23/05/2018, 15:47

Giới thiệu chung về cây chuối ở Việt Nam

Lịch sử trồng cây chuối ở Việt Nam Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Cây chuối ở Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu ...

Lịch sử trồng cây chuối ở Việt Nam

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Cây chuối ở Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần thiết.

Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao. Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến.

Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối tiêu (già) và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.

Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha.

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm 16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu). Không được phá rừng phòng hộ để trồng chuốiKhông được phá rừng phòng hộ để trồng chuối

Tuy nhiên sự phát triển không định hướng của nghề trồng chuối trong nhân dân đã kéo theo hệ lụy như ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối. Chỉ tính riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, “leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ biến.

Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn, vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn, chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc.

Giới thiệu một số giống chuối trồng phổ biến ở việt Nam

Chuối trồng được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loài chuối hoang dại ở Ðông Nam Á là chuối hột và chuối rừng. Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200 – 300 giống chuối được trồng trên thế giới.

Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống, có rất nhiều giống chuối đã trở thành đặc sản cho vùng miềm. Theo thông tin mới đây, một số tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Nam Đinh đang rất quan tâm vấn đề khôi phục lại các giống chuối quý của địa phương là chuối tiêu hồng, chuối ngự…

Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm:

Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già)

 Nhóm này có 5 giống được trồng phổ biến trên toàn quốc

+ Giống lùn cao và lùn thấp quả to, cong, vỏ dày, năng suất cao, một buồng chuối trung bình nặng 30 – 40 kg là giống Chuối đươc trồng phổ biến ở việt nam, trồng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

+ Giống chuối Tiêu Hồng

Quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên rất thuận tiện cho vận chuyển. Về mùa hè chuối Tiêu Hồng ăn có vị ngọt không chua như chuối tiêu ta.

Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 – 14 tháng. Năng suất: Trung bình mỗi buồng có 10 – 12 nải, đạt 40 – 45 kg/buồng..

Giống chuối tiêu hồng đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Hưng Yên và là cây  làm giàu cho nhân dân địa phương.

+ Giống chuối Tiêu (Già) lùn: Trái cong và vỏ còn xanh khi chín. Chóp trái hình cổ chai ngắn, đầu trái bằng phẳng. Quầy ít lông, dạng hình nón cụt, chống quầy còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết.

+ Giống chuối Tiêu (Già) hương: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái lõm vô rõ rệt. Quầy có ít lông hay trung bình, hình lăng trụ, cuống quầy không có mo khô vì rụng hết. Vòi noãn khô cũng rụng hết.

+ Giống chuối Tiêu (Già) cúi: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái bằng phẳng hay hơi lõm vô. Quầy ít lông hay trung bình, quầy hơi có hình nón cụt vì có một nãi mọc ra xa. Mo khô không rụng hết ở quầy nhưng còn lại ít hơn già lùn. Vòi noãn khô còn sót lại ở trái.

Ở Lâm Đồng, do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao…Trong những giống chuối được trồng ở đây, có nhóm chuối già đã tạo nên hương vị và phẩm chất đặc trưng riêng đã tạo nên tên gọi chuối LaBa đã trở thành thương hiệu đặc sản của địa phương hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Laba một địa danh gắn liền với xã Phú Sơn nên thường gọi Laba – Phú Sơn; từ năm 1987 trở về trước, Laba – Phú Sơn là một xã của Huyện Đức Trọng, năm 1987 huyện Đức Trọng chia tách làm 2 là: huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà. Hiện nay xã Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà.

Quá trình hình thành vùng đất LaBa từ những năm 1920 khi mở quốc lộ 27 nối liền QL 20 với Ban mê thuật. Người Pháp đã xây dựng những đồn điền ở Đạ Đờn – Phú Sơn hiện nay rồi chiêu mộ nhân công và những hộ dân đi mở đất lập nghiệp trên vùng đất mới.(Một số tư liệu còn lưu trữ cho thấy trước đây vùng đất Phú Sơn – Đạ Đờn thuộc Tổng Phú Hội, Quận D’Ran, tỉnh Đồng Nai Thượng). Các đồn điền của Pháp và người dân  trồng chuối để cung cấp cho cho kiều dân Pháp và các quan chức triều đình Bảo Đại tại thành phố Đà Lạt (Đà Lạt trước năm 1954 là vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ” là nơi nghỉ dưỡng, du lịch của các quan chức Pháp và khách du lịch).

Có giả thuyết cho rằng LaBa là tên Việt hóa của từ tiếng Pháp La Banane là vùng trồng chuối.

Qua thực tế tìm hiểu, trước đây tại vùng tại vùng đất trên có 02 giống chuối chính gồm loại cây chuối cao và loại cây chuối vừa.

+ Loại cây chuối cao:  cây cao từ 4,5 – 5 mét, thân cây chuối thon, lá màu xanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng. Trái cong và úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khó thu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ, bệnh cháy lá. Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao. Hiện nay số lượng còn không đáng kể (rất hiếm).

+ Loại chuối cây vừa: cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lá màu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, trái hơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 – 12 nải (hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Già hương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt….Nhưng hiện nay số lượng cây chuối còn rất ít. Giống chuối trên cho năng xuất cao, chất lượng tốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen (đốm trứng cuốc).

Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn – Đạ Đờn… tồn tại nhiều giống chuối khác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp (chuối LaBa, chuối LaBa Đà Lạt…), già cui, già lùn. Nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui.

Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA; thuộc nhóm chuối già  nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau.

Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ)

Giống chuối Cau

Chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp;

Chuối ngự được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.

Giống chuối Ngự

Giống chuối Xiêm đen

Trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái hơi ngắn, kích thước trung bình, cuống hơi ngắn khoảng 2,5cm, chóp trái hình cổ chai. Vỏ trái chín có đốm mốc. Quầy không lông. Vòi noãn khô rụng gần hết.

Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm (bom), có quả hơi chua nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ;

Chuối hột: quả to thẳng 5 cạnh, có hạt thường được dùng làm thuốc.Chuối lá quả dài 4 cạnh;

0