24/05/2017, 14:28

Phân tích đoạn thơ “Chí khí anh hùng” trong Truyện Kiều.

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Duy.   Vương Thúy Kiều là một người con gái “tài sắc vẹn toàn”, một bậc giai nhân vẹn toàn khó có thể tìm thấy trong dân gian. Tuy nhiên, càng tài sắc bao nhiêu thì cuộc đời của nàng càng trắc trở, bất hạnh ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Duy.   Vương Thúy Kiều là một người con gái “tài sắc vẹn toàn”, một bậc giai nhân vẹn toàn khó có thể tìm thấy trong dân gian. Tuy nhiên, càng tài sắc bao nhiêu thì cuộc đời của nàng càng trắc trở, bất hạnh bấy nhiêu. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha, cứu gia đình, cuộc đời của Thúy Kiều đã bước sang một trang khác, nàng không còn là một tiểu thư đài các, sống ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Duy.

  Vương Thúy Kiều là một người con gái “tài sắc vẹn toàn”, một bậc giai nhân vẹn toàn khó có thể tìm thấy trong dân gian. Tuy nhiên, càng tài sắc bao nhiêu thì cuộc đời của nàng càng trắc trở, bất hạnh bấy nhiêu. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha, cứu gia đình, cuộc đời của Thúy Kiều đã bước sang một trang khác, nàng không còn là một tiểu thư đài các, sống cuộc sống “Êm đềm chướng rủ màn che” nữa, nàng đã trở thành một người con gái phong trần, bán niềm vui cho thiên hạ. Cuộc đời nàng những tưởng mãi chìm trong đau khổ, bị thương nhưng Từ Hải xuất hiện, người đàn ông “đầu đội trời, chân đạp đất” ấy đã cứu vớt cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều, cho Kiều một danh phận, một cuộc sống như bao nhiêu người phụ nữ bình thường khác. Trong trích đoạn “Chí khí anh hùng” nhà thơ Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét hình ảnh của người anh hùng Từ Hải.

Đến với Thúy Kiều nhưng Từ Hải chưa phút giây nào lãng quên lí tưởng, sự nghiệp lớn của mình. Vì vậy, sống chung với Thúy Kiều sáu tháng, dù vô cùng hạnh phúc, vui vẻ nhưng Từ Hải cũng đã nói lời từ biệt nàng Kiều để lên đường thực hiện nghiệp lớn:

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”

“Nửa năm” là khoảng thời gian Từ Hải hạnh phúc bên nàng Kiều. “Hương lửa đương nồng” chỉ khoảng thời gian êm đềm, hạnh phúc ấy, ngọn lửa của tình yêu vẫn nóng bỏng, rạo rực trong trái tim. Nhưng, người trượng phu ấy đã “động lòng bốn phương”, khát khao, ước mơ thực hiện lí tưởng lại trỗi dậy mạnh mẽ trong chính người trượng phu ấy, “trời bể mênh mang” tức sự nghiệp mà chàng đang ấp ủ vẫn là một cái đích lớn cần thực hiện, đang “vẫy chào” với chàng.  “Thanh gươm”, “yên ngựa” là những hành trang theo Từ Hải lên đường, sát cánh bên chàng khi chiến đấu thực hiện giấc mộng lớn. Vì vậy, câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” thể hiện được phong thái của một bậc anh hùng “đầu đội trời chân đạp đất”, khí chất khẳng khái cần phải có của một người đứng đầu.

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Sinh vi nam tử yếu hy kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi”

Phong thái của người anh hùng Từ Hải thể hiện ngay trong hành động dứt khoát, khẳng khái “dứt áo ra đi”. Nghiệp lớn của người anh hùng đã đến kì “dặm khơi”, nên Từ Hải vô cùng dứt khoát ra đi, bởi sự nghiệp này phải thực hiện, thân là người nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất càng không thể không thực hiện: “Sinh vi nam tử yếu hy kì”. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được sự tự tin vào sức mạnh của mình : “Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi”. Từ Hải tự tin vào sức mạnh và tài năng của mình, lời khẳng định đầy tự tin rằng lần lên đường này nhất quyết sẽ thắng lợi, sẽ khiến cho “càn khôn tự chuyển đi”. Lí tưởng này của chàng thật lớn lao, vĩ đại, lời khẳng định của chàng mạnh mẽ đến mức người đọc tin tưởng rằng nhất định nó sẽ trở thành sự thực.

Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều đã bày tỏ nguyện vọng muốn được đi theo, vừa là tiện bề chăm sóc, làm tròn trách nhiệm của một người thê tử với phu quân, vừa là không muốn chia li, cắt biệt với Từ Hải:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng: Tâm phúc tòng tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Thúy Kiều nói với Từ Hải bằng giọng điệu hết sức tha thiết, thể hiện mong muốn chân thành với Từ Hải, đó là theo Từ Hải đến nơi chân trời góc bể “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”, với nàng Kiều, phận làm vợ phải đề cao chữ “tòng”, tức với một người con gái đã xuất giá là phải theo chồng “xuất giá tòng phu”. Có lẽ, Từ Hải là người chồng đúng nghĩa nhất của Thúy Kiều, cũng là người thật lòng yêu thương, bảo vệ nàng như một người trượng phu thực thụ. Tuy nhiên, trước mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã không thể đồng ý, chàng cho rằng Thúy Kiều chưa thể thoát ra khỏi cái yếu đuối, ủy mị của “nữ nhi thường tình”, rằng “tâm phúc tòng tri”, vì vậy không nhất thiết phải theo chàng ra tận nơi chiến trường đầy hiểm nguy.

Tấm lòng của Thúy Kiều thì Từ Hải nhận, nhưng đành phải nói lời từ chối với mong muốn đi theo của nàng. Có thể nói tình yêu của Từ Hải dành cho Thúy Kiều là đúng nghĩa, nhưng chàng cũng biết nơi chiến trường hiểm nguy, gian khổ như thế nào, đối với thân gái như Kiều khó có thể chịu được. Vì vậy, càng yêu Kiều bao nhiêu thì Từ Hải càng quyết tâm bấy nhiêu, quyết tâm ra đi, quyết tâm dành chiến thắng để mang lại cho Kiều cuộc sống tốt đẹp nhất. Ngay sau đó, Từ Hải cũng an ủi Thúy Kiều bằng những lời lẽ đầy chân thành, không kém phần mạnh mẽ:

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Lời thơ cũng là lời hứa chắc chắn của Từ hải đối với Thúy Kiều, khi toàn quân đã giành chiến thắng “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng binh rợp đường”. Viễn cảnh chiến thắng huy hoàng được Từ Hải vẽ ra đầy tự tin, chắc chắn. Trong không khí “phi thường” ấy là lúc Từ Hải sẽ cho Thúy Kiều một danh phận chính thức “rước nàng nghi gia”. Tấm lòng của người trượng phu ấy dành cho người phụ nữ của mình thật khiến độc giả cảm động.

“Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu”

Trở về thực tại, khi hoàng quang chiến thắng còn ở trong tương lai, hiện thực trôi nổi, bốn bể là nhà, đối với bậc trượng phu như Từ hải có thể chịu được nhưng đối với một cô gái yếu đuối như Kiều, liệu có chịu nổi không?  Mang theo Thúy Kiều, Từ Hải sẽ thêm gánh nặng “theo càng thêm bận” bởi việc quân, việc nhà. Tuy nhiên, những lời nói của chàng dứt khoát như vậy nhưng thực chất là không muốn Thúy Kiều phải chịu khổ cùng mình, bởi cuộc sống sẽ vô cùng gian khổ, nguy hiểm lúc nào cũng cận kề mà không phải lúc nào chàng cũng có thể ở bên bảo vệ. Người quân tử mang nghiệp lớn bên mình không thể vướng bận thêm việc vợ con, bởi như vậy thì không thể toàn tâm, toàn ý chăm lo cho cái nghiệp lớn ấy được nữa.

Trích đoạn “Chí khí anh hùng” là trích đoạn đại thi hào Nguyễn Du dựng lên hình ảnh thật đẹp về người anh hùng Từ Hải, chàng không chỉ là một bậc trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất”, có khát vọng, lí tưởng đẹp, mưu lược nghiệp lớn. Tự tin vào tài năng và sức mạnh của bản thân mà còn là một người chồng hết mực yêu thương, che chở, mong những điều tốt đẹp nhất với vợ của mình.

0