24/05/2018, 21:05

Hệ hỗ trợ quyết định mức xí nghiệp

-Vào những năm 1980 và cho tới những năm 1990, các hệ thống sử dụng cho các yêu cầu của các nhà lãnh đạo cấp cao được thiết kế như là các hệ thống độc lập và gọi là các hệ thống thông tin lãnh đạo (EIS, Executive information systems). -Ngày nay, các hệ ...

-Vào những năm 1980 và cho tới những năm 1990, các hệ thống sử dụng cho các yêu cầu của các nhà lãnh đạo cấp cao được thiết kế như là các hệ thống độc lập và gọi là các hệ thống thông tin lãnh đạo (EIS, Executive information systems). -Ngày nay, các hệ thống hỗ trợ các nhà lãnh đạo và cũng hỗ trợ các nhân viên. Các hệ thống này gọi là các hệ thống thông tin mức xí nghiệp (cũng gọi là EIS, Enterprise information systems). Vì các hệ thống này sử dụng cho nhiều người, nên chi phí hiệu quả nhất. Các hệ thống mức xí nghiệp xây dựng tốt cung cấp các nhà lãnh đạo với cùng các khả năng như EIS trước được sử dụng để cung cấp và thêm vào hệ thống cho nhiều người sử dụng khác trong xí nghiệp.

- Trong những năm 1980, DSS cá nhân hỗ trợ công việc của các chuyên gia và những người quản lý cấp trung. DSS tổ chức hỗ trợ chính cho các người hoạch định, phân tích và các nhà nghiên cứu. Hiếm khi các người lãnh đạo cấp cao sử dụng trực tiếp DSS. Tình huống này trái ngược với sự kiện là các người lãnh đạo cấp cao thường hay ra quyết định. Cái gì cần để xử lý các yêu cầu đặc biệt của các người lãnh đạo đúng lúc và chính xác. Nord và Nord, 1996 công dụng phổ biến nhất của EIS là hỗ trợ quyết định (50%) bằng cách cung cấp dữ liệu và thông tin, định thời (50%), thiết lập chương trình nghị sự và định thời các cuộc họp (43.8%), lập tài liệu điện tử (31.5%), duyệt dữ liệu và giám sát các tình huống (31.3%).

- Watson et al., 1997, các hệ thống thông tin lãnh đạo cũng được biết như là các hệ thống hỗ trợ lãnh đạo, là kỹ thuật nổi lên. Những người sử dụng chính của EIS là nhân viên văn phòng lãnh đạo chính (CEO, chief executive officer), nhân viên văn phòng tài chánh chính (CFO, chief financial officer), hoặc nhân viên điều hành chính (COO, chief operations officer).

- Vào giữa những năm 1990, với những cải tiến trong kho dữ liệu và trong mạng web, thay thế khái niệm EIS độc lập bằng hệ thống mức xí nghiệp chi phí hiệu quả hơn.

- Các định nghĩa dựa trên Rockart và DeLong (1988):

+ Hệ thống thông tin lãnh đạo (EIS, Executive information system) là hệ thống máy tính phục vụ các yêu cầu thông tin của các người lãnh đạo cấp cao. Người sử dụng truy xuất nhanh các thông tin kịp thời và truy xuất trực tiếp các báo cáo quản lý. EIS rất thân thiện, hỗ trợ đồ họa, cung cấp các báo cáo ngoại lệ, và khả năng duyệt dữ liệu đi xuống. Nó cũng có thể kết nối được với internet, intranet và extranet.

+ Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo (ESS, Executive support system) là hệ thống hỗ trợ có thể dễ hiểu, dựa trên EIS, bao gồm giao tiếp, tự động văn phòng, hỗ trợ phân tích, và thông minh nghiệp vụ.

+ Hệ thống thông tin mức xí nghiệp (EIS, Enterprise information system) là hệ thống diện liên hiệp các công ty, cung cấp các thông tin có tính lịch sử từ các quan điểm hợp tác. Các người sử dụng khác nhau trong xí nghiệp có thể sử dụng hệ thống cho các mục đích khác nhau. Các hệ thống này cũng phục vụ cho các yêu cầu của các lãnh đạo cấp cao. Các hệ thống mức xí nghiệp là một phần quan trọng của khái niệm quản lý tài nguyên mức xí nghiệp (ERP, Enterprise resources management).

- Các hệ thống hỗ trợ mức xí nghiệp:

+ Mục tiêu quan trọng nhất của các hệ thống hỗ trợ mức xí nghiệp (ESS) là cung cấp một công cụ để hỗ trợ mức xí nghiệp. Có 2 loại EIS: một thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các người lãnh đạo cấp cao, một có xu hướng phục vụ cho một cộng đồng người sử dụng rộng hơn.

+ Điều chỉnh EIS chỉ lãnh đạo như là một phần của hệ thống thông tin mức xí nghiệp. Các ứng dụng EIS có mục đích hỗ trợ các người ra quyết định chuyên nghiệp trong xí nghiệp. EIS cung cấp một số khả năng cần thiết. Ngoài ra, còn có một số công cụ giúp các người quản lý chức năng (tài chánh, tiếp thị), và tích hợp các công cụ này vào EIS.

+ Hơn nữa, EIS hỗ trợ cho các mức tổ chức thấp hơn. Vì thế, ngày nay EIS có nghĩa là hệ thống thông tin mức xí nghiệp hay hệ thống thông tin của mọi người. Sử dụng các hệ thống mức xí nghiệp (enterprise systems) hay các hệ thống thông minh nghiệp vụ (business intelligence systems, BI), để miêu tả vai trò mới của EIS, đặc biệt ngày nay kho dữ liệu (data warehouses) có thể cung cấp dữ liệu ở dạng dễ sử dụng, các hệ thống truy vấn hướng đồ họa có khả năng chia nhỏ dữ liệu và phân tích dữ liệu đa chiều.

- Vai trò quyết định lãnh đạo là một vai trò chính, vì thế chúng ta chia nó thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 liên quan đến việc nhận dạng các vấn đề và các cơ hội. Giai đoạn 2 liên quan đến các quyết định về cái gì sẽ làm đối với các vấn đề và các cơ hội. Sự phân chia này có thể sử dụng để hiểu các yêu cầu thông tin của người lãnh đạo và các khả năng của hệ thống thông tin lãnh đạo (EIS).

Quá trình ra quyết định của người lãnh đạo(Vai trò quyết định)

- Như trong hình, thông tin chảy vào hệ thống từ các môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Phát sinh các thông tin trong từ các đơn vị chức năng (tài chánh, tiếp thị, sản xuất, kế toán, nhân sự, …). Thông tin ngoài đến từ nhiều nguồn như internet, các cơ sở dữ liệu trực tuyến khác, các bài báo, các dịch vụ tin tức trên internet, các ấn bản công nghiệp, các báo cáo chính phủ, các liên lạc cá nhân. Rõ ràng, các thông tin kết hợp vô cùng có giá trị, là tài nguyên có tổ chức quan trọng cần thiết để sống còn và cạnh tranh thành công. Tuy nhiên,vì khối lượng thông tin lớn, nên cần phải quét môi trường để các thông tin thích hợp. Các tác nhân phần mềm thông tin quét qua các thông tin trên web, các báo cáo nội bộ, các câu chuyện mới. Sau đó đánh giá và phân kênh các thông tin được thu thập để phân tích định tính và định lượng (các chuyên gia thực hiện khi cần thiết). Sau đó, người lãnh đạo hoặc nhóm ra quyết định dựa vào vấn đề hoặc cơ hội đang tồn tại. Nếu quyết định này có vấn đề, thì diễn dịch trở thành đầu vào cho bước kế: ra quyết định dựa vào cái gì để làm đối với vấn đề này. Mục đích cơ bản của EIS là hỗ trợ giai đoạn 1 của quá trình trong hình trên. Còn các ứng dụng DSS đặc thù (specific DSS applications) hỗ trợ giai đoạn 2.

-Các phương pháp tìm ra các yêu cầu thông tin: tham khảo thông tin “the Minicase in Focus W8.1” trên site www.prenhall.com/turban. Một điều phức tạp lớn trong việc xác định các yêu cầu thông tin của các người lãnh đạo là: yêu cầu thay đổi khi các nhiệm vụ và các trách nhiệm của người lãnh đạo thay đổi. Vì thế, trong nhiều tổ chức, EIS được xem như đã cải tiến và không bao giờ xem như đã hoàn thành đầy đủ.

- Các đặc tính và khả năng của hệ thống thông tin lãnh đạo (EIS):

+ Chất lượng thông tin:

  • Linh động
  • Tạo thông tin chính xác
  • Tạo thông tin kịp thời
  • Tạo thông tin thích hợp
  • Tạo thông tin đầy đủ
  • Tạo thông tin hợp lý

+ Giao diện người sử dụng:

  • Giao diện người sử dụng đồ họa (GUI) tinh vi
  • Giao diện thân thiện với người sử dụng
  • Cho phép truy xuất thông tin tin cậy và an toàn
  • Có thời gian đáp ứng ngắn (thông tin kịp thời)
  • Có thể truy xuất thông tin ở nhiều nơi
  • Thủ tục truy xuất có thể tin cậy được
  • Sử dụng bàn phím tối thiểu như các điều khiển infrared, chuột, touchpads, màn hình cảm biến (touch screen)
  • Lấy nhanh các thông tin theo yêu cầu
  • Có thể thiết kế các kiểu quản lý của các người lãnh đạo khác nhau ƒ Có thực đơn tự trợ giúp

+ Cung cấp khả năng kỹ thuật:

  • Truy xuất thông tin tích hợp (toàn cầu)
  • Truy xuất thư điện tử
  • Sử dụng rộng rãi các dữ liệu bên ngoài
  • hi lại các diễn dịch
  • Làm nổi bật các chỉ dẫn của vấn đề
  • Siêu văn bản và đa phương tiện
  • Phân tích theo yêu cầu của người sử dụng (adhoc analysis)
  • Phân tích và trình bày đa chiều
  • Trình bày thông tin theo dạng phân cấp
  • Kết hợp đồ họa và văn bản trong cùng một giao diện trình bày
  • Cung cấp các báo cáo quản lý theo ngoại lệ
  • Trình bày các xu hướng, tỷ lệ và độ lệch
  • Cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu có tính lịch sử và dữ liệu hiện hành nhất
  • Tổ chức các nhân tố thành công quan trọng
  • Cung cấp khả năng dự đoán
  • Tạo ra các thông tin ở nhiều mức chi tiết khác nhau (cho khả năng duyệt dữ liệu đi xuống, drill down)
  • Lọc, nén, dò theo vết dữ liệu quan trọng
  • Hỗ trợ giải thích kết thúc vấn đề theo hướng mở

- Các lợi ích của EIS:

+ Dễ duy trì các mục tiêu có tổ chức

+ Dễ truy xuất thông tin

+ Cho phép người sử dụng nâng cao hiệu suất hơn

+ Tăng chất lượng ra quyết định

+ Cung cấp sự cải tiến cạnh tranh

+ Tiết kiệm thời gian của người sử dụng

+ Tăng khả năng giao tiếp

+ Tăng chất lượng giao tiếp

+ Cung cấp khả năng điều khiển tốt hơn trong tổ chức

+ Cho phép tham gia các vấn đề và các cơ hội + Cho phép hoạch định

+ Cho phép tìm kiếm nguyên nhân của một vấn đề + Thỏa mãn các yêu cầu của người lãnh đạo -Chi tiết các khái niệm quan trọng: + Duyệt dữ liệu đi xuống:

  • Một trong những khả năng hữu ích nhất của EIS là cung cấp các mức chi tiết của thông tin tổng hợp.
  • Xây dựng và duy trì các đường duyệt dữ liệu đi xuống bằng các kết nối kiểu siêu văn bản kém hơn là kiểu dấu cộng trừ.

+ Các nhân tố thành công quan trọng:

  • Các nhân tố thành công quan trọng là các nhân tố sử dụng để duy trì các mục tiêu của tổ chức. Chẳng hạn như các nhân tố mang tính chiến lược, quản lý, hoặc hoạt động; xuất phát từ 3 nguồn chính: tổ chức, công nghiệp và môi trường. Các nhân tố thành công có thể ở mức đoàn thể, phân khu, xí nghiệp hoặc phòng ban. Thỉnh thoảng cũng xem xét cả các nhân tố thành công quan trọng của các cá nhân.
  • Giám sát các nhân tố thành công quan trọng theo 5 thông tin:

• Các tường trình vấn đề chính:

• Các lưu đồ nổi bật

• Các thông tin tài chánh ở mức trên cùng

• Các nhân tố chính

• Các báo cáo trách nhiệm KPI (Key performance indicators) chi tiết

+ Truy xuất trạng thái:

  • Các báo cáo hoặc dữ liệu sau cùng về trạng thái các chỉ thị chính có thể truy xuất bất kỳ lúc nào qua mạng. Thông tin thích hợp là quan trọng, và nhấn mạnh dữ liệu hiện tại. Trong các trường hợp cấp bách, yêu cầu các báo cáo kịp thời.

+ Phân tích:

  • Thực hiện phân tích theo các cách sau:

• Sử dụng các chức năng có sẵn

• Tích hợp thêm các sản phẩm DSS

• Phân tích bởi các tác nhân thông minh

  • Thực hiện quá trình phân tích:

• Các lãnh đạo nhận diện các thông tin muốn phân tích sâu hơn.

• Các lãnh đạo yêu cầu trực tiếp hành động phân tích sâu hơn từ thực đơn ESS (chẳng hạn, tính toán đường xu hướng) hoặc xuất dữ liệu cho sản phẩm riêng biệt theo khả năng phân tích theo yêu cầu.

• Phụ thuộc vào ESS, quá trình xuất và khởi động công cụ khác bằng việc lựa chọn thực đơn trong ESS hoặc có thể yêu cầu lãnh đạo lưu điều trình bày vào tập tin, thoát khỏi ESS, khởi động công cụ khác, đọc tập tin được lưu từ ESS.

• Khi người lãnh đạo truy xuất công cụ khác (thường là bảng điện tử), các đặc điểm phân tích thường được chọn từ thực đơn. Thực hiện phân tích trong ESS hoặc bằng công cụ bên ngoài, trình bày các kết quả phân tích ở dạng mặc định.

• Các người lãnh đạo có các lựa chọn để điều chỉnh giao diện trình bày nhằm cải tiến khả năng dễ hiểu.

+ Báo cáo ngoại lệ:

  • Lập các báo cáo ngoại lệ theo khái niệm quản lý theo ngoại lệ. Trong các báo cáo ngoại lệ, các người lãnh đạo chú ý đến hiệu suất rất xấu (hoặc rất tốt). Tiếp cận này tiết kiệm thời gian đáng kể khi phải xem xét dữ liệu thông qua các điều kiện ngoại lệ.

+ Sử dụng màu sắc và âm thanh:

  • Thông thường, các thành phần quan trọng trình bày ở dạng số, cũng như sử dụng màu sắc: màu xanh lá cây là OK, màu vàng là cảnh báo, màu đỏ là nguy hiểm (chỉ hiệu suất nằm ngoài các ràng buộc cho trước của kế hoạch). Các màu sắc (tô bóng, hoặc nhấp nháy) thông báo cho người sử dụng các vấn đề tiềm ẩn, gây sự chú ý ngay lập tức. Một số hệ thống trang bị các tín hiệu âm thanh để thông báo cho người sử dụng đi đến các thông tin đó.

+ Định hướng thông tin:

  • Định hướng thông tin là khả năng cho phép số lượng lớn dữ liệu trình bày nhanh và dễ hiểu. Để cải tiến khả năng này, người sử dụng có thể dùng các công cụ siêu phương tiện (hypermedia tools) và các tác nhân thông minh (intelligent agents).

+ Giao tiếp:

  • Các người lãnh đạo cần giao tiếp với những người khác. Có thể giao tiếp bằng thư điện tử, truyền các báo cáo đến một người nào đó theo địa chỉ, gọi cuộc họp, hoặc bình luận trên các nhóm tin tức trên internet, hoặc các kỹ thuật tính toán cộng tác như GSS (Lotus Notes, Netscape Communication, Microsoft’s NetMeeting), các phòng chat, các bảng thông báo, hoặc các công cụ hỗ trợ web, hội nghị truyền hình từ xa.

- EIS thiết kế để hỗ trợ các người lãnh đạo cấp cao, giúp họ khám phá các vấn đề và các cơ hội. DSS hỗ trợ các người phân tích cố gắng trả lời câu hỏi cái gì có thể làm cùng với một cơ hội hoặc một vấn đề cụ thể.

- So sánh EIS và DSS:

- Kho dữ liệu là một kho dữ liệu được làm sạch và lọc lại để truy xuất chỉ đọc và sử dụng bởi các người lãnh đạo, các người quản lý, và các người phân tích. Thiết kế và hiện thực EIS để truy xuất nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau ở nhiều dạng khác nhau trên các nền tính toán khác nhau, sử dụng kho dữ liệu như là nhiều nguồn dữ liệu cho EIS. Khi mặt trước của kho dữ liệu là công cụ phát sinh mã truy vấn khác nhau (như PowerBuilder), hệ thống truy vấn ngôn ngữ tự , hoặc công cụ xây dựng các form tự động, kho dữ liệu cải tiến khả năng cho bất kỳ người sử dụng nào (không chỉ là các người lãnh đạo) truy xuất dữ liệu cần thiết. Vào giữa những năm 1990, các người phát triển và các người nghiên cứu bắt đầu khám phá các phương pháp hiển thị dữ liệu cải tiến và siêu phương tiện sử dụng trong EIS. Siêu phương tiện là dữ liệu đa phương tiện cần thiết cùng với các siêu liên kết, cũng là phương tiện cung cấp dữ liệu có ích cho các người lãnh đạo. Siêu phương tiện có thể được cung cấp trên các liên kết web cùng với phần mềm duyệt web trong EIS hoặc qua các gói riêng như Lotus Notes.

- Khi truy xuất và cung cấp dữ liệu, phân tích và trình bày trở nên quan trọng. Kết hợp phân tích đa chiều với các công cụ xử lý phân tích trực tuyến (OLAP, online analytical processing) cho phép trình bày dữ liệu cả ở dạng bảng điện tử và đồ thị, kèm với khả năng chia nhỏ khối dữ liệu đa chiều mà người sử dụng yêu cầu từ kho dữ liệu. Các phương pháp OLAP cung cấp các công cụ phân tích. Sau đây là một số gói phần mềm:

+ BrioQuery (Brio Technology Inc.)

+ Business Objects (Business Objects Inc.)

+ Decision Web (Comshare Inc.)

+ DataFountain (Dimensional Insight Inc.)

+ DSS Web (MicroStrategy Inc.)

+ Focus Fusion (Information Builders Inc.)

+InfoBeaconWeb(PlatinumTechnologyInc.) +OracleExpressServer(OracleCorporation) + Pilot Internet Publisher (Pilot Software Inc.)

- Watson et al. (1996) nhận ra rằng các người ra quyết định yêu cầu thông tin mềm, thường được cung cấp không chính thức để ra các quyết định. Tác giả nghiên cứu sâu hơn như thông tin mềm trong EIS có phạm vi gì và như thế nào. Thông tin mềm “lộn xộn, không chính thức, trực quan, chủ quan, mơ hồ”. Thông tin mềm được sử dụng trong hầu hết EIS, chia thành các loại: + Tiên đoán, nghiên cứu, dự đoán, và ước tính (78.1%)

+ Giải thích, chứng minh, đánh giá, và diễn dịch (65.6%)

+ Các báo cáo tin tức, các xu hướng công nghiệp, và dữ liệu khảo sát bên ngoài (62.5%)

+ Các định thời và các hoạch định chính thức (50.0%) + Các ý kiến, cảm nghĩ, ý tưởng (15.6%) + Tin đồn, lời nói đùa (9.4%)

- Sử dụng thông tin mềm ở dạng tiên đoán, nghiên cứu, dự đoán, và ước tính là quan trọng để hoạch định các mục tiêu. Nghiên cứu khác lập tài liệu sử dụng các loại thông tin mềm. Một cách tổng quát, nhóm hỗ trợ EIS có thể nhập vào thông tin này, nhưng thỉnh thoảng EIS phát sinh thông tin tự động dựa vào dữ liệu lịch sử (theo khai phá dữ liệu) hoặc bằng các tác nhân thông minh (IAs, intelligent agents) quét các nguồn tin tức và các báo cáo bên trong. Giải thích, chứng minh, đánh giá, và diễn dịch giúp các người lãnh đạo cảm thấy cái gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài xí nghiệp. Nhiều hệ thống mức xí nghiệp cho phép người sử dụng rút ngắn các giải thích trên màn hình hoặc thư điện tử trước khi cung cấp thông tin cho các người sử dụng khác. Các báo cáo tin tức phổ biến khi các tin tức cung cấp (ở cả dạng văn bản và hình ảnh) và trở nên rộng rãi, đặc biệt qua Web. Khi các tác nhân thông minh lọc các tin tức (bên trong và bên ngoài), chúng ta mong đợi nhiều tin tức hơn được cung cấp thông qua các hệ thống mức xí nghiệp.

- Thông tin mềm cải tiến giá trị của các hệ thống mức xí nghiệp cho người lãnh đạo. Nghiên cứu của Watson et al. (1996) trình bày: Đối với thông tin mềm, hầu hết các thành viên có kế hoạch tập trung các nỗ lực về các dịch vụ tin tức bên ngoài, thông tin cạnh tranh, và tính dễ dàng của việc xử lý thông tin mềm. Một số xí nghiệp tập trung ra quyết định dễ dàng hơn cho chính các người sử dụng thêm thông tin mềm.

- DSS tổ chức duy trì các hệ thống dựa trên máy tính, được phát triển để hỗ trợ quyết định cho mỗi mức, nó tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động có tổ chức liên quan đến tuần tự các hoạt động và các tác nhân (như phát triển hoạch định tiếp thị phòng ban hoặc ngân sách vốn liên doanh). Hơn nữa, các hoạt động của mỗi cá nhân hầu như lẫn lộn với công việc của người khác. Hỗ trợ máy tính coi như là xe cộ để cải tiến giao tiếp, kết hợp, và giải quyết vấn đề. -Một số định nghĩa về DSS tổ chức (ODSS, Organizational DSS): + Watson (1990) định nghĩa ODSS như là sự kết hợp của kỹ thuật giao tiếp và máy tính, được thiết kế để ra quyết định phối hợp và phổ biến theo các lĩnh vực chức năng và theo các lớp phân cấp để các quyết định thích hợp với các mục tiêu của tổ chức và diễn dịch chia sẽ quản lý của môi trường cạnh tranh.

+ Carter et al. (1992) định nghĩa ODSS như là DSS được sử dụng bởi các cá nhân hoặc các nhóm ở nhiều trạm làm việc hơn là một đơn vị tổ chức ra các quyết định khác nhau sử dụng một tập các công cụ phổ biến. + Swanson (Swanson và Zmud, 1990) gọi ODSS như là hệ hỗ trợ quyết định phân bố. DSS tổ chức không nên nghĩ như là DSS của người quản lý. Nó nên xem như hỗ trợ phòng ban lao động của tổ chức trong việc ra quyết định. DDSS như là DSS hỗ trợ ra quyết định phân bố.

+ King và Star (1990) cung cấp quan điểm khác. Tác giả tin rằng khái niệm ODSS theo nguyên tắc đơn giản: Ap dụng các kỹ thuật máy tính và các giao tiếp để cải tiến quá trình ra quyết định tổ chức. Theo nguyên tắc, ODSS có cái nhìn hỗ trợ kỹ thuật cho các quá trình nhóm đến mức cao hơn của các tổ chức nhiều như cùng cách DSS nhóm mở rộng cái nhìn hỗ trợ kỹ thuật cho hành động cá nhân đối với quá trình nhóm trên intranet.

- George (1991/1992) tìm ra các đặc tính của ODSS từ các định nghĩa trên:

+ Tập trung của ODSS là một quyết định, hoặc hoạt động, hoặc nhiệm vụ tổ chức, ảnh hưởng đến nhiều đơn vị tổ chức hoặc nhiều vấn đề hợp tác. + ODSS cắt các chức năng tổ chức hoặc các lớp phân cấp.

+ ODSS hầu như liên quan đến các kỹ thuật máy tính và các kỹ thuật giao tiếp.

- Mối quan hệ của ODSS đối với GSS và EIS

+ Vì tính phức tạp của ODSS, nên ODSS có thể được tích hợp với GSS và/hoặc EIS. Hơn nữa, vì GSS có thể được sử dụng để tối ưu hóa các thành phần và giải quyết các đụng độ, cấu trúc của ODSS có thể được tích hợp với cấu trúc của GSS.

- Mối quan hệ giữa các hệ thống mức xí nghiệp

+ ODSS là một loại hệ thống mức xí nghiệp liên quan trực tiếp với hỗ trợ quyết định. Trong khi xây dựng các hệ thống giống như các hệ thống độc lập trong quá khứ, ngày nay ODSS hầu như là một phần của cơ sở hạ tầng hỗ trợ intranet. Cả ODSS và EIS có liên quan gần với ERP và được triển khai cùng ERP.

- Các định nghĩa

+ Chuỗi cung cấp tham khảo đến dòng các nguyên liệu, các thông tin và các dịch vụ từ các người cung cấp nguyên liệu thô thông qua các xí nghiệp và các kho đến khách hàng đầu cuối. Chuỗi cung cấp cũng gồm có các tổ chức và các quá trình tạo và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng đầu cuối. Chuỗi cung cấp liên quan đến nhiều hoạt động như mua, xử lý nguyên liệu, hoạch định và điều khiển sản xuất, điều khiển kho và hậu cần, phân bố và phân phối.

+ Chức năng quản lý chuỗi cung cấp (SCM, supply chain management) là phân phối chuỗi cung cấp hiệu quả và thực hiện chuỗi cung cấp hiệu quả, để hoạch định, tổ chức, phối hợp các hoạt động của chuỗi cung cấp.

- Các lợi ích

+ Mục tiêu của SCM hiện đại là giảm rủi ro và không chắc chắc trong chuỗi cung cấp, theo cách tạo ảnh hưởng tích cực đến các mức kho, thời gian của chu trình, các quá trình, và dịch vụ khách hàng. Tất cả các điều này nhằm tăng khả năng có lời và tính cạnh tranh.

+ Lợi ích của quản lý chuỗi cung cấp được nhận ra trong kinh doanh và trong quân đội. Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, tính hiệu quả và hữu hiệu của chuỗi cung cấp trong hầu hết các tổ chức là quan trọng đến sự sống còn của tổ chức và phụ thuộc nhiều vào các hệ thống thông tin hỗ trợ. -Các thành phần của chuỗi cung cấp: 3 thành phần

+ Dòng trên: Phần này gồm các người cung cấp (họ có thể là các người sản xuất và/hoặc các người lắp ráp) và các người cung cấp của các người cung cấp. Mở rộng các mối quan hệ như thế sang trái trong nhiều mức, tất cả các cách liên quan đến nguồn nguyên liệu.

+ Bên trong: Phần này gồm tất cả các quá trình được sử dụng trong việc chuyển đổi các đầu vào của người cung cấp sang đầu ra, từ thời gian, các nguyên liệu nhập vào tổ chức đến thời gian các sản phẩm phân phối bên ngoài tổ chức.

+ Dòng dưới: Phần này gồm tất cả các quá trình liên quan đến việc phân phối sản phẩm cho các khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung cấp thực sự kết thúc khi sản phẩm đến sự chuyển nhượng sau khi sử dụng.

- Chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị

+ Khái niệm chuỗi cung cấp liên quan đến chuỗi giá trị và các hệ thống giá trị. Theo mô hình chuỗi giá trị (Posrter, 1985), bất kỳ các tổ chức nào đều chia các hoạt động thành 2 phần: các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Có 5 hoạt động chính: (1) hậu cần ràng buộc trong (đầu ra), (2) các hoạt động (sản xuất và kiểm tra xí nghiệp sản xuất), (3) hậu cần ràng buộc ngoài (lưu trữ và phân phối), (4) kinh doanh và tiếp thị, (5) dịch vụ.

+ Các hoạt động này liên kết với nhau. Đầu ra của hoạt động đầu là đầu vào của hoạt động thứ hai. Mỗi lần đầu vào thay đổi thành đầu ra, thì giá trị được thêm vào. Các hoạt động chính tuần tự và làm việc tiến triển theo cách sau trong khi đó giá trị được thêm vào mỗi hoạt động.

+ Các nguyên liệu đến được xử lý (nhận, lưu trữ, …), và giá trị được thêm vào chúng những gì được gọi là hậu cần ràng buộc trong. Sau đó, nguyên liệu được sử dụng trong các hoạt động, mà nhiều giá trị hơn được thêm vào trong việc làm các sản phẩm. Cần chuẩn bị các sản phẩm để đóng gói phân phối, lưu trữ, vận chuyển, và nhiều giá trị hơn được thêm vào. Sau đó, tiếp thị và kinh doanh phân phối sản phẩm đến người sử dụng. Cuối cùng, thực hiện dịch vụ sau khi bán hàng cho khách hàng. Tất cả các hoạt động thêm giá trị có kết quả lợi nhuận (hy vọng). Hỗ trợ các hoạt động sau: (1) cơ sở hạ tầng xí nghiệp (tài chánh, kế toán, quản lý), (2) quản lý tài nguyên con người, (3) phát triển kỹ thuật (R&D), và (4) sự thu mua hàng hóa. Mỗi hoạt động hỗ trợ bất cứ hoặc tất cả các hoạt động chính, và cũng có thể hỗ trợ hoạt động khác.

+ Các xí nghiệp cố gắng tối ưu giá trị tổng cộng dọc theo toàn bộ chuỗi. Có nhiều cách để tăng giá trị này, và nhiều quyết định cần thực hiện cho mục đích này.

+ Chuỗi giá trị của xí nghiệp là một phần của dòng các hoạt động lớn hơn, mà Porter gọi là hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị gồm cả người cung cấp đầu ra cần cho xí nghiệp và các chuỗi giá trị, gồm cả người cung cấp này đến người cung cấp khác (có thể trong nhiều mức). Khi xí nghiệp tạo sản phẩm, chúng đi qua các chuỗi giá trị của người phân phối (là người cũng có các chuỗi giá trị riêng), tất cả các cách cho người mua (khách hàng), cũng có các chuỗi giá trị riêng. Đạt được và duy trì thuận lợi cạnh tranh và hỗ trợ thuận lợi này bằng các phương tiện IT yêu cầu sự hiểu biết của toàn bộ hệ thống giá trị. Có thể vẽ các khái niệm chuỗi giá trị và hệ thống giá trị cho cả sản phẩm và dịch vụ, và cho bất kỳ tổ chức nào, công hoặc tư.

+ Các khái niệm chuỗi giá trị và hệ thống giá trị có liên quan gần với chuỗi cung cấp. Các hoạt động chính của chuỗi giá trị tương ứng với mô hình tổng quát trong hình trước. Khái niệm hệ thống giá trị tương ứng với khái niệm chuỗi cung cấp mở rộng, bao gồm các người cung cấp và các đồng nghiệp kinh doanh khác. Một trong những mục tiêu chính của SCM là tối đa giá trị thêm vào dọc theo chuỗi cung cấp, và đây là nơi mà hỗ trợ quyết định máy tính hóa nhập hình.

- Ra quyết định và chuỗi cung cấp

+ Để tối đa giá trị thêm vào dọc chuỗi cung cấp, thật cần thiết để ra quyết định và đánh giá ảnh hưởng tiềm ẩn của chúng. Ví dụ, hậu cần ràng buộc trong mà con người phải quyết định ở đâu, khi nào, và bao nhiêu để mua. Thực hiện vận chuyển nguyên liệu ràng buộc trong theo nhiều cách khác nhau, câu hỏi nào được chọn. Trong mỗi liên kết của chuỗi cung cấp, ra các quyết định như thế nào để di chuyển nguyên liệu, thông tin, tiền bạc để giá trị tăng nhiều nhất.

+ Phần mềm quản lý chuỗi cung cấp sẵn sàng để hỗ trợ quyết định cho cả các hoạt động chính và phụ. Chẳng hạn, tối ưu hóa các quá trình sản xuất, định thời, quản lý kho, và sự thu mua hàng hóa.

+ Các mô hình DSS đặc thù có thể xác định lợi ích chi phí đầu tư trong các kỹ thuật thông tin với nỗ lực tạo giá trị dọc theo chuỗi cung cấp. + Hiện thực DSS trong môi trường chuỗi cung cấp phức tạp vì những điều khó khăn và không chắc chắn dọc theo cách thức này.

- Giới thiệu

+ Giá trị thêm vào dọc theo chuỗi cung cấp cần thiết cho tính cạnh tranh hoặc ngay cả sự sóng còn.

+ Các vấn đề chuỗi cung cấp được nhận biết cả trong các hoạt động kinh doanh và quân đội trong nhiều thế hệ. Một số vấn đề gây cho quân đội thua trong chiến tranh và các công ty ra khỏi kinh doanh.

+ Trong thế giới kinh doanh, có hàng trăm ví dụ về công ty không thể thỏa mãn các yêu cầu hoặc có kho quá lớn và quá đắt để duy trì. Chẳng hạn như, thiếu toàn bộ chiến lược chuỗi cung cấp và thất bại để nhận ra chiều rộng của các hàm ý tổ chức. Hơn nữa, có một khái niệm sai là SCM tốt có thể chỉ được duy trì thông qua hệ thống ERP.

- Các vấn đề thông thường trên chuỗi cung cấp

+ Nhiều vấn đề dọc theo chuỗi cung cấp bắt nguồn chính từ các điều không chắc chắn và yêu cầu kết hợp các hoạt động và/hoặc các đơn vị bên trong và các đồng nghiệp kinh doanh.

+ Nguồn chính từ các điều không chắc chắn là dự đoán nhu cầu, có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như tính cạnh tranh, giá, điều kiện thời tiết, và những phát triển về kỹ thuật. Những điều không chắc chắn khác tồn tại nhiều lần phân phối, phụ thuộc vào nhiều nhân tố từ các việc máy móc hư cho đến các điều kiện đường xá. Các vấn đề chất lượng cùng với nguyên liệu và các bộ phận cũng có thể tạo ra những trì hoãn về thời gian sản xuất, và vấn đề kẹt xe có thể can thiệp đến vấn đề vận chuyển.

+ Triệu chứng chính của SCM kém là dịch vụ khách hàng kém - có nghĩa là, người ta không lấy sản phẩm hoặc dịch vụ ở thời điểm và ở nơi cần thiết, hoặc lấy các dịch vụ và hàng hóa chất lượng kém. Các triệu chứng khác là chi phí kho cao, mất lợi nhuận, chi phí phụ cho các chuyến vận chuyển đặc biệt và các chuyến vận chuyển thám hiểm.

- Các giải pháp đối với các vấn đề chuỗi cung cấp

+ Trong nhiều năm, các tổ chức đã phát triển nhiều giải pháp cho vấn đề chuỗi cung cấp. Một giải pháp sớm nhất là tích hợp dọc.

+ Quản lý kho và SCM thích hợp yêu cầu ra các quyết định và phối hợp các mối liên kết của chuỗi cung cấp và các hoạt động khác nhau, để hàng hóa có thể di chuyển dễ dàng và kịp thời từ người cung cấp đến khách hàng. Thực tế này làm cho số lượng kho thấp và chi phí giảm. Cần kết hợp vì nhiều công ty phụ thuộc vào mỗi hoạt động khác nhưng không luôn luôn làm việc cùng nhau.

+ SCM hiệu quả yêu cầu khách hàng và người cung cấp làm việc cùng nhau theo cách phối hợp bằng cách chia sẽ và giao tiếp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.

+ Để điều khiển thích hợp các điều không chắc chắc, cần nhận dạng và hiểu các nguyên nhân của các điều không chắc chắn, xác định các điều không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác lên và xuống chuỗi cung cấp như thế nào, và tính toán các cách làm giảm hoặc loại bỏ các điều không chắc chắn này. Kết hợp với vấn đề này là cần thiết cho môi trường giao tiếp hiệu quả và hữu hiệu đối với tất cả các đồng nghiệp kinh doanh. + Một số giải pháp khác cho các vấn đề SCM:

  • Sử dụng các linh kiện từ các nhà cung cấp khác hơn là tự làm trong thời điểm yêu cầu.
  • Tương tự, “mua” hơn là “làm” bất cứ khi nào thích hợp.
  • Cấu hình các kế hoạch vận chuyển tối ưu.
  • Tối ưu việc mua bán.
  • Tạo các cộng tác có chiến lược với các nhà cung cấp.
  • Sử dụng một tiếp cận mua bán đúng lúc để các nhà cung cấp phân phối nhanh các số lượng nhỏ bất cứ khi nào cung cấp, cần các nguyên liệu và các linh kiện.
  • Giảm số lượng trung gian, thường thêm vào các chi phí chuỗi cung cấp, bằng cách sử dụng thương mại điện tử để tiếp thị trực tiếp.
  • Giảm thời gian điều hành mua và/hoặc bán bằng cách xử lý tự động sử dụng EDI hoặc các mạng lưới bên ngoài.
  • Sử dụng ít nhà cung cấp.
  • Cải tiến mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua.
  • Chỉ sản xuất sau khi các đơn đặt hàng đã sẵn sàng, như Dell làm với các máy tính làm theo đơn đặt hàng.
  • Hoàn thành yêu cầu chính xác bằng cách làm việc gần với các nhà cung cấp.

+ Hầu hết các giải pháp trên được cải tiến bằng cách hỗ trợ IT, đặc biệt là ở dạng các hệ thống hoạch định tài nguyên mức xí nghiệp (ERP, enterprise resource planning).

- Cải tiến của các trợ giúp máy tính

+ Một cách lịch sử, nhiều hoạt động chuỗi cung cấp được quản lý với các giao dịch trên giấy tờ không hiệu quả và hữu hiệu. Do đó, vì sử dụng máy tính trong kinh doanh sớm, các chú ý được cho để tự động các quá trình dọc theo chuỗi cung cấp. Mục tiêu chính là giảm chi phí, xử lý thám hiểm và giảm lỗi.

+ Trong thời gian ngắn, các điều phụ thuộc bên trong tồn tại giữa các hoạt động chuỗi cung cấp. Định thời sản xuất liên quan đến các kế hoạch mua và quản lý kho. Mô hình hoạch định yêu cầu nguyên liệu (MRP, material requirements planning) yêu cầu cập nhật hàng ngày, nên cần hỗ trợ máy tính.

+ Trong khi các gói MRP hữu ích trong nhiều trường hợp, giúp điều khiển mức kho thấp, các phần lưu lượng của chuỗi cung cấp, chúng thất bại trong nhiều trường hợp. Một trong những lý do thất bại chính là các hoạt động định thời/kho/mua liên quan gần với tài nguyên lao động và tài chánh. Điều này cải tiến phần mềm và phương pháp luận MRP gọi là hoạch định yêu cầu sản xuất hoặc MRP II.

+ Trong cải tiến này, càng ngày càng có nhiều hệ thống thông tin tích hợp. Cải tiến này tiếp tục, dẫn đến khái niệm hoạch định tài nguyên mức xí nghiệp (ERP, enterprise resource planning), tập trung vào việc tích hợp các hoạt động xử lý giao dịch mức xí nghiệp. Và mở rộng ERP, gồm có các khách hàng và các người cung cấp bên trong và sau đó khách hàng và các người cung cấp bên ngoài, được biết như là phần mềm ERP/SCM mở rộng.

- Tại sao tích hợp

+ Tạo xí nghiệp thế kỹ 21 không thể thực hiện hiệu quả với kỹ thuật máy tính thế kỹ 20, hướng theo chức năng. Các hệ thống chức năng không cho các phòng ban khác giao tiếp với các phòng ban khác. Tuy nhiên tệ hơn, dữ liệu sản xuất kho, kinh doanh quan trọng .

+ Sandoe và Saharia (2001) liệt kê các lợi ích chính của việc tích hợp (theo thứ tự quan trọng):

  • Các lợi ích hữu hình (tangible benefits): Giảm chi phí kho, giảm nhân công, cải tiến sản xuất, cải tiến quản lý ra lệnh, cải tiến chu trình tài chánh đóng, giảm chi phí IT, giảm chi phí thu mua hàng hóa, cải tiến quản lý tiền mặt, tăng thu nhập và lợi nhuận, giảm chi phí hậu cần vận chuyển, giảm bảo trì, cải tiến phân phối kịp thời.
  • Các lợi ích vô hình (intangible benefits): Tầm nhìn thông tin, các quá trình cải tiến và/hoặc mới, phản ứng của khách hàng, tiêu chuẩn hóa, linh động, toàn cầu hóa, và hiệu suất kinh doanh.

+ Cả hai loại lợi ích nhiều phần liên quan trực tiếp đến SCM cải tiến.

- Tích hợp chuỗi cung cấp

+ Trong nhiều thế hệ, các công ty quản lý các mối liên kết khác nhau về chuỗi cung cấp độc lập với nhau. Tuy nhiên, vào những năm 1950, và nhờ vào việc giới thiệu các hệ thống thông tin dựa trên máy tính, các công ty đã tích hợp các mối liên kết. Dễ dàng tích hợp theo yêu cầu các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực chi phí dịch vụ và sản phẩm, chất lượng, phân phối, kỹ thuật, và thời gian chu kỳ mang về bằng cách tăng tính cạnh tranh toàn cầu. Hơn nữa, các dạng mới của các mối quan hệ tổ chức và cách mạng thông tin, đặc biệt internet và thương mại điện tử, mang SCM vào sự chú ý hàng đầu. Sự chú ý này tạo ước muốn đầu tư tiền vào phần cứng và phần mềm cần cho việc tích hợp không dây.

- Hoạch định tài nguyên mức xí nghiệp

+ Cải tiến tính toán chủ/khách mức xí nghiệp tạo một thử thách mới: như thế nào để điều khiển tất cả các quá trình kinh doanh chính với một kiến trúc phần mềm đơn theo thời gian thực. Giải pháp tích hợp gọi là hoạch định tài nguyên mức xí nghiệp (ERP, enterprise resource planning), hứa hẹn nhiều lợi ích từ việc tăng hiệu quả đến việc cải tiến chất lượng, khả năng sản xuất, và khả năng có lời. Mục tiêu chính của ERP là tích hợp tất cả các phòng ban và các chức năng trong công ty thành một hệ thống máy tính có thể phục vụ các yêu cầu của toàn xí nghiệp.

+ Phần mềm ERP qua các phòng ban chức năng và mở rộng dọc theo chuỗi cung cấp cho nhà cung cấp và khách hàng. Nhiều công ty đã thành công trong việc tích hợp hàng trăm ứng dụng sử dụng phần mềm ERP, tiết kiệm hàng triệu đô la và tăng sự thỏa mãn khách hàng.

+ Bộ ERP cung cấp một giao diện quản lý tất cả các hoạt động thông thường trong sản xuất - từ việc nhập vào các đơn đặt hàng kinh doanh đến việc phối hợp vận chuyển cũng như dịch vụ khách hàng sau kinh doanh. Các hệ thống ERP bắt đầu kết hợp chức năng giao dịch khách hàng và quản lý các mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người bán hàng, làm cho hệ thống ít có vẻ kín.

+ ERP đóng vai trò quan trọng cho các nhà sản xuất trung bình và nhỏ trở nên tập trung, làm cho quá trình kinh doanh thay đổi trong xí nghiệp. + Tuy nhiên, ERP không bao giờ có nghĩa hỗ trợ hoàn toàn chuỗi cung cấp. Các giải pháp ERP là trung tâm giao dịch. Chúng không cung cấp các mô hình máy tính hóa cần đáp ứng nhanh những thay đổi kịp thời về cung cấp, nhu cầu, lao động hoặc khả năng. Giải quyết điều thiếu sót này bằng ERP thế hệ thứ hai, có các khả năng hỗ trợ quyết định.

- ERP thế hệ thứ hai

+ ERP thế hệ thứ nhất hướng đến tự động các quá trình kinh doanh văn phòng chính. ERP thế hệ thứ hai mạnh hơn bắt đầu bằng mục tiêu phân cấp các hệ thống hiện tại nhằm tăng hiệu quả xử lý các giao dịch, cải tiến việc ra quyết định, xa hơn nữa là biến đổi các cách thức làm kinh doanh.

+ ERP thế hệ thứ nhất hỗ trợ căn bản OLTP và các hoạt động giao dịch thông thường khác. Ví dụ, hệ thống ERP có tính năng đặt hàng điện tử, hoặc cách tốt nhất để lập hóa đơn bán hàng.

+ Phát sinh các báo cáo bởi ERP cung cấp cho các người hoạch định những gì xảy ra trong công ty, và hiệu suất tài chánh và chi phí.

- Tích hợp được làm như thế nào? Có 3 tiếp cận

+ Tiếp cận tích hợp để có thể làm việc với các phần mềm khác nhau từ các người bán khác nhau.

+ Tiếp cận tích hợp cho người bán thêm các khả năng thông minh kinh doanh và hỗ trợ quyết định.

+ Tiếp cận cho thuê các ứng dụng, lúc đó người bán sẽ chăm sóc các tính năng và các vấn đề tích hợp. Tiếp cận này tương đối mới và được gọi là phương án người cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP, application service provider).

- Các người cung cấp dịch vụ ứng dụng và nguồn bên ngoài ERP

+ Người cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP, application service provider) là người bán phần mềm phát hành các ứng dụng dựa trên ERP, có các khả năng DSS cho các tổ chức. Họ sẽ thiết lập hệ thống và chạy cho người sử dụng. Sử dụng ASP coi như là chiến lược quản lý rủi ro và phù hợp nhất với các công ty nhỏ và trung bình.

+ Khái niệm ASP đặc biệt hữu dụng trong các đề án ERP, đắt để cài đặt, mất nhiều thời gian hiện thực và cho nhóm nào là vấn đề chính. Tuy nhiên, ASP cũng minh chứng ERP đã thêm nhiều tính năng như DSS, EC, CRM, trung tâm dữ liệu (data marts), sự phong phú desktop, và các ứng dụng liên quan đến chuỗi cung cấp khác.

+ Sử dụng ASP có một số tầng

  • Người bán yêu cầu lời cam kết 5 năm. Trong 5 năm, phần mềm có thể thay đổi đột ngột, và ngay cả đựơc cài vào PC, và cho miễn phí.
  • Các hệ thống thuê khá chuẩn và sự không phù hợp với các yêu cầu của chúng ta.

- Kết hợp (mức xí nghiệp) portals và EIS

+ Khi các kỹ thuật web đến các mạng máy tính kết hợp, EIS hiện tại hoặc các hệ thống thông minh sẽ thay thế bởi các portal mức xí nghiệp kết hợp. + Portal mức xí nghiệp (kết hợp) tích hợp nhiều ứng dụng bên trong như quản lý môi trường, quản lý tài liệu, và thư điện tử cùng với các ứng dụng bên ngoài như các dịch vụ tin tức và các site khách hàng. Đó là tất cả các ứng dụng thông qua các máy PC. Các portal kết hợp đa dạng các khả năng và họ sử dụng nhiều lớp kỹ thuật:

  • Các kỹ thuật groupware: các thảo luận, các cuộc họp chat, và các đề án thư viện.
  • Trình bày: Các công cụ hiển thị dữ liệu như Web OLAP, JavaScript, và HTML để trình bày Web.
  • Cá nhân hóa và sự tùy biến: các tác nhân phần mềm tùy biến thông tin cho các người sử dụng cá nhân sử dụng các kỹ thuật nhấn.
  • Công cộng và phân bố: kho các tài liệu ở các định dạng khả chuyển cũng như các công cụ công cộng và tán thành.
  • Tìm kiếm: các công cụ tìm kiếm văn bản đầy đủ và tìm kiếm các miêu tả tài liệu và các nội dung khác.
  • Phân loại: các công cụ tạo và duy trì các loại thông tin khác nhau cho các thính giả khác nhau, như các công cụ đa chiều.
  • Tích hợp: các công cụ truy xuất các nguồn dữ liệu tách rời như các gói ERP, các cơ sở dữ liệu quan hệ, và dữ liệu bên ngoài như hạn ngạch kinh doanh cổ phần.

+ Thế hệ đầu của hầu hết các portal doanh nghiệp là phiên bản sản phẩm hơi đổi mới có nhãn là các công cụ kinh doanh thông minh hoặc các công cụ quản lý tài liệu vì các portal thực hiện tất cả nhiệm vụ đầy đủ nhất nên khó và đắt để xây dựng. Một vấn đề là số người sử dụng càng lớn, chi phí càng cao, và chi phí kho điều chỉnh vì hầu hết tất cả các lợi ích đều vô hình.

- Các quyết định ở tất cả các mức trong tổ chức đóng góp để thành công doanh nghiệp. Nhưng các quyết định tối đa cơ hội kinh doanh hoặc tối thiểu chi phí dịch vụ khách hàng. Thực hiện các yêu cầu ở các tuyến trước bằng các tình huống xuất hiện trong các khóa kinh doanh hằng ngày. Đó là ngoại lệ quyết định, cơ hội tăng kinh doanh mà hợp đồng xử lý quyết định, người ra quyết định phải làm hiệu quả các quyết định nhanh dựa vào ngữ cảnh và theo các chiến lược và các hướng dẫn thiết lập trước bởi quản lý chính.

- Ra quyết định mặt trước là quá trình các công ty tự động các quá trình quyết định và đẩy chúng xuống vào tổ chức và thỉnh thoảng ra các đồng nghiệp. Nó bao gồm các nhân viên có quyền bằng cách cho chung các chiến lược, đánh giá các độ đo, phân tích ảnh hưởng và làm các thay đổi tác vụ.

- Ra quyết định mặt trước phục vụ các người sử dụng kinh doanh như các người quản lý tuyến nghiệp vụ, các lãnh đạo kinh doanh, và các đại diện trung tâm để giúp họ ra các quyết định tác vụ tốt thỏa mãn các mục tiêu kết hợp. Ra quyết định mặt trước cung cấp cho các người sử dụng các câu hỏi đúng để hỏi, vị trí dữ liệu cần thiết, và các độ đo (ví dụ, khả năng có lời từ khách hàng và sản phẩm) mà chuyển dữ liệu thành các mục tiêu kết hợp và đề nghị các hành động cải tiến hiệu suất. Ngày nay, các sản phẩm ứng dụng phân tích xuất hiện để hỗ trợ các hành động này.

- Chính các ứng dụng giao dịch ngày nay và các công cụ hỗ trợ quyết định không thể sẵn sàng cho các người sử dụng ra các quyết định tốt hơn.

- Các hệ thống mặt trước: Trong việc ra quyết định mặt trước, mỗi quá trình tác vụ có một quá trình quyết định tương ứng để đánh giá, lựa chọn và cải tiến thực thi.

+ Ra quyết định mặt trước tự động các quyết định đơn giản - như làm đóng băng tài khoản khách hàng thất bại để làm các bồi thường - bằng cách định nghĩa trước các luật kinh doanh và các biến cố kích thích. Ở các điểm quyết định phức tạp hơn, như cấp phát kho, ra quyết định mặt trước cho người quản lý các ngữ cảnh cần thiết - các phương án có sẵn, các ảnh hưởng kinh doanh, và các độ đo thành công - để ra quyết định đúng. Để tạo thuận lợi hỗ trợ quyết định thông thường trong kinh doanh, người sử dụng phải biết câu hỏi gì để hỏi, thông tin nằm ở đâu, và các thành phần độ đo.

Tương lai của các hệ hỗ trợ quyết định mức xí nghiệp và lãnh đạo -Một số đặc điểm xuất hiện trong thế hệ kế tiếp của các hệ thống mức xí nghiệp (nhằm hổ trợ các người lãnh đạo và các người sử dụng khác trong xí nghiệp): + Hộp công cụ để xây dựng hệ thống theo yêu cầu

+ Hỗ trợ đa phương tiện

+ Trình bày ảnh 3 chiều và thực tế ảo

+ Xuất hiện các hệ thống phân tích

+ Các hệ thống hỗ trợ web

+ Trợ giúp trí tuệ và hỗ trợ tự động

+ Tích hợp EIS và các hệ thống hỗ trợ nhóm

+ Các hệ thống hỗ trợ toàn cầu

+ Tích hợp và triển khai cùng với các sản phẩm ERP

0