Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách và chứng minh rằng câu tục ngữ đó đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta. Trong số phát sóng mới nhất của chương trình “Điều ước thứ bảy” do đài truyền hình Việt Nam sản xuất, đã ghi hình về một câu chuyện cảm động. Đó là về cô ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách và chứng minh rằng câu tục ngữ đó đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta. Trong số phát sóng mới nhất của chương trình “Điều ước thứ bảy” do đài truyền hình Việt Nam sản xuất, đã ghi hình về một câu chuyện cảm động. Đó là về cô Nguyễn Thị Hoa, cô tuy là mẹ kế của bốn người con chồng, nhưng không giống như câu tục ngữ “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”, cô yêu thương những người ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách và chứng minh rằng câu tục ngữ đó đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta.
Trong số phát sóng mới nhất của chương trình “Điều ước thứ bảy” do đài truyền hình Việt Nam sản xuất, đã ghi hình về một câu chuyện cảm động. Đó là về cô Nguyễn Thị Hoa, cô tuy là mẹ kế của bốn người con chồng, nhưng không giống như câu tục ngữ “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”, cô yêu thương những người con chồng như chính con ruột của mình. Cô không chỉ tần tảo làm lụng mà còn hi sinh cả tuổi xuân cho những người con. Đặc biệt, khi một người con chồng bị ung thư xương, cô đã để lại công việc, để lại đứa con ruột còn thơ dại của mình để lên viện chăm sóc người con này. Hành động ân cần, yêu thương của cô dành cho những người con chồng không chỉ xuất phát từ tấm lòng vị tha, nhân hậu mà cô còn thể hiện được một phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đó là truyền thống “Lá lành đùm lá rách”.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã được ông cha ta đúc kết từ rất lâu đời, trải qua thực tế của đời sống sinh hoạt, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã phản ánh được một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó chính là tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ chia giữa con người với con người trong xã hội, trong cộng đồng. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là những hình ảnh mang nghĩa biểu tượng cho một lối sống, một truyền thống lâu đời. HÌnh ảnh “lá” trong câu tục ngữ chỉ là những hình ảnh mang tính biểu trưng mà ông cha ta sử dụng để truyền tải cho thế hệ con cháu về một lối sống tình nghĩa mà đậm tình người của con người Việt Nam. “Lá lành” ta có thể hiểu là hình ảnh đại diện cho những con người có cuộc sống bình thường, thuận lợi cả về gia đình, cuộc sống cũng như sinh hoạt, kinh tế…. Trong cuộc sống phẳng lặng, yên bình ấy, họ có điều kiện để giúp đỡ, tương trợ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Lá rách” lại là hình ảnh đại diện của những con người có hoàn cảnh sống khó khăn, gặp những bất hạnh, khó khăn hay những biến cố trong cuộc sống. Những khó khăn này làm cho họ suy sụp, mất niềm tin vào cuộc sống hay đơn gian là có một cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn so với những người khác. Khi ấy họ cần một sự giúp đỡ, sự sẻ chia từ những tấm lòng hảo tâm, giúp họ có nghị lực để vươn lên khó khăn, trang trải cuộc sống. Ta có thể thấy ông cha ta sử dụng từ ngữ rất hay, giữa lá lành và lá rách được kết hợp bởi từ “đùm” mà không phải bất kì từ nào khác. “Đùm” là một từ ngữ rất thông dụng, giản dị song nó chứa được bao nhiêu ý nghĩa lớn lao. Nó vừa thể hiện được hành động xan sẻ, giúp đỡ của những người có điều kiện sống tốt đối với những người có hoàn cảnh khó khăn mà nó vừa thể hiện được cái thân tình, tự nguyện trong hành động xan sẻ ấy.
Cuộc sống vốn đầy rãy những biến động, thăng trầm, vì vậy cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội, đời sống sinh hoạt của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh mặt phát triển ấy, bên cạnh những người được nâng cao về mức sống thì vẫn còn đó rất nhiều những con người phải lo toan đến từng bữa ăn, giấc ngủ. Những biến cố, khó khăn ập đến cũng khiến con người vốn có cuộc sống no đủ, đủ đầy trở nên phá sản; những biến cố bất ngờ khiến những con người vốn tin yêu vào cuộc sống trở nên chán chường, suy sụp. Những lúc ấy, họ rất cần một sự sẻ chia, một tấm lòng hảo tâm của mọi người. Câu tục ngữ thể hiện được một cách rõ nét hành động giúp đỡ, tương trợ kịp thời của những con người trong xã hội đối với người khó khăn.
Ở đây ta cũng cần làm rõ một điều. Hành động giúp đỡ, sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn là tốt, là một điều rất đáng quý. Tuy nhiên, nó chỉ có giá trị khi người giúp xuất phát từ tấm lòng chân thành, tình nguyện của mình, họ giúp đỡ chứ không phải hành động “bố thí” hay ban phát lòng thương hại cho người cần giúp đỡ. Bởi với người cần được giúp đỡ mà nói, họ tuy có khó khăn nhưng họ cũng là những con người, họ có lòng tự trọng của mình. Vì vậy, giúp đỡ mà không chân thành thì càng làm cho họ trở nên chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống, vào con người xung quanh mình. Giúp đỡ mà xuất phát từ tấm lòng chân thành thì dù không thể giúp đỡ nhiều về mặt vật chất thì người được giúp đỡ vẫn cảm thấy rất vui và có thêm động lực để vươn lên khó khăn, bởi cái họ cần nhất trong những lúc khó khăn không chỉ là giá trị vật chất mà còn cần một tấm lòng. Giá trị tinh thần nó lớn lao, thiêng liêng hơn nhiều so với giá trị vật chất, tình người có sức cảm hóa, có sự đồng cảm lớn lao hơn những thứ vật chất tầm thường.
Trong xã hội ngày nay, truyền thống “Lá lành đùm lá rách” vẫnđược con người Việt Nam gìn giữ, phát huy. Mà điển hình nhất đó chính là những quỹ từ thiện được lập ra, những nhà hảo tâm vẫn hàng ngày quyên góp tự nguyện, dù là những giá trị nhỏ hay những đồ dùng sinh hoạt không dùng đến. Tuy giá trị vật chất có thể không nhiều nhưng tấm lòng của họ thật đẹp. Bởi nhờ những giá trị ấy, những món đồ dùng ấy mà cuộc sống của những người nghèo khổ được nâng cao, cải thiện. Cuộc sống của họ phần nào được hỗ trợ, bớt nghèo khổ, cơ cực hơn. Truyền thống lá lành đùm lá rách là một lối sống cao đẹp của nhân dân ta.