Phương pháp nhân giống dê
Nhân giống thuần ở dê Nhân giống dê thuần là cách cho giao phối giữa đực và cái thuộc cùng một giống để thu được đời con mang 100% máu của giống đó. Phương pháp này nhằm ổn định, củng cố và nâng cao các tính trạng mong muốn của một giống sẵn có. – Đối với các đàn dê giống : Chọn lọc những cá ...
Nhân giống thuần ở dê
Nhân giống dê thuần là cách cho giao phối giữa đực và cái thuộc cùng một giống để thu được đời con mang 100% máu của giống đó. Phương pháp này nhằm ổn định, củng cố và nâng cao các tính trạng mong muốn của một giống sẵn có.
– Đối với các đàn dê giống : Chọn lọc những cá thể đực, cái “tốt nhất” cho ghép đôi giao phối trên cơ sở đó sẽ tìm được và ghép đôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước.
– Đối với các đàn thương phẩm : Thực hiện cho tất cả đàn cái sinh sản phối với đực cùng giống. Đối với các đàn lớn có thể sử dụng nhiều đực giống cùng một lúc, còn đối với các đàn nhỏ thì toàn bộ dê cái có thể phối với cùng một con đực. Tuy nhiên, nhằm tránh giao phối đồng huyết, những con đực này cần được thay khi mà con gái của chúng đã đủ lớn để phối giống.
– Ưu và nhược điểm của nhân giống thuần :
+ Ưu điểm là tạo ra được những đàn con đồng đều hơn dê lai và thường không có hiện tượng đẻ khó, còn đối với dê lai hiện tượng này thường gặp hơn.
+ Nhược điểm là không có được ưu thế lai và không phối hợp được những tính trạng tốt của nhiều giống. Mặc dù vậy, nhân giống thuần là cần thiết để tạo nguyên liệu di truyền cho lai giống. Nhân giống thuần thường được áp dụng đối với những giống thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường của một địa phương cụ thể.
Lai giống ở dê
Lai giống là cho giao phối giữa các dê đực và dê cái thuộc các giống khác nhau, nhằm mục đích sau :
– Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có được ở con lai so với các các cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
– Khai thác các ưu điểm của các giống khác nhau, có nghĩa là để tổ hợp được các đặc tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
– Thay thế đàn, có nghĩa là sử dụng các cá thể con lai vào mục đích sinh sản.
– Tạo giống, có nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giống khác nhau.
Tuỳ theo mục đích khác nhau mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các công thức lai khác nhau như lai kinh tế, lai cấp tiến, lai luân chuyển, lai lặp lại…
Ở nước ta có 3 hướng lai tạo dê chính như sau :
– Cho dê đực Bách thảo hoặc dê đực Ấn Độ để lai cải tạo đàn dê Cỏ nhằm vừa nâng cao năng suất đàn dê Cỏ vừa tạo ra đàn dê cái lai nền phục vụ cho công tác lai tạo giống tiếp theo.
Sơ đồ lai giống dê 2 máuGhi chú :
– C : Dê Cỏ
– J : Jumnapari
– J 1,J 2, J3 : Dê đực Jumnapari nhưng là các con dê khác bố mẹ
– Lai tạo giống dê chuyên thịt bằng cách sử dụng dê đực Boer lai như trên nhằm tạo con lai 2 máu và 3 máu chuyên thịt. Sơ đồ lai 2 máu Boer x Bách thảo
=> Xác định tổ hợp hợp lai tiềm năng cho thịt tốt nhất.
=> Tự giao và chọn lọc qua 2 – 3 thế hệ
=> Ổn định tạo thành giống dê thịt của Việt Nam Sơ đồ tạo dê cái nền F1 Bách thảo x Cỏ phục vụ lai tạo de thịt 3 máu Sơ đồ lai tạo 3 máu Boer x F1 (Bách thảo x Cỏ)
=> Xác định tổ hợp hợp lai tiềm năng cho thịt tốt nhất.
=> Tự giao và chọn lọc qua 2 – 3 thế hệ
=> Ổn định tạo thành giống dê thịt của Việt Nam
Chọn ghép đôi giao phối.
Mục đích của chọn ghép đôi giao phối là nhằm thế hệ sau đạt chất lượng bằng hoặc cao hơn đời bố mẹ. Phương pháp chọn đôi giao phối được áp dụng tuỳ theo từng cơ sở : nếu là cơ sở giống thường áp dụng phương pháp chọn ghép theo cặp, còn ở các cơ sở sản xuất thì áp dụng phương pháp chọn ghép theo nhóm hoặc theo cấp.
Các nguyên tắc chọn ghép giao phối :
– Chọn những dê đực có năng suất cao ghép với dê cái có năng suất cao nhất theo hướng sản xuất đã định tạo ra đời sau có năng suất cao và tính di truyền ổn định.
– Chọn những dê đực thuộc những nhóm thích hợp, ghép với những dê cái tuy không đáp ứng hướng sản xuất đã định nhưng có một số tính trạng xuất sắc về chất lượng. Ví dụ : Khối lượng cao, lông dày và dài, mắn đẻ…. Mục đích là tạo ra đời con duy trì được chất lượng các tính trạng xuất sắc của dê mẹ, đồng thời phát huy được các tính trạng chưa biểu hiện đầy đủ ở con mẹ.
Kết quả của việc nhân giống và cải tiến giống phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn ghép đôi giao phối của dê đực với dê cái.
Luân chuyển đực giống
Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ huyết thống (anh chị em ruột hoặc là con cháu) nhằm tránh suy thoái cận huyết. Trong thực tế sản xuất hiện nay việc sử dụng 1 – 2 dê đực trong một đàn dê của gia đình thường khá lâu (3 – 4 năm) hoặc lại chọn một dê đực hậu bị ngay trong đàn lên làm giống thay thế bố của chúng vẫn còn là khá phổ biến dẫn đến tình trạng đồng huyết khá nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này phương pháp đơn giản dễ thực hiện là tiến hành đảo dê đực giống theo nhóm các gia đình. Cứ 4 – 5 gia đình chăn lập thành một nhóm để tiến hành luân chuyển đảo dê đực phối giống theo sơ đồ sau :
Sơ đồ phối giống luân chuyển dê đực giống theo nhóm 5 gia đình :
Năm 1 : | C1 x Đ I | C2 x Đ II | C3 x ĐIII | C4x Đ IV | C5 x | ĐV |
Năm 2 : | C1 x Đ II | C2 x Đ III | C3 x ĐIV | C4x Đ V | C5 x | Đ I |
Năm 3 : | C1 x Đ III | C2 x Đ IV | C3 x ĐV | C4 x Đ I | C5 x | ĐII |
Năm 4 : | C1 x Đ IV | C2 x Đ V | C3 x ĐI | C4x Đ II | C5 x | Đ III |
Năm 5 : | C1 x Đ V | C2 x Đ I | C3 x ĐII | C4x Đ III | C5 x | ĐIV |
Ghi chú : – C1, C2, C3, C4, C5 : đàn cái 1, 2, 3, 4, 5 ;
– ĐI, ĐII, ĐIII, ĐIV, ĐV : Đực giống số 1, 2, 3, 4, 5