của vật chuyển động nhanh hay chậm. Trong không gian môi trường gần như là chân không ( hầu như không có nguyên tử nào ở đó ) nên khái niệm về nhiệt độ hầu như không có. Ví dụ bạn bỏ nhiệt kế vào bình thí nghiệm hút chân không, thì nhiệt độ của nhiệt kế sẽ không thay đổi so với trứoc khi bỏ vào bình. Vì nhiệt kế không nhận thêm nhiệt hay mất đi nhiệt trong môi trường chân không do đó ta không đo được nhiệt độ của môi trừơng chân không hay nói cách khác không có khái niệm nhiệt độ trong môi trướng chân không.
Còn khái niệm nhiệt độ có được định nghĩa nâng cao trong chương trình vật lý ở đại học hay không ? Học lâu qúa rồi, tôi không còn nhớ nũa ! - (Bu Luxu)
Người ta tính toán nhiệt độ của vật thể bằng cách phân tích bước sóng của ánh sáng phát ra từ vật thể đó. Nếu bạn nhìn lên bầu trời, các sao có màu trắng hoặc xanh sẽ nóng hơn ngôi có màu đỏ hoặc vàng. Cũng giống như khi bạn nhìn vào ngọn lửa của bếp ga, ngọn lửa màu xanh thường nóng hơn lửa màu đỏ.
Công thức chính xác là: Nhiệt độ (Kelvin) = 3 * 106 / bước sóng (nanometer) - (Binh)
thì phải dựa vào ánh sáng thôi, xem nó mạnh hay yếu từ đó tính được nhiệt độ. - (Taylor Vũ)
hình như tia hồng ngoại thì phải - (Hatake)
Dựa vào bước sóng ánh sáng phát ra tại điểm đo. Ví mỗi loại bước sóng có một khoảng nhiệt độ khác nhau. - (Chí Công)
Theo tôi thì các nhà khoa học dựa vào màu sắc từng vùng không gian để tính toán ra nhiệt độ. - (Nguyễn văn hải)
Một trong nhiều những căn cứ là dựa vào quang phổ bạn ơi. - (Phan Tú)
Dựa vào quang phổ phát ra - (Hai dang)
Dựa vào quang phổ chỉ ước tính được nhiệt độ của các vật chất bức xạ hay hấp thụ ánh sáng. Đằng này người ta hỏi là làm thế nào đo được nhiệt độ trong chân không cơ mà. Có ai biết không. - (tieuquy)
hai vật có cùng nhiệt độ phát ra quang phổ Liên tục giống nhau mà không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nguồn sáng. do đó người ta dựa vào quang phổ liên tục thu được để xác định nhiệt độ của các thiên thể, vì sao. - (nguyen anh dung)
Phải vác nhiệt kế lên đó ban ạ - (Vanphuong Mai)
Dựa vào quang phổ của ánh sáng thu được - (Bình luận trên Vnexpress lâu được đăng quá)
Để hiểu rõ, bạn về mượn sách giáo khoa Vật lý 12 đọc chương Sóng Ánh Sáng phần quan phổ thì bạn sẽ thấy không chị đo được nhiệt độ mà còn nhận biết được các chất trong vũ trụ nhờ Quang Phổ. - (phimtorrent.com)
Đơn giản thôi lấy máy đo nhiệt độ của trẻ em đem ra ngoài không gian bấm 1 cái chưa tới 30s là có kết quả liền - (Dang Hua Hai)
Không biết quang phổ có chính xác không nhỉ, vì mới chỉ là ước tính dự đoán. - (TanHung-Bio)