Hướng dẫn giới hạn dữ liệu trong Excel (hướng dẫn sử dụng chức năng Data Validation trong Excel)
Chức năng Data Validation của Excel cho phép bạn thiết lập các quy tắc nhất định để giới hạn những gì được nhập vào một ô. Ví dụ: nhập vào ô có giá trị từ 0 đến 10, chỉ nhập vào ô dạng số, chỉ nhập vào ô dạng ngày, chỉ được phép nhập 10 ký tự... Khi thiết lập những quy tắc này, nếu người sử dụng ...
Chức năng Data Validation của Excel cho phép bạn thiết lập các quy tắc nhất định để giới hạn những gì được nhập vào một ô. Ví dụ: nhập vào ô có giá trị từ 0 đến 10, chỉ nhập vào ô dạng số, chỉ nhập vào ô dạng ngày, chỉ được phép nhập 10 ký tự... Khi thiết lập những quy tắc này, nếu người sử dụng nhập vào giá trị nằm ngoài giới hạn, sẽ hiển thị tin nhắn báo lỗi do bạn tạo ra.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết v/v giới hạn dữ liệu trong ô Excel.
Bước 1: Chọn ô hoặc cột/ hàng mong muốn
Bước 2: Vào thẻ Data → chọn Data Validation
Bước 3: Hộp thoại Data Validation xuất hiện
Bước 4: Thiết lập kiểu dữ liệu nhập
Bạn click chọn ở mục Allow → chọn 1 tùy chọn ở danh sách kiểu dữ liệu mà bạn muốn người sử dụng nhập
Ghi chú:
Any Value: Kiểu dữ liệu bất kỳ
Whole Number: Dữ liệu dạng số tự nhiên
Decimal: Dữ liệu dạng số thập phân
List: Dữ liệu được lựa chọn theo danh sách cho sẵn (bạn có thể tham khảo chức năng này ở bài viết Hướng dẫn tạo danh sách lựa chọn trong Excel (tạo drop down list))
Date: Dữ liệu dạng ngày tháng
Time: Dữ liệu dạng thời gian
Text Length: Giới hạn độ dài ký tự nhập vào (số các ký tự có thể nhập)
Custom: Người dùng tự tạo giới hạn bằng cách nhập công thức (việc tự tạo giới hạn rất phức tạp, bạn chỉ cần chọn 1 trong các lựa chọn trên là có thể các nhu cầu cơ bản rồi)
Bước 5: Thiết lập kiểu giới hạn
Sau khi lựa chọn kiểu dữ liệu, bạn có thể giới hạn giá trị nhập theo các lựa chọn:
Ghi chú:
between: khoảng giá trị (từ bao nhiêu đến bao nhiêu)
not between: không thuộc từ bao nhiêu đến bao nhiêu
equal to: bằng ...
not equal to: không bằng ...
greater than: lớn hơn
less than: nhỏ hơn
greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng
less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng
Bước 6: Thiết lập giá trị biên
Ví dụ, mình chọn kiểu dữ liệu Whole number, kiểu giới hạn between → hộp thoại sẽ cho phép bạn nhập giá trị biên
Minimum: giá trị nhỏ nhất
Maximum: giá trị lớn nhất
Với ví dụ như hình, mình chọn Allow kiểu Whole number → Data kiểu between → Min là 1, Max là 10 → ô/hàng/cột Excel được thiết lập sẽ cho phép nhập các giá trị số tự nhiên, với điều kiện lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10.
Tương tự như vậy, bạn hãy thực hành với các kiểu dữ liệu và kiểu giới hạn như mình đã liệt kê ở trên nhé!
Bước 7: Thiết lập thông báo hướng dẫn
Vẫn ở hộp thoại Data Validation, bạn chọn thẻ Input Message → nhập thông tin về tiêu đề hướng dẫn, tin nhắn hướng dẫn.
Kết quả bảng tính Excel của bạn sẽ show tin nhắn ở ô dữ liệu bạn vừa thiết lập
Bước 8: Thiết lập thông báo lỗi
Chọn thẻ Error Alert → chọn Style (ở đây mình chọn Stop ra biểu tượng x đỏ, nếu bạn chọn style Warning sẽ ra biểu tượng ! màu vàng, còn style Information sẽ ra biểu tượng chữ i màu xanh) → điền tiêu đề lỗi và thông báo lỗi.
Kết quả, nếu người sử dụng nhập sai dữ liệu, hệ thống sẽ hiện thông báo lỗi như bạn đã thiết lập:
Trên đây là toàn bộ các thao tác đầy đủ nhất giúp bạn thiết lập giới hạn dữ liệu khi nhập vào ô Excel. Chúc các bạn thực hiện thành công! Nếu gặp khó khăn gì trong việc thực hiện, bạn có thể comment dưới bài viết này nhé, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!