09/06/2018, 23:29

Tại sao gương có thể phản xạ ánh sáng? - Câu hỏi hay

Tại sao gương có thể phản xạ ánh sáng hoàn toàn mà không bị nóng? (Huỳnh Ba) Tại sao gương có thể phản xạ ánh sáng mà không nóng? Ảnh minh họa:  Tree hugger Mời độc giả đặt câu ...

Tại sao gương có thể phản xạ ánh sáng hoàn toàn mà không bị nóng? (Huỳnh Ba)

tai-sao-guong-co-the-phan-xa-anh-sang

Tại sao gương có thể phản xạ ánh sáng mà không nóng? Ảnh minh họa: Tree hugger

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Sự hình thành hạt photon là một bí ẩn của vật lý hiện đại, vật chất không tự nhiên sinh ra và mất đi, vậy hạt photon hình thành từ đâu trong bóng đèn điện, đây là câu hỏi?
Còn câu trả lời cho gương là sự tương tác của hạt photon với các dạng cấu trúc vật chất khác nhau sẽ hình thành sự hấp thu và phản xạ khác nhau, điều đó phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa hạt photon với hạt electron có mức năng lượng khác nhau để phản xạ các bước sóng khác nhau của các mầu sắc khác nhau có thể nhìn thấy. Nhưng riêng đối với gương là kim loại bạc nguyên chất có lớp điện tử tự do eletron, thì sự tương tác giữa photon và electron không xảy ra mức hấp thu năng lượng dẫn tới các gương sẽ phản xạ hoàn toàn ánh sáng mà không bị nóng (đừng nhầm gương là bạc nguyên chất với kim loại dạng oxit). Cơ chế tương tác giữa hạt photon với điện tử tự do của kim loại nguyên chất là cơ chế hoạt động của pin mặt trời./. - (Tran Xuan Xanh)

Là nhờ lớp bạc tráng sau lưng gương, nó không hấp thụ ánh sáng nên phản xạ lại 100% tia sáng tới nó. - (Nguyễn Văn An)

Mình nghĩ thế này, theo thuyết tương đối thì ánh sáng là một dạng vật chất. Ánh sáng có tính chất sóng và hạt. Bạn tưởng tưởng ánh sáng là một nắm viên bi, khi bạn ném nắm bi đó vào tường hoặc nền nhà thì các viên bi văng ngược trở lại. Tuy nhiên, bạn ném nắm bi đó vô đống cát, thì các viên bi bị giữ lại trong cát. Các hạt ánh sáng cũng có hiện tượng tương tự khi bay vào bề mặt phản xạ ánh sáng và hấp thụ ánh sáng. - (Nguyễn Tấn Phúc)

Theo mình biết thì bề mặt nào cũng phản chiếu được ánh sáng, nhưng bề mặt của vật có độ phẳng nhiều hay ít sẽ phản xạ lại hay tán xạ ra xung quanh, bề mặt màu gì thì sẽ hấp thụ mọi tia và phản xạ lại màu đó,theo như thế thì gương có màu trắng sẽ phản xạ lại hàu hết các tia, còn màu đen sẽ cản hầu hết các tia, nên gương sẽ được thiết kế sao cho thật phẳng bằng cách chế tạo bằng thuỷ tinh và có màu sao cho phản xạ lại tối đa các màu bằng cách tráng bạc lên tấm thuỷ tinh, cái tính chất của vấn đề này là bề mặt và màu sắc, ... theo hiểu biết của em là như thế! - (Xuân Tiến)

Gương mà không phản xạ được ánh sáng thì chị em phụ nữ sẽ rất buồn, vì không có cái gì để soi sắc đẹp của mình. - (rasx2610)

Vẫn bị nóng nhé! - (Bình luận trên Vnexpress lâu được đăng quá)

Nóng chứ sao ko nóng ! - (TeoCT)

Chưa thử mà đã nêu vấn đề, nóng đấy chứ sao lại ko nóng? - (Dungta)

Gương phản xạ ánh sáng nhờ lớp tráng bạc ở mặt sau. Trong ánh sáng như ánh sáng mặt trời ngoài ánh sáng nhìn thấy còn có tia hồng ngoại và tử ngoại.Gương chỉ phản xạ ánh sáng nhìn thấy được, 1 phần tia hồng ngoại và tử ngoại nên gương vẫn bị nóng lên khi đem ra phản chiếu ánh sáng mặt trời. - (Trí Nguyễn Minh)

nguyên nhân ánh sáng làm nóng các vật thể là do bức xạ nhiệt. Gương có khả năng phản xạ hoàn toàn các bức xạ này nên không bị làm nóng - (Búa Lớn)

bác mang tấm gương ra phơi xem nó có nóng không?nó chỉ phản xạ lại phần lớn thôi bác ạ...không phải hoàn toàn đâu - (Hai Tung)

Hiện tượng phản xạ toàn phần (còn được gọi là phản xạ nội toàn phần)(tiếng Anh: total internal reflection) là một hiện tượng quang học. Nó được phát biểu thành định luật sau:

Cho hai môi trường 1 và 2 với độ chiết suất tương ứng là n1 và n2 và n2i_gh, với i_gh là góc khúc xạ giới hạn) thì tia sáng sẽ phản xạ ngược trở lại môi trường cũ (thay vì khúc xạ sang môi trường mới).
Trong định luật trên, góc khúc xạ giới hạn (còn được gọi là góc khúc xạ tới hạn) được tính theo công thức: i_gh = arcsin(n2/n1). - (GIỚI HẠN)

Mình nghĩ là do kết cấu phân tử của gương thoả mãn 2 điều kiện:
1. Không hấp thụ tất cả (hầu hết) các tia sáng có bước sóng nằm trong vùng nhìn thấy.
2. Phản xạ lại các tia sáng đó theo đúng các định luật phản xạ, tức là với cùng một góc tới thì tại mọi điểm trên gương phải tạo ra cùng một góc phản xạ.
Thực ra thì tất cả mọi gương đều hấp thụ một phần nhỏ ánh sáng chiếu vào, tuy nhiên lượng hấp thụ đó rất nhỏ nên hầu như gương không nóng lên.
Còn có loại vật chất khác cũng không hấp thụ phần lớn ánh sáng chiếu vào, nhưng ánh sáng lại phản xạ ra khỏi vật ở các góc khác nhau (sự tán xạ) và lúc đó ta nhìn vật thấy màu trắng. - (Hồ Tri)

vấn đề là ko có vật gì phản xạ 100% ánh sáng kể cả tia hồng ngoại nên gương vẫn nóng lên nha bạn. - (Độc Lang)

Khi vật chất hấp thụ ánh sáng, nó nhận một phần ( thể hiện dưới dạng nhiệt) và trả lại (phản xạ) môi trường phần còn lại. Phụ thuộc vào cấu tạo vật chất và bước sóng ban đầu mà sóng phản xạ có bước sóng gì - "màu" gì. Thủy tinh gần như không hấp thụ ánh sáng ( ánh sáng xuyên qua được) mà chủ yếu là "chất bẩn" trong thủy tinh hấp thụ. Dưới bề mặt kính, người ta có tráng một lớp "thủy", lớp này (vật chất này) phản xạ hầu như toàn bộ năng lượng sáng mà nó thu được. - (Quán)

Ai nói với bạn là gương phản xạ hoàn toàn và không bị nóng tí nào?? Bạn dẫn chứng xem sách vở nào, giáo sư tiến sĩ nào nói và chứng minh điều đó. - (Estar English)

Chính vì phản xạ tốt nên không hấp thụ nhiệt đó bạn.! - (DuTan Dat)

Ánh sáng có tính chất sóng, sóng ánh sáng khi gặp 1 bề mặt nhẵn thì sẽ xảy ra trường hợp phản xạ ánh sáng. góc tới bằng góc phản xạ. Gương là một vật rất phẳng và nhẵn nên phản xạ tốt ánh sáng. hj mình chỉ hiểu sơ sơ thế thôi. - (Cao Cường)

À bổ sung về việc gương ko bị nóng. Do ánh sáng ko bị hấp thụ vào bề mặt gương, nên gương ko bị nóng. - (Nguyễn Tấn Phúc)

Nó có hấp thu tí năng lượng nào đâu mà bị nóng bạn,.......:) - (Ky Dang Cao)

Đúng vấn đề mình đang nghiên cứu - (embanbanhgio)

Hay - (Tan Thi Tuyet Nga)

Không thể dùng tính chất hạt của ánh sáng để giải thích hiện tượng phản xạ được, mà phải dùng tính chất sóng của ánh sáng. Đối với mỗi bước sóng khác nhau, tương tác với vật thể là khác nhau. Nếu bước sóng lớn hơn nhiều lần kích thước vật thể thì sóng sẽ truyền qua, nhỏ hơn nhiều sẽ bị bật lại và tương đương nhau sẽ bị tán xạ. Ở đây các phân tử kim loại có kích thước lớn hơn bước sóng khả kiến nên sóng bị phản xạ. - (mr bt)

Cuộc đời này có rất nhiều điều lạ lùng nhỉ, đó có phải là sự gợi mở sự tìm tòi, hiểu biết của Thiên nhiên giành cho ta không. - (Nói Thêm)

Không có gì là hoàn toàn hết bạn ạ. Vẫn có sự hấp thụ, và phản xạ. - (Phong Nguyen)

Nó phản xạ thì làm sao bị hâm nóng hả bạn? Muốn nó bị hâm nóng thì nó phải hấp thụ ánh sáng. Mọi vật chất có màu (trừ màu đen) đều hấp thụ ánh sáng. - (Vic)

Vì nó 'phản xạ' ánh sáng chứ nó không 'hấp thụ' ánh sáng. 1 học sinh lớp 8 cho biết - (mkpoqmmpoq)

hehe....do lớp Ag sau có cấu trúc tinh thể sát.........e mật độ cao.......nên nó phản xạ photon - (quanhai27111998)

Thứ nhất là vật nào cũng phản xạ ánh sâng và hấp thụ ánh sâng, không có vật phản xạ hoàn toàn và hấp thụ hoàn toàn. Gương chỉ là vật phản xạ hầu hết ánh sáng nhìn thấy còn với ánh sáng hồng ngoại thì vẫn hấp thụ mạnh và do đó vẫn nóng nhé bạn. Vật không phản xạ ánh sáng, hấp thụ tuyệt đối chỉ có lỗ đen thôi.
Thứ hai. Gương phản xạ hầu hết ánh sâng nhìn thấy là do cấu trúc phân tử của bề mặt lớp tráng đàng sau lớp kính. Sự tương tâc của các hạt photon gặp cấu trúc này ko đâm xuyên đc mà bị phản xạ lại. - (Chanhung)

Anh sang la dong electron di chuyen voi van toc rat nhanh - (Qety)

Nguyễn Văn An nói đúng nhất! Mình chỉ bổ sung thêm lớp bạc đó phản xạ 100/100 năng lượng chiếu tới nó! - (Trần Phú Thành)

0