21/06/2018, 14:47

Dow Jones là gì, giải thích khái niệm Chỉ số Dow Jones DJIA của Mỹ

Dow Jones là gì, giải thích khái niệm Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ về giá trị 30 công ty lớn nhất. Đây là chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng có vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường Mỹ, gồm các ngành công nghiệp như tài chính, công ...

Dow Jones là gì, giải thích khái niệm Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ về giá trị 30 công ty lớn nhất. Đây là chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng có vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường Mỹ, gồm các ngành công nghiệp như tài chính, công nghệ, giải trí, bán lẻ và tiêu dùng.  Chỉ số Dow Jones được viết tắt thành DJIA luôn là thước đo phổ biến nhất về diễn biến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Dow Jones là gì, giải thích khái niệm Chỉ số Dow Jones DJIA của Mỹ

Chỉ số Dow Jones là gì?



Chỉ số Dow Jones còn được biết đến với cái tên “Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones”, tên tiếng Anh là Dow Jones Industrial Average, viết tắt thành DJIA hoặc Dow 30.

Dow Jones là chỉ số tính giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất và nhiều cổ đông nhất tại nước mỹ. Như vậy, DJIA được tạo thành từ 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ do Công ty Dow Jones quản lý. Dow Jones trở thành thước đo cho toàn bộ thị trường Mỹ.

Chỉ số Dow Jones do Charles H. Dow, Chủ tờ báo The Wall Street Journal, kiêm nhà sáng lập Dow Jones & Company, tạo ra. Mục đích của DJIA là đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khóa Mỹ. Dow Jones lần đầu xuất hiện vào ngày 26/5/1896, lúc đó mới chỉ tính giá trị của 12 loại cổ phiếu công nghiệp, đến năm 1916 thì tăng lên 20 loại cổ phiếu, đến 1928 là 30 và giữ nguyên cho đến nay.

30 cổ phiếu được tính trong Dow Jones chiếm hơn 25% giá trị thị trường của Sàn giao dịch chứng khoán New York, tất nhiên con số này sẽ biến động nhưng gần như luôn giữ ở mức xung quanh mức này. Nên nhớ, danh sách 30 công ty có cổ phiếu được xếp hạng vào chỉ số Dow Jones luôn có sự thay đổi. Tính từ khi thành lập chỉ số này đến nay, chỉ có General Electric là trụ vững trong bảng xếp hạng này.

Dow Jones là một trong những chỉ số quan trọng bậc nhất thị trường chứng khoán Mỹ, bên cạnh NASDAQ Composite, S&P 500 và Russell 2000. Và chính các biên tập viên của The Wall Street Journal, tờ báo do công ty Dow Jones & Company phát hành, được phép lựa chọn danh sách công ty tạo nên chỉ số DJIA.

Tiêu chí để được xếp hạng chỉ số Dow Jones không rõ ràng, nhưng thường thì một cổ phiếu chỉ được định danh trong DJIA khi có danh tiếng lớn, thể hiện mức tăng trưởng bền vững và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Cách tính chỉ số Dow Jones không phải là tính số bình quân các giá chứng khoán thành phần. Thay vào đó, mỗi công ty trong 30 công ty thành phần sẽ được chỉ định tỷ lệ phần trăm, ví dụ như 3M có trọng số 5,3%. Như vậy, DJIA được tính theo phương pháp trọng số giá, tức lấy tổng của 30 cổ phiếu chia cho một số gọi là ước số, mà ước số này được điều chỉnh dựa vào nhiều yếu tố, như khi có vụ gộp, tách cổ phiếu.

Mục đích của chỉ số Dow Jones là tập trung vào các công ty vốn hóa lớn nên nó trở thành chỉ số phản ánh phần nào tình hình thị trường chứng khoán của Mỹ. Tuy nhiên, nhược điểm của DJIA là chỉ giới hạn ở 30 công ty nên không có tính đa dạng. Hy vọng qua bài viết này của giainghia.com đã giúp độc giả phần nào hiểu được chỉ số Dow Jones là gì, cách tính điểm và ý nghĩa của Dow Jones trên thị trường.

0