23/05/2018, 15:49

Kỹ thuật trồng mướp đắng trái vụ

Mướp đắng là loại cây thực phẩm dễ trồng, thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau tuy nhiên có thể trồng mướp đắng trái vụ Thời vụ trồng mướp đắng Có thể trồng mướp đắng được nhiều tháng trong năm, ...

Mướp đắng là loại cây thực phẩm dễ trồng, thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau tuy nhiên có thể trồng mướp đắng trái vụ

Thời vụ trồng mướp đắng

Có thể trồng mướp đắng được nhiều tháng trong năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ở những vùng đất cao có thể trồng sớm hơn, từ tháng 11 hoặc gieo bầu sau đó đưa ra trồng đế thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Chuẩn bị đất

Đất trồng phải cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ. Có nhiều cách trồng, nếu trồng theo luống cắm choái thì lên luống rộng 1,2m chừa rãnh 0,2 – 0,3m, nếu trồng theo bò giàn thì tạo mô, có thề trồng cho bò đất.

Mật độ trồng

Trồng theo luống cắm choái: Khoảng cách trồng 1 x 0,4 x 1 cây, số lượng cây khoảng 24.000 – 25.000 cây/ha. Lượng giống cần 10 – 12kg/ha (giống nảy mầm trên 70%).

Trồng bò giàn: Khoảng cách thông thường 5m x 0,8 x 2 cây, số lượng cây khoảng 5.000 cây/ha, lượng giống cần 1,8 – 2kg/ha (giống nảy mầm trên 10%).

Ngâm ủ giống

Trước khi ngâm ủ giống cần phơi lại giống 3 – 6 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt. Dùng kéo hoặc dùng cắt móng tay, cắt nhẹ đầu nhọn để hạt hút nước dễ dàng, tránh không cắt vào phần nhân hạt, sau đó đem ngâm từ 6 – 12 giờ (nếu có xử lý thuốc ngâm trong nước pha thuốc 15 phút, sau đó đãi sạch và ngâm tiếp đủ 6 – 12 giờ), vớt hạt ra để ráo, cho vào túi vải hoặc khăn ủ cho đến khi nứt nanh thì đem gieo. Nhiệt độ ủ thích hợp là 28 – 30°c.

Gieo hạt

Đặt hạt đã nứt nanh theo mật độ rồi lấp nhẹ một lớp đất mỏng lên trên. Đất trước khi gieo nên tưới nước đủ ẩm để cây mọc mầm dễ dàng.

Có 2 cách gieo:

Gieo thẳng trực tiếp trên ruộng.

Gieo bầu: Sử dụng cho gieo sớm khi đất trồng còn ướt, hoặc gieo trồng để dặm, có thể dùng bầu bằng túi nylông hoặc sọt tre.

Bón phân, chăm sóc

Tuỳ cách trồng, đất đai mà có lượng phân bón phù hợp.

Lượng phân/sào:

+ Phân chuồng hoai mục: 400 – 700kg.

+ Phân NPK (16:16:8):26 – 38kg.

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi gieo 10 ngày bón 4 – 6kg NPK.

+ Bón thúc lần 2: Sau khi gieo 25 ngày bón 8 – 12kg NPK.

+ Bón thúc lần 3: Sau khi gieo 45 ngày bón 8 – 12kg NPK.

+ Bón thúc lần 4: Sau khi gieo 70 ngày bón 6 – 8kg NPK.

Bón thúc kết hợp với làm cỏ, vun gốc, lấp phân. Tưới nước vừa đủ ẩm, nếu quá khô hoặc quá ẩm ướt thì không những làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mà còn làm cây dễ bị bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh

Côn trùng phá hoại trên mướp đắng bao gồm nhiều loại bọ rầy, sâu đất, sâu xanh, rệp, rầy mềm, bọ trĩ…

Bệnh thường xuất hiện trên cây mướp đắng là bệnh virus, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu trên lá, bệnh héo rũ…

Để phòng tránh sâu đất hại mướp đắng, khi gieo hạt giống nên rắc một gốc khoảng 10-15 hạt Basudm 10H, đồng thời thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nên hạn chế phun vào thời điểm mướp đắng đang trổ bông rộ.

Thời kỳ thu hoạch cần phải áp dụng thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn để bảo toàn khi sử dụng.

Thu hoạch

Sau khi gieo 42 – 45 ngày là có thể bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 35 – 55 ngày tuỳ theo mức độ thâm canh của người sản xuất. Năng suất bình quân của mướp đắng, có thể đạt từ 25 – 30 tấn/ha, những giống lai có năng suất cao hơn.

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở mướp đắng

Sâu hại

+ Ruồi đục trái

Ruồi có hình dạng và kích thước rất giống ruồi đục trái cây nhưng chỉ gây hại trên các cây họ Bầu bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường ngoằn ngoèo bên trong làm quả thối vàng, rụng sớm.

Nên thu gom tiêu diệt quả rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập mộng vài ngày để diệt nhộng.

Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Sherpa, Karate, Cyper – alpha, Cyperan.

Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng giấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác, 6 -10m một bẫy.

Cũng có thể dùng giấy báo, bao nylông để bao quả sau khi quả đậu 2 ngày.

+ Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch

Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ, có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Bù lạch phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn, thiệt hại do bọ trĩ, bọ dừa có liên quan đến bệnh siêu trùng. Nên kiểm tra thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.

Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên định kỳ 7 – 10 ngày/lần phun dầu khoáng DC – Tron plus (Caltex) sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bù lạch.

Khi thấy mật độ vài ba con trên một đọt non cần phun một trong các loại như: Confidor 100SL, Admire 50EC, Danìtol 10EC, Vertimec… 0,5 – l%x, Chú ý cần thay đổi thuốc thường xuyên.

+ Rệp dưa, rầy nhớt

Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1 – 2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng.

Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khám và

Rầy mật có rất nhiều thiên dịch như: bọ rùa, dòi, kiên, nhện nấm, nên chỉ phun thuốc khi mật số quá cao làm ảnh hường đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như thuốc: trừ bọ rầy dưa hoặc Trebon.

+ Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh hoạt dộng vào ban dêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4 – 5 ngày. Sâu nhỏ, dài khoảng 8 – 10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc biệt ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn khoảng 2 tuần làm nhộng trong lá khô.

Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.

Bệnh hại

+ Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pseudoperoiiospora cubensis gây ra. Lúc đầu, ở mặt trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có hình góc cạnh. Bên dưới ngay vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng tím. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, quả nhỏ kém chất lượng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao.

Phun Curzat M – 8, Mancozeb 80 WP, Copper – zinc, Zm 80WP, Benlate – c 50 WP hoặc Ridorml 25VYP 1 – 2% kết hợp tỉa bỏ lá già.

+ Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenanum gây nên. Bệnh gây hại trên hoa, cuống quả, quả non và cả quả chín. Vết bệnh trên quả có màu nâu tròn, lõm, khi bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối quả và làm quá rụng sớm.

Phun Manzatfc 200, Mancozeb 80WP, Antracol 70w, Curzatp MS, Copper – B. Topsin M, Benlat – C 50WP nồng độ 2 – 3%.

0