23/05/2018, 15:47

Giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng

Dong riềng còn được gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu, củ tróc…Dong riềng là loại cây thân thảo, thuộc chi ngải, loài Canna edulis , có tên khoa học là Canna edulis Ker , nguồn gốc Nam Mỹ. Là loại cây có giá trị kinh tế và có nhiều ứng dụng: củ đem ...

Dong riềng còn được gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu, củ tróc…Dong riềng là loại cây thân thảo, thuộc chi ngải, loài Canna edulis, có tên khoa học là Canna edulis Ker, nguồn gốc Nam Mỹ. Là loại cây có giá trị kinh tế và có nhiều ứng dụng: củ đem luộc để ăn, bột dong riềng có thể làm miến, bánh đa, hạt trân châu hoặc để chăn nuôi…

Cây trưởng thành có chiều cao từ 1,2 mét đến 1,5 mét; thân cây màu tím; đoạn thân ngầm phình to thành củ, có hình dạng giống củ riềng nhưng to hơn, có chứa nhiều tinh bột. Lá cây dong riềng có dạng thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu tía, lá dài khoảng 50 centimet, rộng từ 25 đến 30 centimet, có gân giữa to, cuống lá dạng bẹ ôm lấy nhau. Hoa dạng chùm nằm ở đầu ngọn cây, màu đỏ tươi.

Cây dong riềng là loài cây không cần nhiều ánh sáng, có thể sống và phát triển dưới bóng râm hoặc dưới tán của cây khác, nó có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt ở nhiều vùng đất khô cằn. Đây là đặc điểm quan trọng mà ít loài cây trồng nông nghiệp có được.

Cây dong riềng chẳng những sống được ở nhiệt độ cao 37 – 38oC, chịu được gió Lào khô và nóng. Nó còn có thể sống được ở nhiệt độ thấp đến 0oC, ngoài ra dong riềng là cây chịu hạn tốt hơn cả lúa, ngô, khoai và sắn.

Câyy dong riềng là cây quan trọng, rất thích hợp với vùng đất dốc (đồi núi) giúp ngăn chặn xói mòn. Để giải quyết vấn đề lương thực, có thể trồng dong riềng trên nhiều loại đất mà không lo mất mùa.

Ngày nay, dong riềng có khoảng 7 loài với nguồn gốc Trung Quốc, Tây Ấn và Nam Mỹ. Cây dong riềng được người Pháp trồng thử ở Việt Nam vào năm 1898. Từ năm 1986, do nhu cầu làm miến tăng nên diện tích trồng dong riềng cũng tăng theo.

Ở nước ta, cây dong riềng được trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Các tỉnh có diện tích và sản lượng dong riềng lớn phải kể đến là : Sơn la, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh…Đến nay, nước ta có trên 30.000 hecta trồng cây dong riềng, sản xuất hàng năm khoảng 300.000 tấn củ tươi.

Cây dong riềng được trồng từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12.

Một khóm dong riềng trồng trên đất thích hợp có thể thu được 15 – 20 kg củ. Năng suất có thể đạt tới 45 – 65 tấn củ một vụ. Sản xuất tinh bột thu được 8,1- 11,7 tấn tinh bột trên 1 hecta trong một vụ.

Một số tỉnh sử dụng nhiều củ dong riềng để làm miến đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Huế, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc cạn…

Cây và củ dong riềngCây và củ dong riềng

Thành phần hóa học của củ dong riềng tính theo khối lượng củ tươi, được tóm tắt trong bảng sau: Thành phần hóa học của củ dong riềngThành phần hóa học của củ dong riềng

Từ củ dong riềng, thông qua quá trình chế biến, thu được tinh bột dong riềng. Có hai loại tinh bột dong riềng là tinh bột khô và tinh bột ướt. Hiện nay, miến được sản xuất chủ yếu từ tinh bột dong riềng ướt. Thông thường, tinh bột dong riềng ướt được sản xuất ở các vùng người dân làm nghề sản xuất miến và vùng nguyên liệu trồng củ dong. Tinh bột dong riềng ướt được bảo quản kín trong bao hoặc trong hầm kín và sử dụng để làm miến cả năm. Tính trung bình, 1000 kg củ dong riềng sau khi chế biến thu được 250 – 300 kg tinh bột ướt.

Từ tinh bột ướt, đem phơi nắng hoặc sấy khô sẽ thu được tinh bột dong riềng khô, có thể bảo quản được trong thời gian dài.

                          Thành phần chính của tinh bột dong riềngThành phần chính của tinh bột dong riềng

Tinh bột dong riềng là loại có kích thước hạt lớn, vì vậy nó lắng rất nhanh. Nhờ đó mà tinh bột dong riềng được sử dụng để làm miến và các sản phẩm khác.Tinh bột dong riềng là thành phần nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất miến. Tinh bột dong riềng được chế biến từ phần củ. Cũng như cấu tạo chung của tinh bột, hạt tinh bột dong riềng cũng có cấu tạo tương tự như các loại hạt tinh bột của các loại củ và hạt khác.

0