Giới thiệu các hàm ma trận trong Excel - Cú pháp và ví dụ minh họa dễ hiểu
1. Hàm TRANSPOSE: a. Nội dung: Hàm Transpose là hàm trả về ma trận chuyển vị (đổi hàng thành cột, cột thành hàng). b. Cú pháp: =TRANSPOSE(array) Trong đó: Array là mảng gồm các ô của ma trận. c. Lưu ý: Điểm mấu chốt để hàm TRANSPOSE hoạt động là bạn phải nhấn tổ hợp phím <CTRL ...
1. Hàm TRANSPOSE:
a. Nội dung:
Hàm Transpose là hàm trả về ma trận chuyển vị (đổi hàng thành cột, cột thành hàng).
b. Cú pháp:
=TRANSPOSE(array)
Trong đó: Array là mảng gồm các ô của ma trận.
c. Lưu ý:
Điểm mấu chốt để hàm TRANSPOSE hoạt động là bạn phải nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> sau khi nhập công thức.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm ma trận chuyển vị của ma trận trên, ta làm theo các bước sau:
- Bước 1: Do ma trận đã có gồm có 4 hàng và 3 cột nên ma trận chuyển vị sẽ có 4 cột và 3 hàng. Ta sẽ bôi đen một mảng gồm 4 cột và 3 hàng:
- Bước 2: Nhập công thức: =TRANSPOSE(A1:C4)
- Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
2. Hàm MDETERM:
a. Nội dung:
Hàm Mdeterm là hàm trả về định thức của một ma trận.
b. Cú pháp:
=MDETERM(array)
Trong đó: Array là mảng gồm các ô của một ma trận vuông. Tức là ma trận này phải có số hàng và số cột bằng nhau.
c. Lưu ý:
- Mảng có thể được cung cấp dưới dạng phạm vi ô, chẳng hạn như A1:C3; dưới dạng hằng số mảng, chẳng hạn như {1,2,3;4,5,6;7,8,9}; hoặc dưới dạng tên của một trong hai dạng này.
- Hàm MDETERM trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào trong mảng là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Mảng không có số hàng và số cột bằng nhau.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm định thức của ma trận trên, ta nhập công thức: =MDETERM(A2:B3)
Kết quả:
3. Hàm MINVERSE:
a. Nội dung:
Hàm Minverse trả về ma trận nghịch đảo của một ma trận đã cho.
b. Cú pháp:
=MINVERSE(array)
Trong đó: Array là một mảng với số hàng và số cột bằng nhau (ma trận vuông).
c. Lưu ý:
- Mảng có thể có dạng một phạm vi ô, chẳng hạn như A1:C3; dạng một hằng số mảng chẳng hạn như {1,2,3;4,5,6;7,8,9}; dạng tên của một trong số các dạng này.
- Hàm MINVERSE trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào trong mảng là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Mảng không có số hàng và số cột bằng nhau.
- Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> để nhận kết quả sau khi nhập xong công thức.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm ma trận nghịch đảo, ta làm theo các bước sau:
- Bước 1: Do ma trận trên gồm 2 hàng, 2 cột nên ta sẽ bôi đen 1 mảng gồm 2 hàng và 2 cột ở vị trí cần hiển thị ma trận nghịch đảo:
- Bước 2: Nhập công thức: =MINVERSE(A2:B3)
- Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
4. Hàm MMULT:
a. Nội dung:
Hàm Mmult trả về ma trận tích của 2 ma trận.
b. Cú pháp:
=MMULT(array1, array2)
Trong đó: Array1, array2 là các ma trận cần nhân.
c. Lưu ý:
- Số cột trong array1 phải bằng số hàng trong array2 và cả hai mảng chỉ được chứa số.
- Array1 và Array2 có thể là có dạng phạm vi ô, hằng số mảng hoặc tham chiếu.
- Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> để nhận kết quả sau khi nhập xong công thức.
- Hàm MMULT trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Số cột trong array1 khác với số hàng trong array2.
d. Ví dụ:
Ta có 2 ma trận sau:
Các bước nhân 2 ma trận trên như sau:
- Bước 1: Do ma trận 1 gồm 2 hàng và 3 cột, ma trận 2 gồm 3 hàng và 2 cột. Vì vậy, ma trận nhận sẽ gồm 2 hàng và 2 cột. Ta sẽ bôi đen một mảng gồm 2 hàng và 2 cột:
- Bước 2: Nhập công thức: =MMULT(A2:C3,A6:B8)
- Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 4 hàm ma trận trong Excel. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn!