Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi rắn mối
Xây dựng chuồng nuôi rắn mối Ngoài ra bên trong chuồng còn phải bỏ thêm lá dừa, chà dừa, rơm, hoặc bất cứ lá cây gì có được. Bên cạnh đó trồng thêm rau xanh trong chuồng nuôi. Mục đích tạo cảnh quan giống trong tự nhiên và đồng thời giảm bớt độ tiếp xúc nếu nếu mật độ lớn. Mái che chuồng ...
Xây dựng chuồng nuôi rắn mối
Ngoài ra bên trong chuồng còn phải bỏ thêm lá dừa, chà dừa, rơm, hoặc bất cứ lá cây gì có được. Bên cạnh đó trồng thêm rau xanh trong chuồng nuôi. Mục đích tạo cảnh quan giống trong tự nhiên và đồng thời giảm bớt độ tiếp xúc nếu nếu mật độ lớn.
Mái che chuồng nuôi rắn mối: có thể phân nửa lợp tôn che nắng, phân nửa để trống. Phần che nắng thì nền nên tráng xi măng, xếp gạch lỗ tròn thành nhiều lớp để rắn mối ở. Phần không che thì nền chuồng có thể không tráng xi măng, phần này trồng rau xanh tạo cảnh quan tự nhiên. Chú ý: nền chuồng nên tráng có độ nghiêng và trong chuồng có thiết kế van để thoát nước.
Cách xây chuồng rẻ nhất và tiết kiệm nhất là phương pháp vây tôn láng.
Có nhiều cách làm khi vây tôn:
cách 1: xây từ đất lên khoảng 3 viên gạch trên đầu gạch ta để chân tôn lên và trám xi măng, chiều cao tôn khoảng 1 mét, xung quanh chuồng đóng cây để giữ tôn Chuồng nuôi rắn mối
cách 2: chôn tôn xuống đất và dùng cây để cố định chuồng, chiều cao tôn trên mặt đất khoảng 1,2 mét, độ sâu tôn chôn dưới đất khoảng 25cm Phương pháp này ít tốn kém, tuổi thọ 2,5 năm. Chuồng nuôi rắn mối
Thức ăn cho rắn mối
Thức ăn dạng côn trùng hoặc các sinh vật tương tự côn trùng: ấu trùng ông, trứng kiến, sùng rơm, trùng quế, gián đất, dòi, dế mèn, châu chấu, sâu bọ, côn trùng khác.
Thức ăn có mùi tanh: tôm tép, cá cơm, ruốc, thịt mỡ(mỡ heo), thịt gà, vịt, trứng gà, trứng vịt, các thức ăn có mùi tanh khác.
Thức ăn ngọt: chuối xiêm, xứ, xoài, dưa hấu, nhãn, chôm chôm, vải thiều, các ăn ngọt khác.
Cách chế bién thức ăn
Đối với côn trùng ta có thể nuôi thêm để tạo nguồn thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho rắn mối. Các dạng côn trùng có thể nuôi: sâu supenvorm, sâu gạo, dế, châu chấu, trứng kiến gai đen, trùng quế, sùng rơm, .. .Các dạng côn trùng này ở nước ta hiện nay có rất nhiều hộ đã chăn nuôi thành công. Các bạn có thể chọn một mô hình mà mình cảm thấy phù hợp để nuôi làm nguồn thức ăn cho rắn mối. Cách cho ăn: bắt côn trùng và rải đều khắp chuồng, cho rắn ăn đến khi no. Ngày cho ăn hai lần sáng 8 giờ, trưa khoảng 11 giờ. 1000 con cần khoảng >0.5kg đến 1 kg côn trùng. Nếu không có khả năng nuôi thì mỗi tháng các bạn mua công trùng và cho rắn mối ăn khoảng 3 ngày/ tháng.
Đối với dạng thức ăn tanh nếu quá to hoặc có gai, có xương ta phải băm nhỏ, có thể trộn với cơm hoặc thức ăn công nghiệp. 1000 con cần khoảng 1kg – 2kg thức ăn tùy thuộc điều kiện. Không cho rắn mối ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn phải tươi. Nên cho ăn vừa đủ không cho ăn quá mức. Thức ăn tanh nên để tươi không cần nấu chín vì nấu chín rắn mối sẽ không thích. Ví dụ: 3 trứng vịt, gà trộn với 1 kg gạo đã nấu cơm cho khoảng 1000 con rắn mối; mỡ thịt băm nhỏ nhúng sơ qua nước sôi rồi trộn với cơm hoặc thức ăn công nghiệp như trên cho 1000 con; tôm, tép, cá cũng làm tương tự nếu nhỏ thì vẫn để nguyên và cho rắn mối ăn.
Đối với thức ăn ngọt chỉ để bổ sung vitamin, có thể xem là thức ăn tráng miệng. Dạng này rắn mối ăn không mạnh bằng thức ăn tanh. Nó chỉ dừng làm thức ăn phụ hỗ trợ thức ăn chín. Chế biến: chuối xiêm chẻ làm 4 phần bỏ vào chuồng, các dạng thức ăn ngọt khác chẻ nhỏ vừa phải và bỏ vào chuồng. Cho rắn mối ăn
Các bệnh thường gặp và cách phòng – chữa bệnh
Bệnh bại liệt
Nguyên nhân: có hai trường họp gây rắn mối bị liệt. Trường hợp một: mật độ nuôi quá dày nên các con rắn mối dẫm đạp lên nhau. Trường hợp hai: do thiếu các vitamin và canxi, có thể do vi khuẩn phát sinh do chuồng nuôi bị bẩn gây bệnh rắn mối.
Cách khắc phục: Trường hợp mật nuôi dày phải tách bớt lượng rắn mối thừa sang chuồng nuôi khác. Mật độ 100 con/m2 là vừa đủ. Trường hợp hai ta phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nếu thấy chuồng quá bẩn phải vệ sinh cho sạch sẽ, nước uống thì phải thay mới mỗi ngày mới không gây bệnh cho rắn mối.
Nếu tình hình xảy ra nghiêm trọng ta có thể dùng Dùng Vime Iodine (loại dùng cho thú y) 15ml/ 4 lít nước phun thẳng lên mình rắn đồng thời phun vệ sinh chuồng trại.
Bổ sung vitamin cho rắn mối: mỗi tháng cho rắn mối ăn côn trùng 3 – 4 lần, cho rắn dùng các loại vitamin bổ sung dùng cho chim cút, heo, bò gà (chú ý pha vào thức ăn hoặc nước uống lượng vừa phải). Premix Calphovit để bổ sung cho rắn mối (1 g/10 kg thể trọng). Hai tuần trộn thức ăn hoặc nước uống cho ăn liên tục 5 ngày. Multi-Ferm mỗi ngày cho ăn trộn tỷ lệ 3 muỗng cà phê trên 3kg thức ăn. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Pharmalox hòa nước, tỷ lệ pha trộn 1g/2 lít (1 muỗng nhỏ cà phê).
Bệnh đẹn miệng
Dấu hiệu nhận biết: rắn hay mở miệng to và trong miệng có nhiều chất nhờn cản trở quá trình hô hấp của rắn mối.
Cách khắc phục: vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tách rắn mối bệnh sang chuồng riêng theo dõi điều trị. Thuốc điều trị: Pharmalox hòa nước hoặc trộn vào thức ăn, tỷ lệ pha trộn 1g/2 lít nước và 1g/2kg thức ăn.
Bệnh còi xương
Nguyên nhân: rắn mối bị thiếu ăn do mật độ nuôi nhiều, rắn bị nhiễm giun sán do chuồng nuôi bị bẩn, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng.
Cách khắc phục: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khi để thức ăn cho rắn mối nên để đều các góc cạnh trong chuồng để tránh bị hiện tượng con ăn nhiều, con ăn ít. Chuồng trại đảm bảo ánh nắng, thoáng, sạch sẽ. Phải bổ sung thêm các vitamin như đã nêu ở các phần trên. Tẩy giun sán định kỳ 2 – 3 tháng một lần – thuốc mua tại cơ sở thú y.