23/05/2018, 15:00

Hiện trạng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Nghề nuôi lợn rừng đã và đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Ban đầu, chỉ có một số ít hộ ở một số địa phương mạnh dạn thử nghiệm nuôi lợn rừng lai với phương thức tự phát, sau đã có nhiều người dân ở các địa phương khác học tập và làm theo. Đến nay, nghề nuôi lợn ...

Nghề nuôi lợn rừng đã và đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Ban đầu, chỉ có một số ít hộ ở một số địa phương mạnh dạn thử nghiệm nuôi lợn rừng lai với phương thức tự phát, sau đã có nhiều người dân ở các địa phương khác học tập và làm theo. Đến nay, nghề nuôi lợn rừng đã phát triển rộng ra nhiều vùng trong cả nước.

Nuôi lợn rừng

Các loài vật con người hiện nuôi cơ bản được thuần hóa từ các loài hoang dã. Các con vật khi được thuần dưỡng thường được hưởng chế độ ưu đãi hơn những con ở rừng. Chúng được cung cấp đầy đủ thức ăn bổ dưỡng, được xây chuồng để tránh mưa, tránh nắng, được tắm rửa và vệ sinh thường xuyên, được phòng ngừa bệnh tật…Vì vậy chúng lớn nhanh hơn nhiều, cung cấp các sản phẩm về thịt, trứng, da, lông, sức kéo.. .và mang lại lợi nhận cao cho con người.

Lợn là một loại điển hình, hầu như cả thế giới đều nuôi lợn. Lợn là một trong những loài cung cấp thịt chủ yếu cho con người. Thế nhưng, trên thế giới, khoảng mấy chục năm gần đây, mỡ lợn nói riêng và mỡ động nói chung không còn được mấy người ưa chuộng vì trong mỡ chứa nhiều cholesterol vốn là tác nhân gây một số bệnh, trong đó có bệnh tim mạch gây hại cho sức khỏe con người. Từ đó, các loại dầu thực vật được dùng vào việc chiên nấu nướng thức ăn thay thế mỡ động vật. Và cũng từ đó các loại lợn cao sản cho nhiều mỡ được lai tạo hoàn toàn để tạo thành các giống lợn siêu nạc được cả thế giới tin dùng như giống lợn Y-oóc-sai; lợn Lan -drat, lợn Đại bạch.

Các giống lợn siêu nạc cho tỷ lệ nạc cao, có thể tới 60%, thế nhưng nếu đem so sánh với thịt lợn rừng và lợn rừng lai thì còn thua xa, vì thịt lợn rừng và lợn rừng lai có tỷ lệ nạc tới 90%.

Cái tên lợn rừng và việc nuôi lợn rừng lai có phần nào còn xa lạ với những người sống ở vùng đồng bằng. Còn những người sống ở vùng rừng núi, cao nguyên như đồng bào thiểu số thì đó là nghề có từ lâu đời của họ.

Lợn rừng lai là giống lai giữa đực thuần chủng với giống lợn cái nội địa được đồng bào vùng núi nuôi nhiều ở vùng trung du, miền núi từ lâu nay. Những con lợn này thuộc đời F1, nếu mua con cái về cho phối với lợn đực thuần chủng thì quá tốt vì nó tạo ra con lai F2 có 75% máu lợn rừng.

Tuy nhiên, việc có được các con đực giống lợn rừng thuần chủng là rất khó khăn, cho nên trong chăn nuôi lợn rừng hiện nay, người ta chủ yếu là nuôi các con lai (giữa lợn đực rừng thuần chủng với lợn nái địa phương). Vì vậy, giá giống lợn rừng lai trong những năm gần đây là rất cao, có khi tới 200.000 đ/kg.

Dù giá lợn giống cao, nhưng trong một số năm gần đây nhiều hộ chăn nuôi ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú… thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đã hăm hở bắt tay vào việc nuôi lợn rừng lai. Hộ nuôi ít thì nuôi một số con, còn hộ nuôi nhiều thì tập trung thành trang trại nuôi với qui mô hàng trăm con và bước đầu đã cho kết quả tốt.

Từ đó, mô hình nuôi lợn rừng lai phát triển mạnh ra các tỉnh từ miền trung, khu vực miền tây nam bộ, vùng trung du miền núi phía bắc. Đây là giống lợn dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn dễ kiếm và rẻ tiền, chúng mau lớn trong điều kiện nuôi nhốt như cách nuôi lợn nhà hoặc nuôi thả tự nhiên.

Vì chất lượng thịt tốt (ít mỡ và có tỷ lệ nạc cao), phẩm chất thịt thơm ngon nên thịt lợn rừng được thị trường ưa chuộng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh và các trung tâm thành phố nơi quy tụ nhiều quán ăn, nhà hàng… thì thịt lợn rừng, thịt lợn rừng lai được tiêu thụ mạnh, và thực tế cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm này còn rất cao.

Như vậy, có thể nói rằng, việc nuôi lợn rừng lai đã trở thành một nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng ra nhiều vùng trong cả nước. Nuôi lợn rừng laiNuôi lợn rừng lai

Nuôi lợn nuôi thả

Từ lâu người dân vùng núi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên…đã có tập tục nuôi thả rông gia súc. Quá trình nuôi lợn thả rông là quá trình chăn nuôi dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ban ngày, lợn được thả tự do, tự tìm kiếm thức ăn, đến tối khi lợn về nhà người dân mới cho lợn ăn thêm.

Như vậy, chăn nuôi theo phương thức này, cho dù lợn có thể tự tìm kiếm thêm được thức ăn từ tự nhiên, nhưng tỷ lệ hao hụt rất cao, năng xuất chăn nuôi thấp, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt và hiệu quả chăn nuôi không cao. Vì vậy, mô hình chăn nuôi thả rông đàn lợn hiện nay ít được áp dụng. Vùng núi và trung du, nơi có điều kiện nuôi lợn nuôi thảVùng núi và trung du, nơi có điều kiện nuôi lợn nuôi thả

Để hạn chế hao hụt, tăng hiệu quả chăn nuôi, người dân đã làm chuồng và thực hiện quá trình bán nuôi nhốt. Theo phương thức này, lợn được tự do, vận động và tìm kiếm thêm thức ăn trong khu nuôi thả. Khu nuôi thả được thiết kế có hàng rào bảo vệ. Trong khu nuôi thả có hệ thống chuồng trại, hệ thống máng ăn, máng uống để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, theo dõi. Đặc biệt, nuôi theo phương thức này lợn được vận động hàng ngày trong khu chăn thả, tránh được tỷ lệ hao hụt và nâng cao phẩm chất thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Lợn nuôi thả phải có hàng rào bảo vệLợn nuôi thả phải có hàng rào bảo vệ

Các giống lợn nuôi theo phương thức này chủ yếu là các giống lợn địa phương như lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Mẹo (Nghệ An), lợn Sóc (vùng Tây nguyên), Lợn Mán (Tuyên Quang, Hòa Bình…) .

Đây là các giống lợn có nguồn gốc tại địa phương, lợn có da dày và thường có lông đen, thích nghi cao với điều kiện khí hậu địa phương, chịu đựng được kham khổ, thức ăn dễ tìm, chất lượng thịt đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình lợn nuôi thả tại Tân Sơn - Phú ThọMô hình lợn nuôi thả tại Tân Sơn – Phú Thọ

Vì vậy, mô hình nuôi lợn nuôi thả hiện nay đã được người dân vùng trung du, vùng núi áp dụng và phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi lợn Lửng ở huyện Thanh Sơn, huyện Tân sơn (Phú Thọ), mô hình nuôi lợn Mán tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…

0