23/05/2018, 15:47

Lựa chọn đất trồng chuối

Yêu cầu đất trồng chuối Yêu cầu lý tính của đất trồng chuối Tầng đất mặt sâu, tơi xốp, thoát nước tốt là các yếu tố quan trọng bậc nhất tạo điều kiện cho cây chuối phát triển tốt. Bộ rễ chuối rất háo khí, cần nhiều oxy nên những loại đất sét nặng, kém thoát nước không phù hợp để trồng chuối. ...

Yêu cầu đất trồng chuối

Yêu cầu lý tính của đất trồng chuối

Tầng đất mặt sâu, tơi xốp, thoát nước tốt là các yếu tố quan trọng bậc nhất tạo điều kiện cho cây chuối phát triển tốt. Bộ rễ chuối rất háo khí, cần nhiều oxy nên những loại đất sét nặng, kém thoát nước không phù hợp để trồng chuối.

Ngược lại, các loại đất cát nhẹ, thoát nước quá nhanh, khả năng giữ ẩm kém cũng không thuận lợi cho chuối sinh trưởng và phát triển.

Độ dày tối thiểu của lớp đất mặt bảo đảm cho bộ rễ chuối phát triển bình thường là 70cm. Tuy vậy thực tế sản xuất cho thấy rằng các vườn chuối cho năng suất cao, ổn định, tuổi thọ dài thường có độ dày tầng đất mặt >1m. Khi tầng đất mặt mỏng, hệ rễ của cây chuối không ăn sâu xuống dưới được, nguồn dinh dưỡng dự trữ của tầng mặt cũng bị giới hạn.

Đất thấm nước, thoát nước kém, nhạy cảm với điều kiện khô hạn, cung cấp dinh dưỡng kém, do vậy sinh trưởng chuối bị hạn chế, cây sớm già cỗi, năng suất thấp.

Yêu cầu hoá tính của đất trồng chuối

Chuối thích nghi với độ chua khá rộng, từ 5 –6,5. Ở nước ta chuối phát triển tốt trên các vùng đất: phù sa, đất đồng bằng, đất đỏ bazan chua nhẹ, phạm vi pH từ 5 –5,5.

Hàm lượng hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì đất. Đối với đất đồi trồng chuối, hàm lượng hữu cơ cao thường kèm theo  đất tơi xốp và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao.

Đạm và kali là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với chuối. Lân tổng số dường như ít quan trọng hơn, tuy vậy cũng là nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu, đặc biệt là cho thời kỳ nở hoa.

Tóm lại, chuối đặc biệt ưa đất sâu, tơi xốp, thoát nước tốt, thịt nhẹ, hơi chua đến trung tính, giàu mùn và các bazơ trao đổi, đặc biệt là kali.

Chọn đất trồng chuối

Từ yêu cầu về đất trồng chuối. Chúng ta có thể trồng chuối trên các loại đất sau đây

Đất phù sa

Đất trồng chuối tơi xốp, có kết cấu, giàu dinh dưỡng và pH trung tính. Loại đất này tạo thành bãi phù sa hai bên sông rất thích hợp cho việc trồng chuối như ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên…

Đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan(đất bazan)

– Đất tơi xốp, có cấu trúc tốt, thấm nước nhanh, giữ nước tốt

– Khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt

– Tầng đất dày trên 1m: mực nước ngầm sâu

– Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình trở lên

Ở nước ta, đất bazan được coi là đất lý tưởng nhất để trồng chuối vì có tính chất vật lý thích hợp với yêu cầu của cây. Các vùng trồng chuối chính ở nước ta hầu hết trên đất bazan như Tây nguyên, Đồng Nai  v.v…. Phẫu diện đất bazan trồng chuốiPhẫu diện đất bazan trồng chuối

Ngoài đất bazan chuối cũng có thể phát triển tốt trên các loại đất khác như:

Các loại đất trồng chuối khác

–  Đất đỏ vàng trên phiến thạch và đá vôi (Sơn La)

–  Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đá gneiss (Komtum)

– Đất đỏ vàng, đất cát xám phát triển trên đá granit (một số vùng ở Lâm Đồng, Daklak) v.v.v

Việc chọn đất cần được đặc biệt lưu ý trong trường hợp trồng trên đất mới. Trước khi trồng cần triển khai công tác khảo sát đất và quy hoạch cụ thể toàn bộ diện tích  trồng. Cần thực hiện các  công việc sau:

Quan sát thực bì tự nhiên và các loại đã có trên đất, khảo sát tình trạng đất: địa hình, đồi dốc, ranh giới chuyễn biến của các loại đất.

Đào phẫu diện đất: quan sát các tầng đất, cấu trúc đất, ghi nhận các tầng cản trở trong đất. Đây là những chi tiết rất quan trọng trong việc đánh giá đất cho nên phải ghi nhận cụ thể mức độ, chiều sâu, độ dầy của các tầng đất.

Chú trọng và khoanh vùng các diện tích đất có các yếu tố bất lợi cho việc trồng chuối như: vùng bị ngập nước, vùng có tầng đá tảng… Công tác khảo sát ban đầu càng chi tiết thì càng tránh được các lảng phí trong đầu tư về sau nhất là tránh được việc trồng chuối trên những đất không thích hợp.

Dọn đất trồng chuối

Mục đích của dọn đất:

– Giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh, ngăn ngừa sự hình thành nấm lây lan sang cây chuối khi trồng.

– Tạo độ thông thoáng thoáng cho mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm đất.

* Các bước tiến hành như sau: Trước khi trồng khoảng 1 tháng cần tiến hành  dọn sạch đất. Việc dọn đất  tùy vào tình hình thực tế của từng vùng đất

Đất khai hoang

Chuối là cây ăn quả hàng năm lưu gốc, có bộ rễ ăn rộng vì vậy công tác khai hoang làm đất phải được thực hiện một cách chu đáo (ở những vùng quy hoạch trồng chuối có diện tích lớn).

Sử dụng công cụ đã được chuẩn bị để dọn sạch toàn bộ diện tích nương, đồi chuối trước khi thiết kế các hệ thống

Trồng mới: Khối lượng công tác khai hoang tùy thuộc vào tình trạng thực vật sẵn có trên diện tích dự kiến trồng.

Yêu cầu của công tác khai hoang là dọn sạch đất nhất là loại bỏ tất cả các mầm bệnh chứa trong các loại rễ cây rừng còn tồn tại trong đất nhưng vẫn giữ được độ phì của đất. Chất lượng của việc khai hoang rất quan trọng trong trường hợp trồng trên các loại đất rừng mới khai phá.

Dọn sạch đất: loại bỏ các cây chồi bụi, các loại dây leo trên toàn bộ diện tích, sau đó dọn sạch mặt đất bằng cách chôn lấp các dư thừa thực vật.

Đốt dư thừa thực vật là một biện pháp đơn giản nhất cho phép  dọn sạch mặt bằng nhanh tuy nhiên đốt làm hư hại lớp đất mặt, các chất dinh dưỡng bị mất đi, mùn, các loại côn trùng và vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt. Ngoài ra đốt còn làm tiêu hủy một khối lượng lớn chất xanh (cành, lá) của các cây vừa mới đốn hạ, đó là nguồn chất hữu cơ sẽ trả lại cho đất sau khi được phân hũy. Các cành lá còn là một lớp bảo vệ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi  tốt và giúp làm giảm nhiệt độ lớp đất mặt khi đất bị phơi ra ánh nắng.

Khi đốt, phần lớn các chất C, N  trong thực vật bị tiêu hũy và bốc hơi nhưng các chất dinh dưỡng khác ít bị ảnh hưởng nhất là giúp gia tăng Phốtphát,các Cation trao đổi và làm tăng pH đất ở nơi đốt. Ngoài ra đốt còn có thể cải thiện lý tính của một số loại đất, đặc biệt là đất sét, giúp đất trở nên tơi xốp, dễ canh tác và dễ thấm nước hơn. Cho nên có thể đốt nhưng nên hạn chế diện tích đất bị đốt bằng cách gom các dư thừa thực vật vào các bờ gom, để khô trong vòng từ 4-6 tuần rồi đốt. Các bờ gom phải được tính toán cẩn thận và bố trí song song với hàng trồng chuối để không gây trở ngại cho công tác chia lô, chia hàng trồng sau nầy.

Khi đốt phải tạo các đường ngăn lửa và bố trí canh gát cẩn thận để tránh cháy lan. Nên đốt vào lúc sáng sớm, lúc im gió hoặc có gió nhẹ. Sau khi đốt, thu gom tro và rắc trên toàn bộ diện tích vì trong tro có một lượng đáng kể phốtphát, các cation trao đổi được nhất là chất Ca sẽ giúp nâng độ pH của đất Khai hoang đất trồng chuốiKhai hoang đất trồng chuối

Trong quá trình khai hoang, hạn chế tối đa việc khai hoang trắng. Những quả đồi trồng chuối thì chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi phải được giữ lại không khai hoang vì chúng có tác dụng chống xói mòn.Lưu ý phải diệt tận gốc các loại tre, le… bằng hóa chất hoặc bằng cơ khí móc lật rễ cả bụi  lên phơi nắng vì  các loại tre, le nếu còn tồn tại trên diện tích trồng sẽ cạnh tranh nước mạnh với chuối vào mùa nắng có khi làm chết hàng loạt cây chuối con.

Đất có cây trồng trước hoặc đất tái canh

Nếu trồng chuối trên đất đã có trước cần tiến hành chặt bỏ cây trồng trước, thu gom lại đốt hoặc  hoặc đưa ra khỏi lô.

Trồng lại (tái canh):

Sau khi trồng và chăm sóc chuối từ 4 – 5 năm, mật độ chuối phân bố không đồng đều trên một đơn vị diện tích, hơn nữa thân ngầm của chuối nhô cao trên mặt đất ảnh hưởng trực tiếp tới việc hút nước, dinh dưỡng và chống đổ ngã kém năng suất thấp. Việc trồng lại được thực hiện nhằm mục tiêu loại bỏ các diện tích chuối già không còn hiệu quả kinh tế đồng thời giúp cho việc đưa các giống mới có năng suất tốt hơn vào sản xuất.

0