23/05/2018, 15:47

Thiết kế vườn trồng chuối

Nguyên tắc của việc thiết kế vườn trồng chuối Xây dựng thiết kế vườn cần đảm bảo các nguyên tắc sau: – Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và người lao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân, vận chuyển sản phẩm v.v….Không chừa quá nhiều đường vận ...

Nguyên tắc của việc thiết kế vườn trồng chuối

Xây dựng thiết kế vườn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và người lao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân, vận chuyển sản phẩm v.v….Không chừa quá nhiều đường vận chuyển cũng như chừa đường quá rộng gây lãng phí đất đai. Đường vận chuyển chung quanh lô rộng từ 5-6 m là thích hợp.

– Bảo đảm mật độ vườn trồng chuối hữu hiệu trong việc thâm canh tăng năng suất lâu dài. Mật độ cây phải phù hợp với giống , phù hợp với điều kiện đất đai và trình độ thâm canh.

– Bố trí cây đai rừng chắn gió hợp lý, đối với các nông hộ, diện tích chừng vài ha có thể trồng cây ăn quả như các hàng cây đai rừng.

– Có biện pháp chống xói mòn ở đất dốc như thiết kế các hàng cây theo đường đồng mức, nơi có độ dốc lớn cần lập các băng che phủ chống xói mòn và các đường phân thuỷ một cách hợp lý.

Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 – 2ha để dễ quản lý, chăm sóc thu hoạch.

trên đất dốc

Thiết hệ thống đường hợp lý thuận lợi trong khâu chăm sóc và thu hoạch, tránh lãng phí đất.

– Số lượng dụng cụ chuẩn bị dựa trên số lượng người làm

– Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ: Thước chữ A, thước dây, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ trong tình trạng sử dụng tốt.

– Dụng cụ nào không chắc chắn phải được chêm lại

Chia khu trồng chuối

Khu vực trồng chuối được chia thành từng khu để tiện công tác quản lý, địa giới dựa vào địa hình tự nhiên như: Suối, ngòi, đường phân thuỷ. Diện tích khu chuối thường lớn từ 20 – 100 ha

Chia lô trồng chuối

Sơ đồ thiết kế lô trồng chuốiSơ đồ thiết kế lô trồng chuối

Lô chuối là đơn vị nhỏ nhất, có đường ra, vào lô. Diện tích lô chuối tối thiểu có chiều ngang 45 – 60 m, chiều dài 50 – 100m, tương đương 2000- 4000m2. Tối đa có chiều ngang 100 m, chiều dài 100 – 120m, tương đương 5000- 7000m2. Lô quá to bất tiện trong chăm sóc, lô quá nhỏ tốn diện tích, mất hàng chuối và đường đi.

– Đường lô chính vuông góc với hàng hàng từ 2,5 – 3m

– Đường lô phụ vuông góc với đường lô chính từ 1,5 – 2m

Ngoài ra có thể thiết kế đường vận chuyển chính, đường quay máy, đường chống cháy…

Tuỳ theo diện tích của nương, đồi chuối mà ta bố trí chia theo lô, hàng để tiện chăm sóc.

– Đi thăm, kiểm tra nương, đồi chuối

+ Nếu S >1ha thì ta chia lô, hàng

+ Nếu S<1 ha thì ta chia hàng thuộc lô

– Dùng thước dây đo hàng cách hàng 3 m, chiều dài hàng 50 – 100m. Cứ 20 – 30 hàng chuối ta được 1 lô tương đương với diện tích lô là 6000 – 10.000m2. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào S khu đất trồng chuối mà ta chia lô, nhưng chú ý chiều rộng và chiều dài hàng chuối nên nhỏ hơn 100m, không nên quá lớn gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và thu hoạch chuối.

Hàng chuối

Bố trí hàng chuối có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của nương chuối, phương pháp bố trí tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chuối.

– Hàng trồng chuối thiết kế tuỳ thuộc vào độ dốc.

+ Nếu tương đối bằng phẳng: Hàng chuối chạy thẳng theo hướng vuông góc với đường trục chính để thuận lợi vận chuyển và chăm sóc chuối.

+ Nếu đất dốc, người ta nên bố trí hàng chuối chạy theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ.

Xác định đường đồng mức trên đồi chuối, có thể áp dụng phương pháp thước chữ A hay phương pháp bình thông nhau qua ống nhựa trong.

Dùng thước chữ A cắm 1 hàng chuẩn sau đó dựa vào hàng chuẩn đó cắm tiếp 5 – 10 hàng tiếp theo. Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về chống xói mòn và canh tác thuận lợi, cắm hàng chuối có thể phải cắm hàng chuối xép tạo nên hàng chuối trồng theo đường đồng mức và nương chuối đẹp.

Thiết kế hệ thống chống xói mòn

Chống xói mòn

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Xói mòn, rửa trôi làm cho các chất dinh dưỡng chứa trong đất nhất là lớp đất mặt bị cuốn trôi xuống các diện tích bên dưới dốc, khiến cho lớp đất trên dốc mất chất dinh dưỡng đất dần dần trở nên nghèo nàn, thoái hóa. Kết quả nghiên cứu trong điều kiện đất vùng Tây Nguyên Việt Nam, hàng năm xói mòn đã làm mất đi một khối lượng đất mặt rất lớn bình quân 120-180 tấn/ha trong có có một tỉ lệ lớn các chất dinh dưỡng bị mất đi.

Che phủ mặt đất bằng thảm thực vật: như giữ thảm cỏ tự nhiên (trừ cỏ tranh) và thường xuyên phát thấp cỏ ở chiều cao 10-15 cm cách đất. Có thể trồng các cây thảm phủ họ Đậu giữa hàng cây chuối nhằm giảm bớt xói mòn. Kết quả khảo sát tại các vùng đất Tây Nguyên Việt Nam cho thấy, bằng biện pháp trồng cây che phủ đất ở đất sườn đồi dốc 10-20% đã giúp hạn chế xói mòn từ 38-78% so với đất không có trồng cây che phủ.

Trồng theo đường đồng mực: bố trí các hàng trồng theo cùng độ dốc như nhau, các hàng trồng phải chéo góc hay vuông góc với hướng dốc. Tuyệt đoi không bố trí hàng trồng xuôi theo hướng dốc vì sẽ làm tăng tốc độ xói mòn, rửa trôi. Giữa các hàng trồng và trên bờ dốc nếu có trồng các loại cây thảm phủ thì càng có hiệu quả trong việc chống xói mòn. Trong trường hợp do sai lầm ban đầu, đã bố trí hàng trồng theo chiều dốc, khi chăm sóc nên tránh dẩy cỏ băng mà phải dẩy cỏ thành vòng tròn xung quanh gốc chuối và cách gốc cây khoảng 1,0 m gọi là dẩy cỏ bồn để giảm bớt xói mòn.

Hệ thống đê, nương chống xói mòn: đê và mương được thiết kế vuông góc với hướng dốc. Đê có tác dụng ngăn chận dòng chảy, mương sẻ là nơi tích tụ nước để ngấm dần vào đất. Đê và mương cò thể xây dựng bằng thủ công hay cơ giới. Có thể bố trí đê trên mương dưới hay mương trên đê dưới, mỗi cách bố trí đều có các ưu và khuyết điểm nhưng cho đến nay cách bố trí mương trên đê dưới được ghi nhận là có hiệu quả hơn vì mương sẽ ngăn chận dòng chảy và thu góp nước chứa vào mương nên đã hạn chế phần nào dòng chảy tấn công đê nhất là phần chân đê.

Theo quy trình kỹ thuật trồng chuối Việt Nam (1997), trên các vùng đất dốc các hệ thống chống xói mòn được thiết kế cụ thể như sau:

Dốc 8-10%: gần cuối dốc có hệ thống đê và mương chắn dòng chảy, các đê mương bố trí cách nhau 10-15 hàng chuối.

Dốc 11-20%: các đê và mương cách nhau 5-6 hàng chuối.

Dốc trên 20%: các đê và mương cách nhau 3-4 hàng chuối

Đê thường có kích thước: chân đê rộng 1,5-2,0m, mặt đê rộng 0,5-0,7m; chiều cao 0,7-0,8 m được đắp chắc chắn. Hàng năm phải có công tác tu bổ lại hệ thống đê mương.

Hệ thống công trình chống úng

Trên các loại đất xám tương đối bằng phẳng dễ bị úng cục bộ và tạm thời trong mùa mưa, cần thiết kế các hệ thống mương thoát nước. Việc thiết kế hệ thống công trình chống úng phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của vùng đất bị ngập nước so với mặt bằng đất trong vùng. Nhìn chung hệ thống này gồm có các công trình sau:

Nơi thoát và chứa nước: có thề là các vùng trũng, các bàu, đầm lầy thiên nhiên. Phải có nơi thoát nước thì mới triển khai được hệ thống mương thoát.

Độ dốc của mương phải đủ cho nườc không bị tù đọng lại nhưng cũng không quá nhiều gây nên sự thoát nươc quá nhanh. Mật độ mương lô cây được bố trí tùy thuộc vào lượng mưa nhưng cũng còn tùy thuộc vào độ thấm nước của đất nói chung trên các loại đất có thành phần cơ giới nặng mật độ mương lô cây được bố trí cao hơn ở các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ.

Tóm lại, trong điều kiện khảo sát ban đầu, tránh trồng chuối trên các loại đất úng ngập, tuy nhiên trong điều kiện đã có một số diện tích chuối trồng trên các vùng úng ngập, cây chuối sẽ tăng trưởng rất chậm thậm chí không thể phát triển được thì cần phải thiết kế các hệ thống tiêu thoát nươc cho cây. Trước khi triển khai phải khảo sát điều kiện cụ thể của vùng đất và nhất là tính tóan chính xác hiệu quả kinh tế lâu dài của công trình vì việc tiêu thoát nước thường cần vốn đầu tư lớn.

3.2.5. Trồng cây chắn gió

Chuối là một trong những lá to và rộng, thân là thân giả do các bẹ lá ôm sát tạo thành thân. Trong điều kiện gió mạnh cây chuối rất dễ bị thiệt hại như gẫy, rách lá, đổ ngã … do đó bắt buộc phải có đai rừng chắn gió. Tuỳ theo quy mô vườn cây đai rừng có thể bố trí 1-3 hàng cây cao không rụng lá vào mùa khô.

Đai rừng chắn gió có tác dụng cải thiện tiểu khí hậu, giảm tốc độ của gió, làm tăng độ ẩm không khí, chống xói mòn và cải tạo đất. Nó còn có tác dụng hạn chế sự di chuyển, lây lan của sâu bệnh hại.

Đai rừng chắn gió vuông góc với hướng gió chính, cứ cách 200 – 500m có 1 đai, rộng 5 – 10m, có kết cấu thoáng. Nơi thuận tiện thì bố trí thêm đai rừng, vành chân và đỉnh đồi. Đai rừng chắn gió thường trồng bằng các cây họ đậu như: Keo lá tràm, keo tai tượng để kết hợp cải tạo đất, lấy củi đun, gỗ làm gia dụng hoặc các loại cây lâm nghiệp khác. Hạn chế trồng bạch đàn làm đai rừng chắn gió vì nó hút nhiều nước làm khô đất.

Trong quy mô gia đình có thể dùng các cây ăn trái thân gỗ để chắn gió. Thực tế sản xuất có rất nhiều nông hộ đã sử dụng các loại cây ăn trái  như mít, , dừa . . . để trồng xen và trồng làm cây chắn gió.

ở vùng đồng bằng và đất dốc tụ

+ cho đất dốc tụ ở miềm núi:

Đối với đất dốc tụ thiết kế vườn trồng chuối cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống mương thoát nước. Thông thường cứ 2 -3 hàng chuối người ta đào một mương thoát nước dọc theo hàng chuối và có chiều rộng trung bình khoảng 70 cm.

+ cho đất đồng bằng, đất có mực nước ngầm cao

– Đất thường thấp, mực thuỷ cấp thường trực cao, dễ bị ngập úng trong mùa mưa.

– Vũ lượng phân phối không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng.- Độ dầy tầng canh tác mỏng, thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới.

+ Mục đích :

– Nâng cao tầng canh tác, tránh ngập úng.

– Mương cung cấp nước tưới trong mùa khô, thoát nước trong mùa mưa, giúp rửa phèn, mặn, các chất độc…và làm đường vận chuyển.

– Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trong vườn.

Giới thiệu kiểu lên líp đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Kích thước mương.

Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yếu tố:

– Địa hình cao hay thấp.

– Độ sâu của tầng sinh phèn.

– Giống chuối và chế độ nuôi, trồng xen trong vườn.

Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc vào chiều cao của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là 1/2. Chiều sâu mương từ 1-1,5m tuỳ địa hình, tầng sinh phèn…Vách bên của mương (cũng như mặt bên của líp) luôn luôn phải có độ nghiêng (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụp lở. Tỷ lệ sử dụng đất mương thay đổi khoảng 30-35%.

Kích thước líp.

– Líp đơn: Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác mỏng, đỉnh lũ cao, đất có phèn thì có thể thiết kế líp đơn để trồng một hàng, giúp rữa phèn nhanh, dễ bố trí độ cao líp… Líp có thể rộng 4-5m.

– Líp đôi: Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác khá, đỉnh lũ vừa phải, đất tốt thì líp đôi thường được thiết kế. Líp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3 hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng líp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12m. Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa, có thể xẻ các mương phèn nhỏ trên líp. Khi sử dụng líp đôi cần phải bảo đảm độ bằng của mặt líp để tránh cho các hàng trồng giữa líp bị thiếu nước trong mùa khô hay líp bị ngập úng trong mùa mưa.

Nói chung, chiều cao líp tùy thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều cao líp thích hợp cho hầu hết cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30cm.

Hướng líp.

Cần xây dựng hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Đối với cây chưới, nên bố trí líp theo hướng Bắc-Nam để nhận được nhiều ánh sáng.

Kỹ thuật lên líp.

– Lên líp theo lối cuốn chiếu: Trong những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên líp theo lối cuốn chiếu được áp dụng.

Đào lớp đất mặt mương đắp làm chân líp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt líp giống như cách thông thường mà nông dân áp dụng. Cách làm này đỡ tốn chi phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt, cũ (dùng đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây ngộ độc cây con. Có thể trồng một vài vụ cây ngắn ngày, cây phân xanh trước khi trồng cây trồng chuối.

– Lên líp theo kiểu kê đất, theo băng hay đắp mô: Trong những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt, có phèn… thì có thể lên líp theo lối kê đất, đắp thành băng hay mô.

+ Lên líp kê đất: Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân líp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt líp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân líp thứ ba và đào lớp đất mặt mương thứ ba trải lên làm mặt líp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến líp cuối cùng.

+ Lên líp theo băng hay đắp thành mô: Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở giữa dọc theo líp, sau đó đắp lớp đất sâu của mương vào hai bên băng. Cây được trồng ngay trên 2 băng dọc líp. Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng. Lên líp kê đấtLên líp kê đất Lên líp theo băngLên líp theo băng

Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô để trồng cây ngay sau khi thiết kế (kích thước, khoảng cách tùy theo loại cây trồng), phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của líp và thấp hơn mặt mô. Lên líp theo lối đắp môLên líp theo lối đắp mô

Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương lên líp là không nên đào mương sâu quá tầng sinh phèn (lớp đất sét màu xám xanh) vì sẽ đưa phèn lên mặt gây độc cho cây.

0