Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu, cách so sánh trong bài thơ Tương tư có gì đáng lưu ý?
Điều đáng chú ý là tất cả các hình ảnh, từ ngữ, địa danh, cây cỏ, vật cảnh đều thuộc về chốn quê bao đời. Chính những tên gọi, cảnh vật và không gian ấy tạo ra không gian quê kiểng để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng. Đây là sự hoà quyện giữa duyên quê và cảnh quê. a) Mối ...
Điều đáng chú ý là tất cả các hình ảnh, từ ngữ, địa danh, cây cỏ, vật cảnh đều thuộc về chốn quê bao đời. Chính những tên gọi, cảnh vật và không gian ấy tạo ra không gian quê kiểng để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng. Đây là sự hoà quyện giữa duyên quê và cảnh quê.
a) Mối duyên quê hòa quyện với cảnh quê thể hiện ở diễn biến tâm trạng của chàng trai nông thôn không tên tuổi:
- Tâm trạng nhớ nhung được diễn tả qua hình ảnh, địa danh gần gũi quen thuộc của cuộc sông ở nông thôn, quê kiểng (thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa).
- Tâm trạng băn khoăn dôi hòn được diễn tả qua hình ảnh, địa danh, từ ngữ mang đậm chất dân gian (hai thôn, một lòng, bên ấy, bên này).
- Tâm trạng than thở được diễn tả qua hình ảnh quen thuộc (lá xanh, nhuộm, cây lá vàng).
- Tâm trạng trách móc mát mẻ, được diễn tả bằng hình ảnh gần gũi với làng quê (đò giang, đầu đình, ai).
b) Thểhiện khát vọng mơ ước sử dụng hàng loạt các hình ảnh sóng đôi, (bên - đò, hoa khuê các - bướm giang hô, cau - giầu, nhà em - nhà anh, thôn Đoài - thôn Đông).
Anh/chị hãy làm rõ ý kiến của Hoài Thanh ‘‘Phong cách thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp tiêng thơ của thời đại với những gì biểu hiện trong văn hóa dân gian bao đời".
Gợi ý:
a) Phong cách thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp tiếng thơ của thời đại với nhũng gì biểu hiện trong văn hóa dân gian bao đời.
- Nguyễn Bính đã phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc trong sáng tạo thơ mới. Cho nên rất đậm đà hồn quê (cau xanh, trầu vàng, con đò, bến giang, khăn mỏ quạ...)
- Dấu ấn đậm trong phong cách thơ Nguyễn Bính còn là thể thơ lục bát. Nguyên Bính không thiên về lục bát cổ điển như Nguyễn Du mà nghiêng về lục bát dân gian, phảng phất hơi thở của ca dao mang đậm cái hồn của thể thơ trữ tình dân gian ở giọng điệu, ở cái ví von, lời kể... (Chân quê, Lỡ bước sang ngang...)