23/05/2018, 14:51

Các giống vịt nội ở miền nam việt nam

Ở miền Nam có 3 giống vịt chủ yếu được nuôi nhiều là: vịt ta (vịt bầu), vịt tàu (vịt cỏ, vịt đàn), vịt xiêm (ngan). Các giống vịt nhập từ nước ngoài vào còn rất ít, phần lớn do các khách du lịch mang trứng từ nước ngoài về cho ấp và nuôi từ vịt con. Ví dụ : Vịt Kaki – Campbell, nhập năm 1970, vịt ...

Ở miền Nam có 3 giống vịt chủ yếu được nuôi nhiều là: vịt ta (vịt bầu), vịt tàu (vịt cỏ, vịt đàn), vịt xiêm (ngan).

Các giống vịt nhập từ nước ngoài vào còn rất ít, phần lớn do các khách du lịch mang trứng từ nước ngoài về cho ấp và nuôi từ vịt con. Ví dụ : Vịt Kaki – Campbell, nhập năm 1970, vịt Bắc Kinh nhập năm 1975, vịt Hà Lan nhập năm 1978, vịt thung lũng Anh Đào (Cherry-Valley) nhập năm 1979.

Sau đây là đặc điểm chính những giống vịt nội được nuôi ở miền Nam Việt Nam.

Vịt ta (vịt bầu)

Vịt ta nói chung cố hướng thịt – trứng. Vịt ta thường to con, thịt mềm và ngon, thị trường trong rất ưa chuộng. Có người cho rằng giống vịt này nguồn gốc ở Bạc Liêu. Ở miền Bắc, với giống vịt này được nuôi ở vùng chợ Bến (Hà Sơn Bình) và gọi là vịt bầu bến.

Ở miền Nam nó chiếm tỷ lệ ít (20 – 25%) trong tổng số đàn vịt. Vịt ta có những đặc điểm chung như sau :

Đầu to, cổ lùn và hơi đứng, thân hình rộng và dày, hơi chếch với mặt đất khoảng 20°, lông nhiều dài đòn, chân hơi cao hơn vịt tàu. Dáng điệu chậm chạp, tính tình mạnh dạn.

Vịt cồ (vịt đực) thường có đầu to, cổ to hơn vịt mái. Trọng lượng bình quân lúc 90 ngày tuổi: vịt cồ 2,1 – 2,4kg, vịt mái 1,9 – 2,2kg. Mỗi năm vịt đẻ từ 100 – 110 trứng. Giống vịt bầu

Vịt ta còn chia ra nhiều nhóm giống :

Vịt sen

Đây là giống vịt thịt có đặc điểm ngoại hình gần giống vịt Bắc Kinh. Vịt sen màu lông trắng tuyền gọi là vịt sen cò. Vịt sen có lông màu trắng lẫn đen gọi là vịt sen nổ. Khi còn nhỏ vịt sen có lông tơ màu vàng nhạt, lớn lên có cổ ngắn, mắt sâu, đầu to, mỏ và chân vàng. Vịt sen là giống vịt thuần nạc nhất, thân hình to, thịt non mềm, tỷ lệ mỡ cao.

Vịt sen có loại hình đốm đen trên lông trắng là do có sự phân ly hoặc biến dị. Ba tháng rưỡi tuổi vịt sen nặng khoảng 2,5kg, vịt trưởng thành lúc 6 tháng tuổi nặng 3,5 – 4kg. Sản lượng trứng đạt 120 quả/con/năm, trọng lượng trứng là 80g.

Vịt sen cách đây 20 năm thường có ở vùng Long An, Bạc Liêu, cần Thơ, tại đó người ta phát hiện thấy vịt mới nở có màu lòng trắng, chứ không phải màu vàng. Các nhà chăn nuôi có ý kiến cho rằng đây có thể là một biến dị của vịt sen khi nuôi ở những vùng có nhiều thức ăn động vật.

Vịt ô

Vịt ô có tầm vóc lớn bằng vịt sen, đặc điểm ngoại hình cũng như vịt sen nhưng có khác là từ màu lông, đầu, mỏ và chân đều đen huyền. Cũng vì nó có bộ lông đen, chân mỏ đen nên người ta ít thích nuôi và không được ưa chuộng trên thị trường do đó dòng vịt này còn rất ít. Ưu điểm của vịt ô là có sức chống chịu bệnh tốt.

Vịt cà cuống

vịt này cũng lớn bằng vịt sen có bộ lông màu sẫm. Gọi là vịt cà cuống vì bộ lông của nó có màu sắc như con cà cuống. Mỏ và chân vịt màu vàng. Ở đầu cánh có túm lồng trắng và xanh lơ – ức có màu tím. Cổ vịt đực có khoang trắng. Trứng vịt cà cuống nhỏ, màu xanh, trông giống như trứng con sếu.

Vịt cà cuống thịt mềm, béo, ngon không kém vịt sen. Vịt cà cuống có ngoại hình màu sắc gần giống vịt Rouen cua Pháp.

Ở 105 ngày tuổi vịt nặng 2kg, khi trưởng thành nặng 3kg. Vịt cái đẻ 140 trứng/con/năm, trọng lượng trứng đạt 70g. Vịt tàu

Vịt tàu (hướng trứng)

Vịt tàu được nhập vào Việt Nam đã từ lâu, những nhóm vịt tàu bây giờ đều là những vịt đã lai với vịt địa phương, thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng của Việt Nam. Vịt tàu còn gọi là vịt đàn, ở miền Bắc gọi là vịt cỏ. Vịt này thường gặp ở hầu khắp các nơi trên nước ta.

Vịt tàu nhỏ con, đầu nhỏ và thanh, mỏ khỏe rộng, cổ dài, thanh, thân hình mỏng, chân vàng thấp. Đây là giống vịt cho trứng, ở nước ta với điều kiện chăn thả và dựa chủ yếu vào đồng lúa. Mỗi năm vịt đẻ 180-220 trứng/con, trọng lượng trứng 65-75g. Vịt tàu đẻ sớm, tuổi đẻ là 140 -150 ngày, Vịt tàu nhút nhát, lanh lẹ, biến động và có tập tính theo đàn cao cho nên mỗi đàn vịt thường nuôi từ 5-10 ngàn con.

Vịt tàu lúc 60-75 ngày tuổi, nặng 0,9 – 1kg, khi bắt đầu đẻ nặng 1,5kg. Vịt tàu nhanh hơn vịt ta, vì vậy thời gian ngừng đẻ ngắn hơn.

Từ xưa đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về nhóm vịt tàu. Hiện nay, một số tỉnh ở miền’Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An… đã chú ý đến công tác chọn lọc và nâng cao phẩm chất con giống.

Vịt tàu có nhiều màu sắc lông, nhưng chúng ta vẫn có thể chia vịt tàu ra làm nhiều nhóm giống :

0