Thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết
Đề bài : Em hãy thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết được trang trí trong gia đình em. Trong những ngày tết nguyên đán ở Việt Nam, người người nhà nhà không chỉ nô nức gói những chiếc bánh chưng xanh, muối những vại hành chua, hay sắm sửa, trang hoàng cho ngôi nhà của mình bằng những cành đào ...
Đề bài : Em hãy thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết được trang trí trong gia đình em. Trong những ngày tết nguyên đán ở Việt Nam, người người nhà nhà không chỉ nô nức gói những chiếc bánh chưng xanh, muối những vại hành chua, hay sắm sửa, trang hoàng cho ngôi nhà của mình bằng những cành đào rực thắm, cành mai vàng tinh khôi mà người Việt Nam còn có một phong tục rất độc đáo, đó là thờ cây nêu ngày tết. Phong tục thờ cây nêu ngày Tết là một phong tục có từ rất xa xưa ...
Đề bài : Em hãy thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết được trang trí trong gia đình em.
Trong những ngày tết nguyên đán ở Việt Nam, người người nhà nhà không chỉ nô nức gói những chiếc bánh chưng xanh, muối những vại hành chua, hay sắm sửa, trang hoàng cho ngôi nhà của mình bằng những cành đào rực thắm, cành mai vàng tinh khôi mà người Việt Nam còn có một phong tục rất độc đáo, đó là thờ cây nêu ngày tết.
Phong tục thờ cây nêu ngày Tết là một phong tục có từ rất xa xưa của dân tộc Việt Nam, với mong muốn xua đuổi tà ma, mang lại may mắn cho mỗi gia đình vào mỗi dịp năm mới. Theo truyền thuyết, khi xưa con người và quỷ còn sống cùng với nhà. Bọn quỷ cậy mạnh mà cướp đoạt hết ruộng đất của con người, do đó mà con người phải làm thuê cho lũ quỷ, vì bản tính tham lam nên lũ quỷ đã chiếm đoạt hết hoa màu mà người nông dân sản xuất ra, cuộc sống của người dân cực nhọc mà vẫn đói khổ.
Vì thương người dân lầm than, phật tổ đã bày cách cho con người, nhờ những cách này mà con người có thể sử dụng những sản phẩm mình đã sản xuất ra, còn lũ quỷ bị lừa không được chút hoa lợi nào. Tức giận vì bị con người lừa, lũ quỷ đã đòi lại ruộng đất, không cho con người thuê nữa. Lúc này, phật tổ lại một lần nữa bày cách để con người mua lại đất của lũ quỷ, mảnh đất con người mua chỉ bằng bóng của một chiếc áo cà sa.
Thấy được lợi lũ quỷ bèn đồng ý bán ngay, khi ấy phật tổ đã làm phép cho cây tre ngày càng cao, rồi sau đó phủ chiếc áo cà sa lên trên ngọn cây. Bóng của chiếc áo cà sa bao toàn bộ mặt đất, lũ quỷ bị đẩy dần ra biển Đông. Thấy vậy, lũ quỷ cầu xin phật tổ mỗi năm cho chúng về đất cũ thăm phần mộ của tổ tông một lần. Thương tình cho lũ quỷ, phật tổ đã đồng ý. Vì vậy từ đó mà vào mỗi dịp lũ quỷ về thăm mộ, con người thường dựng ở trong nhà một cành nêu, buộc theo một ít lá dứa để tránh quỷ vào đất nhà mình.
Do vậy, người Việt Nam vào mỗi dịp năm mới lại mua những cây nêu dựng ở trong nhà để đuổi ma quỷ cũng như tránh những điều tai họa, mong cho năm mới gia đình được bình an, hạnh phúc.Cây nêu thường là những cây tre nhỏ, cao từ hai mét đến hai mét rưỡi. Ban đầu người ta có buộc thêm lá dứa. Tuy nhiên, ngày nay khi thờ cây nêu, người ta đã bỏ đi những cành lá dứa, bỏ đi những thứ rườm rà trên ngọn của nó. Thờ cây nêu ngày tết mang nghĩa biểu tượng nhiều hơn. Ngày nay, không chỉ lược bỏ những thứ cầu kì treo trên ngọn cây kêu mà cây nêu cũng có sự thay đổi về hình thức.
Cây nêu nó vừa mang ý nghĩa tượng trưng to lớn cho mỗi gia đình của ngày tết, thường thì cây nêu là một biểu trưng để xua đuổi đi ma quỷ, những vật dụng đó để trong nhà sẽ mang lại cho gia đình cả năm được may mắn trong những ngày năm mới, mỗi gia đình sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp nhất từ gia đình của mình, điều đó có thể đóng góp vào sự may mắn và cũng sự sự sung túc trong cả năm, tất cả mỗi chúng ta đều muốn may mắn sẽ vào nhà.
Trong mỗi gia đình Việt Nam đây nó được coi như một phong tục không thể thiếu trong mỗi gia đình, đây là một biểu tượng, một linh hồn sống để thờ tụng và trang trí trong gia đình mỗi người, chúng ta những con người luôn luôn biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nhất của mỗi gia đình chúng ta.
Phong tục thờ cây nêu ngày Tết có phổ biến ở rất nhiều dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, từ người Kinh, người Mường, người Tày…Do tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, người dân đã thay cây nêu bằng một loại cây dễ tìm, bán phổ biến hơn tre, đó chính là cây mía. Có lẽ do hình dáng cây mía tương đối giống tre, thân thẳng và có nhiều đốt nên người ta lựa chọn nó để thay thế. Tuy thờ mía nhưng người ta vẫn gọi nó với cái tên quen thuộc là nêu. Hàng năm,cứ vào dịp Tết, người ta không chỉ bày bán nhiều loại hoa, quả tết mà còn bán rất nhiều các loại cây nêu, những cây nêu này được trang trí bằng những sợ dây đuy băng ở ngọn, trông rất bắt mắt.
Ngày nay, cây nêu ngày tết vừa mang ý nghĩa đuổi ma quỷ, ngăn chặn những thứ xấu xa, u ám vào nhà thì người dân còn dùng những cây nêu này để thờ như để làm phong phú thêm cho bàn thờ ngày tết. Hình ảnh hai cây nêu để hai bên bàn thờ dường như làm cho ngôi nhà trở nên đầy đủ hơn, ấp áp hơn, đúng nghi lễ ngày Tết của người Việt hơn
Thờ cây nêu ngày tết không chỉ là một thói quen lâu đời mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nét đẹp này góp phần làm cho bản sắc Việt Nam thêm phong phú, độc đáo mà mang đậm bản sắc của dân tộc. Ngày nay, dù kinh tế có phát triển, đời sống của người dân có được cải thiện thì trong nếp sinh hoạt của người Việt, thờ cây nêu ngày Tết vẫn không hề thay đổi. Đó chính là ý thức gìn giữ phong tục, bản sắc của con người Việt Nam.
Cây nêu luôn mang một ý nghĩa biểu trưng về tinh thần của con người, những biểu hiện đó luôn luôn được mở rộng và nâng cao những tầm hiểu biết rộng hơn về thế giới tinh thần của mỗi con người, những cảm xúc đó đang được thể hiện rõ nét và mang màu sắc tươi tắn nhất, nó được mở rộng trong mọi phạm vi và luôn luôn được cải tạo mạnh mẽ trong những giá trị sống của mỗi con người.