23/05/2018, 15:00

Ủ rơm tươi với u-rê

Việc ủ rơm tươi có nhiều ưu điểm hơn so với ủ rơm khô vì rơm tươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn rơm khô (do có nhiều chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình phơi khô) . Tỷ lệ tiêu hoá của rơm tươi cao hơn rơm khô và còn cao hơn cả rơm khô ủ urê. Ủ rơm tươi với u rê bảo đảm giá trị dinh dưỡng của ...

Việc ủ rơm tươi có nhiều ưu điểm hơn so với ủ rơm khô vì rơm tươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn rơm khô (do có nhiều chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình phơi khô). Tỷ lệ tiêu hoá của rơm tươi cao hơn rơm khô và còn cao hơn cả rơm khô ủ urê. Ủ rơm tươi với u rê bảo đảm giá trị dinh dưỡng của rơm, giữ nguyên gần như ban đầu. Một thuận lơi nữa là trong thực tế sau mỗi vụ gặt chỉ cần ủ một lần, dự trữ để cho ăn tới hết.

Phương pháp ủ là không cần hoà u rê vào nước mà có thể rải u rê trực tiếp lên rơm theo từng lớp (vì rơm có chứa tỷ lệ nước cao).

Lượng u-rê sử dụng bằng khoảng 4% khối lượng rơm tính theo vật chất khô. Do đó khi tính toán phải căn cứ vào hàm lượng nước của rơm khi đem ủ, để tính toán lượng ure cho phù hợp(trong quá trình ủ chú ý độ ẩm của rơm, nếu rơm mới lấy về sau khi thu hoạch thì độ ẩm thích hợp, nếu rơm đã để khô thì phải thêm nước). Ủ rơm tươi với u rêỦ rơm tươi với u rê

Hố ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mỏ tả ở phần trên. Tuy nhiên lưu ý là vì rơm tươi thường được ủ với lượng lớn sau khi thu hoạch nên có thể cần nhiều hố ủ hoặc túi có kích thước lớn hơn.

Phương pháp ủ là cho rơm vào hố ủ một lớp rơm thì rải một lớp ure, làm như thế cho đến khi đầy hố, rồi phủ kín hố ủ bằng nilon. Lưu ý là vì rơm còn tươi nên phải nén thật chặt và phủ nilon thật kín để tránh tổn thất trong quá trình hô hấp và lên men vi sinh vật.

Ngoài ra khi ủ rơm tươi cũng nên lưu ý thêm là do rơm còn tươi non có nhiều đường glucoza nên nếu độ ẩm thấp (rơm đã khô một phần mà không cho thêm nước) và nhiệt độ cao (cho rơm vào hố ủ lúc trời nắng) thì độc tố sẽ hình thành do phản ứng giữa đường và u rê có thể gây độc cho gia súc.

Sau khi ủ khoảng 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) bắt đầu lấy rơm ra cho gia súc ăn. Lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa, mỗi lần lấy xong phải đậy kín hố ủ hoặc buộc kín túi lại.

0