23/05/2018, 15:38

Thu hái và bảo quản hoa hồng

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ ngâm nước thì hoa sẽ nhanh héo do nhiều yếu tố tác động, chúng ta cần phải có kỹ thuật bảo quản hoa hồng tốt để giữ hoa tươi lâu Kỹ thuật thu hái không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoa đợt đó, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến đợt sau. Khi thu hái ...

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ ngâm nước thì hoa sẽ nhanh héo do nhiều yếu tố tác động, chúng ta cần phải có kỹ thuật bảo quản hoa hồng tốt để giữ hoa tươi lâu

Kỹ thuật thu hái không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoa đợt đó, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến đợt sau. Khi thu hái cần nắm vững tiêu chuẩn thu hái, xác định thời gian thu hái và lựa chọn vị trí hái.

Thu hoạch hoa hồng

Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở; hái đúng lúc đảm bảo hoa tươi lâu và đẹp. Nếu hái sớm, khi cuống còn non hoa dễ bị cong queo và sẽ không nở được, hái muộn quá hoa sẽ chống tàn. Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly vận chuyển. Nói chung hoa đỏ và màu phấn hồng, chỉ số hoa là 2 (đài hoa cúp xuống, cánh hoa tầng ngoài cùng bắt đầu rời ra, tách ra, lỏng ra). Hoa màu vàng nở nhanh nên thu hái sớm, chỉ số hoa nở là 1 thì hái (đài hoa duỗi thẳng ra), giống hoa trắng có thể hái muộn hơn: giống nở chậm thì hái muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần thì hái ở chỉ số 3 (cánh hoa ngoài đã nở). Vận chuyển xa thì hái từ lúc đang còn là nụ vì khi đó hoa ít bị dập nát, ít nhiễm bệnh, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và dễ bảo quản. Cuối vụ xuân và vụ hè có thể thu hái sớm hơn so với đầu xuân và mùa thu. Thu hoạch hoa hồng

Thời gian thu hái

Các thí nghiệm chứng minh hái vào 4 giờ 30 phút chiều tuổi thọ của hoa dài hơn 11% so với hái vào 8 giờ sáng. Nguyên nhân do hái vào buổi chiều, qua một ngày quang hợp thân cây tích lũy thêm chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn phải tính đến nhân lực và vận chuyển.

Vị trí cắt hoa

Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm của mầm dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung nên chừa lại hai chùm có năm lá nhỏ. Sau khi cây ngủ nghỉ qua hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng 9, tháng 10 có thể chừa lại ba nhánh lá có năm lá nhỏ. Tháng 3, tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, có thể chừa lại ít, hoặc không chừa lại nhánh có năm lá nhỏ, thậm chí có thể cắt đến cành ra hoa chính. Phân loại hoa

Phân loại, đóng gói

Sau khi thu hái cần phân cấp theo tiêu chuẩn quy định để giảm tổn hại. Tiêu chuẩn hoa bao gồm: độ dài cành, đường kính cành, độ lớn của hoa, lá, độ sạch bệnh.

Tiêu chuẩn chung là màu sắc cánh hoa tươi, không bị giập gẫy, không có sâu bệnh, lá sạch sẽ, cành cuống mập thẳng, dài như nhau, chỉ số hoa nở đều và mang đặc trưng của giống. Khi vận chuyển thường dùng hộp giấy dài 100cm, rộng 50cm, cao 30,5cm, mỗi hộp đựng được 700 cành, dùng màng poly etylen để giữ độ ẩm. Mùa hè, nhiệt độ cao nên bỏ nước đá vào để làm lạnh. Khi đóng thùng cần tránh để gai làm xước vỏ. Đóng gói

Bảo quản hoa hồng

Từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng thường trải qua một quá trình vận chuyển, nhiều khâu trung gian. Hơn nữa hoa lại là phần non, nên nếu không được xử lý, bảo quản tốt rất dễ hư hỏng.

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ đơn giản cắm vào lọ nước, thường chỉ sau 3-5 ngày hoa sẽ héo, nát, rụng và biến màu.

Hoa bị héo là do không hút đủ nước, hoa từ màu đỏ biến thành màu xanh là do sự thủy phân protein, tích lũy axit amin dẫn đến thay đổi độ pH của cành hoa, làm thay đổi sắc tố hoa. Hoa biến thành màu nâu là do tích lũy phenol talein. Hoa bị rủ xuống là do mất đi áp lực căng của cuống. Các yếu tố ảnh hưởng tđi tuổi thọ của hoa là:

Trạng thái dinh dưỡng sau khi cắt khỏi cây.

Hoa bị gián đoạn dinh dưỡng.

Sự sống dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ của cành lá, hết nguồn này thì không tồn tại được.

Trạng thái nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Sau khi cắt rời khỏi cây nguồn tiếp nước không còn, nhưng cành, lá vẫn tiếp tục thoát hơi nước, nếu không cắm vào nước ngay hoa sẽ bị héo rất nhanh. Cắm vào nước rồi hoa chỉ dựa vào mặt cắt của cành để hút nước nên rất khó khăn.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước của cành là mạch dẫn bị nút lại đo vi khuẩn và do nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân do vi khuẩn: là do bản thân vi sịnh vật hoặc hợp chất do chúng tiết ra nút lại. Cả hai loại vi khuẩn và nấm đều sinh sản rất nhanh trong môi trường nước cắm hoa.

Nguyên nhân sinh lý: chủ yếu là do các tế bào bị sát thương tiết ra một số chất như keo, tamin, các chất phe- nol bị oxy hóa từ vết cắt di chuyển trong mạch, làm tắc mạch,… Ngoài ra, khi cắt cành không khí lọt vào mạch gỗ, tạo ra những bọt khí cũng cản trở đến vận chuyển nước trong mạch.

Nguyên nhân ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ cao: tạo ra sự chênh lệch áp suất lớn, làm tăng tốc độ thoát hơi nước, hô hấp tăng mạnh, tiêu hao vật chất nhiều nên hoa chóng tàn.

+ Ánh sáng: ánh sáng kích thích khí không mở to, tăng lượng nước bốc hơi, tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt lá, tăng độ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài lá, tăng bốc hơi nước.

+ Kích thích tố: một số kích thích tố làm tăng sự lão hóa của cành làm hỏng mạch gỗ.

+ Sâu bệnh: khi bị sâu bệnh gây hại, thoát hơi nước tăng mạnh, mô bị mất nước đồng thời lại sản sinh ethylene, làm tăng tốc sự lão hóa.

Cành cắt để bảo quản phải thu hái sớm hơn 1-2 ngày. Sau khi thu hái dùng thuốc xử lý ngay rồi di chuyển vào kho lạnh. Sau khi xử lý thuốc có thể gói vào bao giấy, hoặc vào bao nilon kín, có thể giữ được 10-14 ngày. Sau khi cất giữ, cần cắt lại cành và xử lý thuốc ít nhất 12 giờ.

Sử dụng thuốc

Cành hoa có thể hút chất xử lý qua vết cắt và con đường khác nhằm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ức chế vi sinh vật sản sinh, tránh được hiện tượng nút ống dẫn, kéo dài tuổi thọ hoa. Dùng 5% đường saecarose và 200 mg/1 muối sulphat có gốc 8-OH (hydroxit), thêm 50 mg/1 muôi acitat bạc xử lý có thể kéo dài tuổi thọ hoa. Dùng 300 mg/1 muối linonat (8-OH) có thể ức chế vi khuẩn là nấm. Dùng 100 mg/1 muối format natri thêm linonat 8-OH và đường saccarose hạn chế được chất dính.

Kỹ thuật bảo quản lạnh

Trong điều kiện lạnh tăng nồng độ CO2, giảm nồng độ O2, để giảm sự sản sinh ra C2H2 sẽ kéo dài được tuổi thọ hoa. Nồng độ O2 6%, CO2 10-15% có thể làm cho hoa nở chậm lại. Nhưng nồng độ oxy không được thấp quá, khi tới 0,25% thì hại đến túi phấn và vòi nhụy. Tốt nhất là điều chỉnh nồng độ CO2 5%, 02 5%. Tác hại của CO; khi hàm lượng cao lớn hơn 15% là cành hoa bị nâu đi và nụ không thể nở được.

Các giống khác nhau, yêu cầu nồng độ CO2 khác nhau. Giống Biarcliff và giống Mrs.F.R Pieson khi nồng độ CO2 25% thì bị hại, nhưng giống Talisma thì nồng độ CO2tới 30% mới bị hại.

Khi nồng độ CO2 cao (trên 15%) sẽ giảm độ pH ở cánh hoa, làm cho màu sắc hoa thay đổi. Các kết quả nghiên cứu cho biết: O2 thấp, CO2 cao thì cánh hoa biến thành màu nâu, cuống hoa bị héo.

Kích thích hoa nở

Có thể kích thích, nhân tạo cho hoa nở. Sau khi hái đặt hoa trong môi trường lạnh từ 0 – 1°C có chứa 500 mg/1 axit limonic. Sau đó ngâm nụ vào dung dịch kích thích nở ở nhiệt độ 23-25oC, độ ẩm 80%, chiếu sáng liên tục với cường độ 3.000LUX. Sau 6 – 7 ngày là hoa có thể nở.

0