23/05/2018, 15:46

Hướng dẫn các bước trồng chuối

Thời vụ Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm, tốt nhất nên khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, cũng cần chú ý đến thời vụ trồng. Tùy theo tình ...

Thời vụ

Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm, tốt nhất nên khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, cũng cần chú ý đến thời vụ trồng.

Tùy theo tình hình cụ thể của từng vùng để bố trí  thời vụ cho hợp lý

– Ở các tỉnh phía Nam: Tốt nhất nên trồng vào mùa mưa  từ tháng 5 đến tháng 11.

– Ở các tỉnh phía Bắc: Đối với các giống sứ ( chuối gòn), chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân tháng 3- 4, nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu tháng 7 – 8 và cây sẽ ra hoa vào tháng 6 – 8 năm sau, đến tháng 9 – 11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt.

Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn.

Chuẩn bị cây giống

Để đảm bảo năng xuất, đảm bảo chất lượng chuối sau này nên trồng cây giống đã chọn lọc kỹ.

Cây con tách từ cây mẹ

Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi con đem trồng:  Có hai loại chồi

*Chồi lá rộng

– Chọn cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được đồng đều.

– Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm .

– Cây không bị sâu bệnh.

*Chồi đuôi chiên

Theo nhiều kinh nghiệm loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng là tốt nhất.

– Chồi này sung sức, khi trồng nhanh bén rễ.

– Tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh.

–  Nhanh ra buồng, năng xuất, sản lượng cao.

* Chú ý:

– Đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng. Sau khi đào cây con lên dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và ½ lá tươi dựng ở nơi râm mát.

– Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc hỗn hợp 2 – 25 kg supe lân với 40 – 50kg phân chuồng hoai thành thể nhão nhúng củ vào để vài ngày mới trồng. Cây giống tách từ cây mẹCây giống tách từ cây mẹ

Cây con nuôi cấy mô

* Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng

– Cây chuối cấy mô: Cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá.

– Không bị sâu, bệnh

– Cây mập, mạnh Cây giống nuôi cấy môCây giống nuôi cấy mô

Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng

– Dùng cuốc xới lại hố đào tạo cho đất trong hố được thông thoáng

– Tạo 1 lỗ giữa hố (móc hố). Dùng cuốc móc hố sâu 30-35cm

* Chú ý: Tạo lỗ sao cho sau khi trồng hàng chuối phải thẳng hàng. Tạo lỗ trồngTạo lỗ trồng

Trồng mới

Trồng bằng cây nuôi cấy mô

Các bước trồng mời bằng cây con nuôi cấy mô:

– Dùng dao rạch túi bầu hoặc xé túi bầu, tránh làm vỡ bầu.

– Dùng kéo cắt bớt rễ.

– Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 – 15cm

– Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt sẽ làm dập cây chuối con).

  Cây con sau khi trồngCây con sau khi trồng

Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ

Các bước trồng mới bằng cây con tách từ cây mẹ:

– Đặt điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt hố hoặc mặt líp từ 10-15 cm.

– Đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch.

Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và làm như vậy để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

–  Lấp hố, nén chặt xung quanh gốc cây con mới trồng (không nên nén quá chặt sẽ làm dập cây chuối con).

* Chú ý:

Ở một số  nơi có điều kiện thâm canh người trồng chuối có thể áp dụng kỹ thuật trồng chuối bằng hình thức phủ bạt (màng phủ nông nghiệp).

Trồng bằng hình thức phủ bạt có ưu điểm sau:

– Hạn chế được rệp truyền vi rút cho cây;

– Hạn chế cỏ dại;

– Ổn định nhiệt độ đất;

– Giử được ẩm độ đất;

– Tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rữa trôi…

Các bước trồng như trồng chuối bình thường, khâu khác biệt là sau khi trộn phân lấp hố tiến hành phủ bạt kín mặt luống, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt

Cách trồng chuối bằng hình thúc phủ bạt:

– Khoét bạt theo khoảng cách cây đã định;

– Dùng xẻng tạo một lỗ sâu hơn củ chuối 10 – 15cm sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối;

– Ém đất xung quanh. Vườn chuối trồng bằng hình thức phủ bạtVườn chuối trồng bằng hình thức phủ bạt

Những chú ý sau trồng chuối

Tưới nước và tủ gốc

*Tưới nước

Tác dụng của việc tưới nước: Đảm bảo cho đất đủ ẩm, thuận lợi cho phát triển của cây chuối.

– Cách tưới: Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Tưới nước sau trồngTưới nước sau trồng

* Tủ gốc

– Tác dụng của tủ gốc

+ Giữ ẩm

+ Tiết kiệm chi phí tưới

+ Hạn chế cỏ dại

+ Tăng lượng mùn và lượng dinh dưỡng cho đất

– Nguyên liệu tủ gốc

Sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương như rơm, rạ, thân lá cây đậu…

– Cách tủ gốc

Dùng nguyên liệu tủ đều xung quanh gốc sau đó tưới nước giữ ẩm.

Tủ gốc sau trồngTủ gốc sau trồng

Trồng dặm

* Tác dụng của trồng dặm

– Nhằm đảm bảo mật độ cây trên diện tích trồng

– Tăng năng suất và sản lượng chuối

– Tăng thu nhập cho người trồng chuối

* Thời gian trồng dặm

Sau khi trồng 15 ngày đến một tháng cần theo dõi thấy cây nào chết hoặc quá yếu ớt cần nhổ bỏ trồng dặm lại cây khác, cố gắng trồng dặm càng sớm càng tốt để vườn chuối tăng trưởng đồng đều.

* Các bước trồng dặm

– Nhổ bỏ cây chết, cây yếu

– Xác định số cây  trồng dặm

– Chọn cây giống tốt để dặm

– Đảo đất hố trồng và tiến hành trồng như trồng mới

Trồng xen trong vườn chuối

Mục đích của trồng xen

– Hạn chế cỏ dại, giảm chi phí làm cỏ.

– Hạn chế sâu bệnh hại chuối.

– Tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất.

– Tăng thu nhập cho người trồng chuối.

Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen

– Nên chọn cây hàng năm dể trồng, sức chống chịu cao

– Có rễ ngắn, ăn nông tránh cạnh tranh dinh dưỡng và nước với chuối.

– Không đòi hỏi lượng nước và phân bón cao.

– Phải có khả năng cải tạo đất như các cây họ đậu.

Các loại xen thich hợp, có giá trị kinh tế: Cây họ đậu (cây lạc, đậu đen, đậu tương).

Ngoài ra có thể trồng khoai mì (sắn), ngô, dứa.

Cách trồng cây trồng xen

Tuỳ thuộc vào xen mà bố trí khoảng cách mật độ cho thích hợp.

Trồng cây trồng xen theo băng giữa hai hàng chuối, cách hàng chuối 0,5 m. Trồng xen trong vườn chuốiTrồng xen trong vườn chuối

Trồng cây (đai) chắn gió

Tác dụng của cây tránh gió

– Chắn gió, hạn chế  gãy cây, đổ buồng, rách lá.

– Điều hoà sự bốc hơi nước.

– Tăng nhiệt độ vào mùa đông ở những vùng có khí hậu lạnh.

Vị trí trồng cây chắn gió

– Trồng ở bìa ngoài vườn, thẳng góc với hướng gió làm hàng rào cho vườn chuối, làm đai chắn gió chính.

– Có thể trồng thêm một hàng cây tại đường lô hoặc giữa hai khoảng đất tạo thành những đai phụ.

Loại cây chắn gió

Trồng cây muồng đen, bạch đàn, cây ăn quả tạo thành hàng rào chắn gió chính.

– Trồng tràm hoa vàng cây mít ở giữa các đai phụ.

Cách trồng cây chắn gió

– Trồng hai hàng muồng đen, bạch đàn hàng cách hàng 1,5m và cây cách cây 2m ( trồng nanh sấu)

– Có thể trồng thêm hàng cây ăn quả như mít, nhãn, xoài tạo thành những hàng cây chắn gió hàng thấp. Đai rừng chắn gióĐai rừng chắn gió

0