23/05/2018, 15:37

Tác dụng của chậu cảnh

Nhiều người thắc mắc, chậu cảnh có tác dụng gì, chúng ta sẽ xem xét 3 cái lợi lớn của chậu cảnh, đó là: Lợi ích kinh tế Từ xưa đến nay trong nghề nông thì nghề làm vườn bao giờ cũng đưa lại giá trị cao hơn nghề làm ruộng. Nghề làm hoa cảnh, do nét đặc thù của nó nên đã hình thành những nghệ ...

Nhiều người thắc mắc, chậu cảnh có tác dụng gì, chúng ta sẽ xem xét 3 cái lợi lớn của chậu cảnh, đó là:

Lợi ích kinh tế

Từ xưa đến nay trong nghề nông thì nghề làm vườn bao giờ cũng đưa lại giá trị cao hơn nghề làm ruộng. Nghề làm hoa cảnh, do nét đặc thù của nó nên đã hình thành những nghệ nhân, những làng nghề truyền thống. Ngày nay kinh tế phát triển ngoài các làng nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều gia đình, cụm dân cư và làng làm hoa cảnh khác. Nam Điền (Nam Định) là xã cả làng làm hoa cảnh, sản phẩm tiêu thụ khắp trong Nam, ngoài Bắc. Ở thành phố Hổ Chí Minh đã hình thành các làng hoa cảnh ở ngoại thành và quận ven đô như Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp v.v…

Nghề làm hoa cảnh đưa lại lợi ích rất cao. Có tài liệu nói nó gấp 7 lần làm lúa, gấp 2 lần làm cây ăn quả. (Việt Nam hương sắc số tháng 3 – 1998). Có một thực tế là những gia đình sản xuất hoa cảnh đời sống được nâng cao rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Người Trung Quốc cũng nói trồng rau không bằng trồng hoa, trồng hoa không bằng làm chậu cảnh.

Lợi ích sinh thái

Cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí, giảm tiếng ồn, hấp thu bụi và làm giảm nhiệt độ không khí mặt đất. Nhiệt độ dưới tán cây trong công viên về mùa hè giảm 3 – 4°c so với đường phố. Nhiều loài cây có thể hấp thu một phần các khí độc như co, co2, S02, cụ, v.v… Tác dụng chủ yếu của cậy xanh là nhả ô xy (02) và hấp thụ khí các bô níc (C02). Các nhà khoa học phân tích cho thấy mỗi hec ta rừng mỗi ngày hấp thụ 1000 kg khí C02, đồng thời lại nhả ra 730 kg khí 02 đủ cho 1000 người hô hấp. Mỗi người mỗi ngày cần 0,75 kg dưỡng khí, tương đương cần 10 m2 cây xanh. Ở thành phố thì việc đưa vào làm “xanh hoá” trong từng gia đình, cư xá ở ban công, mái nhà cũng góp phần tăng diện tích đất xanh đang còn rất ít hiện nay, tạo ra những vườn hoa hoặc vườn cảnh trên cao (vườn hoa trên mái nhà).

Cây còn có tác dụng chữa bệnh. Con người có thể nhận năng lượng trực tiếp từ cây, làm giảm sự mệt mỏi, nâng cao khả năng làm việc, cải thiện tinh thần và đánh thức nàng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được cây sồi, bạch dương, thông đuôi ngựa thường có trường nâng lượng sinh học cao. Một số cây hoa cảnh còn làm vị thuốc chữa bệnh như vạn tuế, đỗ quyên, một vài loài lan, sung, mai trắng, dạ hương v.v…

Lợi ích xã hội

Nghệ thuật chậu cảnh trước hết giúp người ta giải trí, thư giãn, làm bớt căng thẳng sau giờ làm việc mệt nhọc; làm cho không gian sống và làm việc bớt khô cứng, tạo môi trường đẹp trong cuộc sống.

Nghệ thuật chậu cảnh còn có tác dụng giáo dục to lớn khiến cho đời sống tinh thần thêm phong phú, sống đẹp hơn, trong hơn; Cũng giống như văn, thơ, không đọc thì không ai chết cả, nhưng sống sẽ tục hơn, đục hơn, khô cằn hơn. Nghệ thuật chậu cảnh giúp bồi dưỡng tình cảm, góp phần xây dựng đạo đức, lay động chiều sâu tâm hồn, hướng người ta tới cái chân, thiện, mĩ. Từ thế núi, dáng cây đều có tác dụng giáo dục, nhất là những hình dáng ấy lại bắt nguồn từ điển tích mang đầy tính nhân văn.

Nghệ thuật chậu cảnh thể hiện sinh động thuyết thiên nhiên hợp nhất. Tác phẩm chậu cảnh là hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ. Người ta không những đưa cây xanh, phong cảnh thiên nhiên vào vườn hoa, đường phố mà còn đưa vào từng gia đình, phòng ở; nhắc nhở con người sống hài hoà với thiên nhiên. Đó chính là góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mà cả thế giới quan tâm.

Nghệ thuật chậu cảnh, sinh vật cảnh là loại hình nghệ thuật đặc sắc, nghệ thuật có sinh mệnh. Nó có giá trị thưởng thức cao nhưng lại bắt người thưởng thức phải luôn luôn lao động cần cù, sáng tạo mới giữ được tác phẩm tồn tại. Chính việc chăm chút cho sự sống hàng ngày ấy nó giáo dục người ta yêu mến cuộc sống quanh ta và bản thân ta; Nó đưa lại sinh khí cho con người, dẫn dắt con người vì sự tồn tại mà phải phấn đấu. Cây đào Tô Hiệu là minh chứng hùng hồn nhắc nhở mãi chúng ta điều đó. Súng gươm đưa đến hận thù, nghệ thuật xích con người lại gần nhau. Nghệ thuật chậu cảnh còn là sứ giả của tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trên phương diện ngoại giao, tác phẩm chậu cảnh cũng được dùng làm tặng phẩm ở nước ngoài. Một nghệ nhân ở Huế, sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, ông đã cảm tác mấy câu thơ như sau:

“Một chốn như ri cũng đủ rồi

Cần gì du ngoạn ở xa xôi

Màu hoa, sắc lá tình non nước

Ghềnh đá, hình cây nghĩa cuộc đời”.

Qua đó thấy rằng nghệ thuật chậu cảnh không chỉ còn là cảnh nữa, đấy còn là người, là tâm hồn, là cách sống. Câu thơ đó ngụ ý rằng dù có đi bốn phương trời thì trước hết phải có tình non nước, nghĩa cuộc đời mới giúp con người bay cao, bay xa được.

0