31/05/2017, 12:52

Hình ảnh tượng trưng cho lí tưởng Đảng và niềm say mê náo nức của tâm hồn nhà thơ trong bài thơ Từ ấy.

Cách mạng luôn luôn khơi nguồn và mang lại những cảm hứng đầy sáng tạo của thơ ca. Những tập thơ nối tiếp nhau ra đời của Tố Hữu đã chứng minh cho điều ấy. a) Hai tiếng "Từ ấy" trong khổ thơ là thể hiện về thời gian.Thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với ...

Cách mạng luôn luôn khơi nguồn và mang lại những cảm hứng đầy sáng tạo của thơ ca. Những tập thơ nối tiếp nhau ra đời của Tố Hữu đã chứng minh cho điều ấy.

a)   Hai tiếng "Từ ấy" trong khổ thơ là thể hiện về thời gian.Thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với Tố Hữu, hai tiếng "Từ ấy" như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu.

-     Trước đó Tố Hữu còn băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời cũng như nhiều thanh niên khác đứng giữa ngã ba đường, vẩn vơ theo mãi vòng quanh quấn.

-     "Từ ấy" như điểm chốt của thời gian, không gian đã xác định.Từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu đã đón nhận ánh sáng lí tưởng Đảng. Lí tưởng Đảng đã chiếu rọi và làm cho bừng sáng về mặt trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm cho con người. Vì thế hai tiếng "Từ ấy" trở thành thiêng liêng trong cuộc đời Tố Hữu. Với chúng ta ai chẳng có bước ngoặt trong cuộc đời. Cho nên hai tiếng Từ ấy không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung.

b)  Trong khổ thơ đầu có hai hình ảnh đáng chú ý:

-     Hình ảnh thứ nhất: "Mặt trời chân lí chỏi qua tim”.

Từ mặt trời của mùa hạ, nhà thơ đã chuyển hóa thành "Mặt trời chân lí". Chân lí là những gì đúng đắn nhất đã được mọi người thừa nhận. Mặt trời chân lí là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ, chói chang nhất.

Từ "bừng" chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. "Chói" chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ.

"Mặt trời chân lí" cũng là "mặt trời cách mạng". Tố Hữu đãđón nhận lí tưởng Đảng, lí tưởng cách mạng bằng trí tuệ. Người thanh niên ấy đã nhận ra đâu là tốt đẹp, là nghĩa của đời đã vươn tới. Nói cách khác, nhà thơ hiểu được bản chất của cuộc đời, đâu là đúng, đâu là sai. Trong khi biết bao nhiêu con người cùng trang lứa chưa dễ gì nhận ra lí tưởng Đảng, Tố Hữu đã chủ động đón nhận. Điều này chứng tỏ, Tố Hữu phải là người tỉnh táo, sáng suốt.

Lí tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.

-     Hình ảnh thứ hai: "Hồn tôi là một vườn hoa lá".

Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất.

Sự so sánh tu từ mang lại cảm xúc mà người đọc chấp nhận được. Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá có hoa lại ngọt ngào hương sắc, có chim hót rộn ràng:

"Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Phải chăng tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tường cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người.

c)   Con người ta sống phải có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người biết đi đâu về đâu. Cùng thời với Tố Hữu có những con người băn khoăn tự hỏi mình:

"Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ" hoặc:"Lòng ôi! Xa vắng mênh mông là buồn"

Những câu thơ ấy như Thế Lữ một thời đã tìm thấy biết bao tâm hồn tri âm để rồi dẫn đến sự buông xuôi phó mặc, những tiếng thở dài đến não ruột, não gan. Giữa lúc ấy lí tưởng cộng sản đã thắp sáng trong thơ Tố Hữu để rồi cất thành lời ca vừa da diết, vừa thôi thúc vẫy gọi:

"Hỡi những con khôn của giống nòi

Những chàng trai quýgái yêu ơi!

Bâng khuâng đúng giữa hai dòng nước

Chọn một dòng hay đểnước trôi"

Mạnh mẽ hơn:

"Đi đi em can đảm bước chân lên

Ừ đói khổ phải đâu là tội lỗi!

Anh mới hiểu: Càng ngậm ngùi khổ tủi

Càng dày thêm uất hận của lòng ta

Nuôi đi em cho đến lớn đến già

Mầm hận ấy trong lồng xương ong máu

Đểthêm nóng mai sau hồn chiến đấu

Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng”

d)  Đó còn là mối quan hệ giữa cách mạng và thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật. Với TốHữu cách mạng và thơ là một.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0