Bộ phận tạo hình chậu cảnh cây xanh: Thân chính
Thân chính là cơ sở của tạo hình chậu cảnh cây xanh. Căn cứ vào thân chính ở dáng nào và đặc tính hình thái của từng loài cây mà người tạo dáng lựa chọn cho chủ đề tư tưởng. Do loài cây khác nhau mà có các kiểu hình dáng thân khác nhau. Thân thẳng (dáng trực) Ở dáng trực, tuỳ loài cây mà ...
Thân chính là cơ sở của tạo hình chậu cảnh cây xanh. Căn cứ vào thân chính ở dáng nào và đặc tính hình thái của từng loài cây mà người tạo dáng lựa chọn cho chủ đề tư tưởng. Do loài cây khác nhau mà có các kiểu hình dáng thân khác nhau.
Thân thẳng (dáng trực)
Ở dáng trực, tuỳ loài cây mà ngườì tạo dáng có thể tạo cây dáng trực với các kiểu khác nhau:
+ Dáng trực kiểu thô nặng: Thể hiện sự ổn định vững chắc của cây cố thụ. Ở kiểu này gốc rất to so với ngọn và cảm giác “dáng chặt vào đất.
+ Dáng trực với kiểu khoẻ khoắn, có sức sống: Ở kiểu này thì cây có độ thon nhất định, hình thân giảm từ từ mà không giảm mạnh như kiểu trên, đỉnh nhọn, biểu hiện sức sống vươn lên.
+ Dáng trực kiểu thanh tú, nhẹ nhõm: Ở kiểu này cây có độ thon nhỏ hơn kiểu khoẻ khoắn. Cây có thân thẳng nhưng “mảnh” cây cho ta cảm giác “nhu” mà “cương”, đạt được sự cương nhu tương tế. ”
Một số dáng trực
Thân xiêu
Trọng tâm của cây ra ngoài thân chính, gây cảm giác không ổn định, dễ gây hình tượng sinh động. Khi thân xiêu thường kết hợp với cành, rễ để đạt được sự ổn định, đạt được sự thống nhất. Có thể có các kiểu thân xiêu như xiêu thắng: toàn bộ thân xiêu đều đều từ gốc đến ngọn; xiêu gấp khúc: một đoạn gốc thẳng đến độ nhất định rồi cấp khúc thành xiêu; xiêu hồi đầu và xiêu rủ đầu.
Thân uốn lượn
Thân chính uốn sang phải, sang trái nhiều lần, tạo thành hình chữ s gây cảm giác linh hoạt, sinh động. Kiểu thân uốn lượn cũng có thể chia ra: uốn lượn dáng trực, dáng xiêu, dáng cung, dáng long (dáng rồng).
Thân huyền
Tức là thân mọc chúc xuống, thấp hơn gốc, gây cho ta cảm giác đẹp, bay bướm. Như trên đã nói, thân dáng huyền cũng có thể chia ra: bán huyền, toàn huyền, huyền cấp khúc, huyền hồi đầu v.v…
Thân chẻ
Người ta có thể đục, chẻ làm cho cây có vẻ già lão. Thân chẻ cũng chia ra:
+ Chẻ một nửa (bán chẻ): Nói lên sự tương phản giữa sống và chết.
+ Chẻ nghiêng: Là chẻ ở chỗ đầu thân chính hoặc ở giữa thân chính, hoặc ở chỗ cành ngang.
+ Thân chẻ nhưng vặn: Ở những cây tạo dáng thân vặn, sau đó dùng dụng cụ đục, đẽo một phần thân theo chiều vặn của cây, trông lại càng già lão.
+ Thân mục: Đục đẽo làm cho thân chính mục, kết hợp u bướu sần sùi. Ngoài ra còn có thể có rất nhiều dạng khác như thân bám đá, liền thân, liền rễ, thân nằm ngang (thân hoành), thân nằm gấp khúc v.v…