Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại
Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở những nước đang phát triển đang đặt ra một vấn đề lớn về mặt lý luận và thực tiễn là những nước chậm phát triển có thể học hỏi được điều gì ở những nước nhanh phát triển. Một sự nhất trí cao ở đây ...
Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở những nước đang phát triển đang đặt ra một vấn đề lớn về mặt lý luận và thực tiễn là những nước chậm phát triển có thể học hỏi được điều gì ở những nước nhanh phát triển. Một sự nhất trí cao ở đây là không thể áp dụng mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của thế kỷ XVIII, XIX cho những nước đang tiến bước trên con đường này ở thế kỷ XXI. Đồng thời những nước chậm phát triển cũng không thể không nhìn thấy ở những nước phát triển cái hình bóng tương lai của mình để rút ra các bài học cần thiết. Cách tiếp cận của lý thuyết phê phán và gắn liền với nó là xã hội học về tính hiện đại giúp ta có cái nhìn khoa học đối với những vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tương tự như các trường phái lý thuyết lớn của thế kỷ XX, lý thuyết phê phán đã trải qua các giai đoạn lịch sử của nó: Giai đoạn đầu khởi nguồn từ những nghiên cứu có tính phê phán của các nhà tư tưởng thuộc thời đại Khai sáng và đạt tới đỉnh cao phát triển ở thế kỷ XIX trong các tác phẩm của Mác và Ăng-ghen. Giai đoạn thứ hai gắn liền với thời kỳ đầu của sự hình thành và phát triển Viện nghiên cứu xã hội được thành lập ở Frankfurt năm 1923. Thế hệ đầu tiên của trường phái lý thuyết phê phán ở Frankfurt là những người sáng lập ra nó như Max Horkheimer, Theodore Adorno, Herbert Marcuse. Thế hệ thứ hai của trường phái Frankfurt là Jurgen Habermas, Albrecht Wellmer và những người khác. Thế hệ thứ ba gồm những đại diện như Axel Honneth ở Đức, Seyla Benhabib và một số người khác ở Hoa Kỳ. Nhưng lý thuyết phê phán không giới hạn ở Đức hay ở Hoa Kỳ mà phát triển ở Pháp với đại diện tiêu biểu là Michel Foucault, Francois Lyotard, Pierre Bourdieu, Jack Derrida và nhiều người khác1. Một chủ đề xuyên suốt lý thuyết phê phán và biểu hiện rõ nhất mối liên hệ của nó với xã hội học về tính hiện đại là sự “phê phán tính hiện đại”. Chủ đề này được Alain Touraine, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp lấy làm nhan đề cuốn sách2 của ông xuất bản ở Pari năm 1992.
- Đặt vấn đề
- Một số luận điểm gốc của thuyết phê phán
- Phê phán tính hiện đại cuối thế kỉ XX
- Thuyết phê phán – phương pháp luận của xã hội học về tính hiện đại
Xem chi tiết tại đây