Đôi lời về Nhang Án
Hoàng Đình Hiền Vừa qua sau khi bài viết “Đỉnh Nhang Án núi Thiện Dưỡng” đăng lên Tạp chí của Hội văn học nghệ thuật NB số 170 đã nhận được ý kiến phản hồi từ các nhà nghiên cứu, thật đáng quý như vậy sự việc không chỉ dừng lại ở việc “làm thế nào để cứu được ...
Hoàng Đình Hiền
Vừa qua sau khi bài viết “Đỉnh Nhang Án núi Thiện Dưỡng” đăng lên Tạp chí của Hội văn học nghệ thuật NB số 170 đã nhận được ý kiến phản hồi từ các nhà nghiên cứu, thật đáng quý như vậy sự việc không chỉ dừng lại ở việc “làm thế nào để cứu được núi” trong tình thế đã quá gấp gáp buộc phải ồn ào, căng thẳng, trần trừ một chút nữa thôi là núi không còn nữa, thực sự rất khó nghĩ… chuyển sang giai đoạn đánh giá, nghiên cứu sâu. Cụ thể ở số báo sau, theo ý kiến phản hồi độc giả thì tác giả và BBT phải đính chính lại một tư liệu được trích dẫn từ cuốn “Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên” của Nguyễn Tử Mẫn, NXB Chính trị quốc gia 2001 (trích nguyên văn bản dịch là “núi Thiện Dưỡng (trước gọi Thiên Dưỡng) núi cao chót vót và tròn đẹp, trèo lên cao nhìn các núi đều nhỏ, sắc đá xanh biếc, lấy đá ấy làm nghiên mực rất trơn và mịn. Theo sử nhà Minh thì trong số 21 núi có tiếng của An Nam núi ấy là một. Đầu thời Hồng Đức* có bày đàn tế Giao (tế trời đất), năm thứ 3 có sai quan tế, vẽ hình thế núi ấy đem về” . Đính chính lại là “ Hồng Vũ” chứ không phải “Hồng Đức” như* bản phát hành của cuốn sách.
Là tác giả bài viết tôi phải chịu trách nhiệm về trích dẫn này, đã dựa vào sách xuất bản (bằng chữ quốc ngữ) mà không tham khảo bản gốc (chữ nho) của Nguyễn Tử Mẫn (1810-1901), Nguyễn Tử Mẫn là một nhà nho, nhà địa lý, ông đỗ cử nhân làm tri nhiều huyện, sau về quê (Kỳ Vĩ) viết sách và dạy học. Thực sự tôi nếu có bản gốc chữ nho tôi cũng không thể đọc được vì không có vốn chữ, và tại thời điểm sưu tầm được chi tiết sách này tôi cũng không biết sách đã in có chi tiết lỗi mà tôi dẫn ra đây. Sự việc đến đây đi theo nhiều câu hỏi ? không phải là Hồng Đức mà Hồng Vũ. Đây là 2 triều đại quân chủ ở 2 thời kỳ và ở 2 vương quyền xứ Bắc (Hồng Vũ – tức Chu Nguyên Chương sáng lập nhà Minh) và xứ Nam ta (Hồng Đức – tức vua Lê Thánh tông). Một tài liệu nữa khá tương đồng (khi được chị bên bảo tàng sưu tập) cung cấp cho tôi là bản Đồng Khánh địa dư chí, NXB Thế giới 2002 ( sau khi có chi tiết này đã trao đổi gửi cho nhiều người để cùng nghiên cứu, trong các bài viết tôi không liệt kê chi tiết này ra như một luận chứng, chỉ nhắc tới phần vì có được sau khi đã gửi bài cho TC VHNT rồi không bổ xung được và còn lý do khác nữa). Nay dẫn ra cụ thể, cũng để trả lời ý kiến của vị độc giả, là tại trang 1026 : “Núi Thiện Dưỡng: thế núi cao đẹp dáng tròn, lên cao nhìn xa xung quanh thấy các núi khác đều nhỏ. Đá núi màu xanh đậm, mài kỹ thì bóng mịn, người ta thường lấy làm nghiên mực. Sử nhà Minh chép “An Nam có 21 ngọn núi có tiếng, đầu năm Hồng Vũ (1368) xếp vào hạng danh sơn được bày tên ở đàn tế Giao. Năm thứ 3 (1370) sai quan đến tận nơi tế lễ, vẽ lại hình thế đem về”. Núi Thiện Dưỡng là một trong những núi đó”.
Lời bình :
- Hai đoạn khá tương đồng, cụ Mẫn viết cuốn sách của mình vào thời vua Minh Mạng thời có tên tỉnh Ninh Bình, cuốn Địa chí năm Đồng Khánh sau đó. Đến đây tôi rất băn khoăn một câu hỏi rằng nếu vua xứ bắc quan tâm đến “thần kỳ danh sơn” xứ Nam không lẽ nào người “nhận được ủy thác đứng đầu” nước Nam lại bỏ mặc? Điều này tôi cho rằng không đúng với tư duy quân chủ bấy giờ theo thuyết “Thiên -Địa- Nhân”, tuy có kết cấu cùng mô tip và đều nhắc tới “Minh sử” tuy nhiên lại chưa có tư liệu ghi rõ tên tuổi sự kiện nên xin trích dẫn tiếp mấy đoạn (liên quan 2 đế quyền trên) từ Bộ Quốc sử : tập II cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KH XH 2012 để quý vị tự suy xét :
- Giáp dần 1434 – Lê Thái tông : “vua ra trường đấu xem bọn đại thần Lê Sát và các quan văn võ trong ngoài tế trời, đất, thần kỳ danh sơn (núi non danh tiếng), đại xuyên (sông lớn) giết ngựa trắng lấy máu cùng thề. Đồng thời sai các quan đi tế thần kỳ ở các xứ trong nước”.
- Tân tỵ 1461- Quang Thuận thứ 2 : Vua dụ bảo Đô ngự sử đài Ngô Sỹ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng: ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo. Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại khi Lệ Đức hầu cướp ngôi, NSL chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao?ưu đãi trọng lắm. Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư ? Ngôi chức cao lắm. Nay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước?”
- Quang Thuận năm thứ 8 (1467) : Ra lệnh cho 12 thừa tuyên điều tra hình thế sông, núi, sự tích xưa nay của các nơi trong hạt mình, vẽ thành bản đồ ghi chú rõ ràng rồi về Hộ bộ để làm bản đồ địa lý”.
- Tân mão 1471 – Hồng Đức năm thứ 2 : “Vua nghĩ núi sông nước Chiêm có chỗ chưa biết rõ ràng, liền sai thổ tù ở Thuận Hóa là Nguyễn Vũ vẽ hình thế dị hiểm của nước Chiêm để dâng lên” . ( trước đó: Tháng 8-1470 quốc vương Chiêm thành Bàn la Trà toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngụa đánh úp châu Hóa…Tháng 11 vua xuống chiếu thân hành đi đánh Chiêm thành).
- Hồng Đức năm thứ 4: Cử hành lễ giao. Tháng 3, hạn hán, cầu đảo ở Thái Miếu và sai quan đi cầu đảo khắp các thần, hai ngày thì mưa.
- Mậu thân – Thuận Thiên thứ 1: Ra lệnh chỉ cho bọn đại thần định lại các quan lộ, huyện, quan trấn thủ, cùng các quan giữ đầu nguồn, cửa biển và những nơi xung yếu, đều phải cho người tài giỏi, liêm khiết, chính trực, cho các đại thần đều được tiến cử”
- Canh tuất 1370 : “Mùa xuân tháng riêng, vua Minh tự làm bài trúc văn, sai Diêm nguyên Phục, đạo sỹ cung Triều thiên, đem trâu và lụa đến tế thần núi Tản Viên và thủy thần sông Lô”
- Kỷ nhà Minh: Giáp ngọ 1414 “tháng 9, Hoàng Phúc nhà Minh truyền bảng cho các phủ, châu, huyện dựng Văn Miếu và các đàn thờ xã tắc, thần gió, thần mây, thần núi, thần sông, và những thần không ai thờ cúng để tế lễ thường xuyên”.
- Năm 1418 “Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai hành nhân Hạ Thanh, tiến sỹ Hạ Thì sang thu lấy các loại sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta”.
Vậy núi Thiện Dưỡng là như thế nào mà được coi trọng như vậy? Lược bỏ bớt các yếu tố linh huyền, tôi dẫn ra trong bài viết các nhân vật và sự kiện lịch sử gắn với núi, Lê Tắc cho chúng ta biết đây là nơi mà “họ nhà vua xây nhà để tránh quốc nạn” tức triều Trần những năm kháng Nguyên Mông trong thế kỷ 13 về đây chọn đặt hậu cứ, dựa vào thế hiểm yếu của núi rừng, đầm lầy và hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi để cố thủ (như thời ban đầu nhà Đinh, tiền Lê dựa nơi hiểm yếu vậy) nơi trú ẩn an toàn nhưng nếu tình hình chiến tranh xấu thì có thể theo các ngả thủy bộ mà rút đi nhiều hướng, mà thuận lợi có thể đánh tiến nhanh gọn. Vậy nhà Trần trong mắt nhà Minh là như thế nào đây? Chi tiết Trần lập quốc với 3 lần thắng được quân Nguyên – Mông, dập đi nhuệ khí kiêu hùng bất khả chiến bại của chúng, còn Minh thế tổ lập quốc thu lại giang san trong giai đoạn nhà Nguyên suy đồi vong bản, Trung Hoa bị ngoại tộc dày xéo bấy nhiêu năm trường.
Đây chỉ là một tình tiết nêu ra để luận hỏi thôi, Triều Minh có đề cao Triều Trần cũng là dễ hiểu về sự ngưỡng mộ và nhất là vị Tiết chế Hưng Đạo vương mà người làm chủ phương nào chẳng muốn có được. Nhưng vấn đề nêu ra ở đây là thung núi Thiên Dưỡng nơi được gọi là “trời nuôi dưỡng vua Trần” hẳn rất linh trọng. như dẫn ở trên (a) thì nhà Minh sang ta để thu lấy các sách sử tích, thậm chí còn bày tên ở đàn Giao (núi Thiên Dưỡng là 1 trong 21 danh sơn An Nam).
Đến đây phải tìm “Thần núi” của Thiên Dưỡng sơn là ai? Trong truyền thuyết dân gian Ninh Bình nói tới việc Thái thú Cao Biền được phái cử sang nước Nam muốn được trị an lâu dài và dân man bớt đi sự nổi dạy nên tìm đến nhiều cách tâm linh huyễn hoặc nhằm đánh vào ý thức, tín ngưỡng người dân là phải triệt đi long mạch các danh sơn là núi Tản Viên (là số 1) nhưng linh sơn tráng khí Tản Viên sơn thánh không thể dễ dàng đành cưỡi điểu diều bay vào cửa Đáy hướng đến (số 2) là Thiên Dưỡng để trấn yểm, trên bầu trời (Ninh bình) bị một mũi tên của Đạo sĩ bắn rơi xuống núi Cánh Diều. Để Thái thú đô hộ Cao Biền cho là danh sơn là số 2 nước Nam phải yểm trừ đến nỗi thành bại tướng quả thực là một sự việc linh dị, Thần núi Thiên Dưỡng phải là một anh hùng bất khuất đến nỗi chúng phải khiếp sợ lo lắng. Hiện giờ ở làng Thiện Dưỡng thờ thần Quý Minh ở Đình (tục bõi trải) và thờ Hýng Ðạo výõng ở ðền Thị (lễ dỗ 20/8 hàng nãm), trên núi Thị (týõng truyền) vết chân khổng lồ in trên ðá, vết chân này lại có 2 thuyết:
1. ở Ninh Bình có “ông Khổng lồ là thánh Nguyễn Minh Không) có thể đây là lốt chân của ngài.
2. Xưa làng vì lí do nào đó bán đi nếp nhà “Chùa đền” (thờ Hưng Đạo vương) dựa vào vết chân trên núi lại cho rằng Đức thánh Trần giận nên bước đi qua sang làng mua nếp nhà đó là Côi Khê ở bên kia dãy núi. Do thời gian quá dài, nhiều sự kiện lịch sử hưng suy nên có nhiều thuyết cùng tồn tại.
Còn 1 vị nữa là Thành hoàng của Đông lí thôn (tên khác nữa của Dưỡng hạ) ông là Nguyễn Phù Ngừ, ông là thị vệ của cung vua phủ chúa thời vua Lê chúa Trịnh có tài chơi đàn bầu, làm siêu lòng công chúa Trịnh Ngọc Áng, nhưng công chúa được gả cho vua Lê, biết vậy sẽ bị mất mạng còn liên lụy đến nhiều người thân nên ông đã bỏ trốn, lui về núi Thiên dưỡng tránh truy sát, ông chèo lên quèn lưng đổm Nhang Án (đỉnh cao nhất của dãy núi Thiện Dưỡng), trên một tấm đá phẳng rộng ở đó, và ông mất, dân Đông lí thôn hàng năm có tục “chiếu hoa đắp xương trắng” cho ông.
Còn về bà chúa Ngọc Áng lấy vua Lê nhưng không có con, bà tìm về Thiên Dưỡng xây chùa dựng tháp đá (Chùa Tháp nay), câu thơ của ông đồ nho làng, Vũ Văn Bật viết “Trèo lên non lĩnh cao xanh – trông lên chùa tháp có thành tiên xây” hẳn là nhắc đến tích này, “non lĩnh cao xanh” là đổm cao Nhang Án nơi ông Phù Ngừ tránh nạn và mất, nhìn lên chùa tháp tức nơi nàng Ngọc Áng dựng chùa, tháp tu hành, tình duyên ngang trái không hợp với tư tưởng xã hội đối người con gái thời bấy giờ (tham khảo thêm văn bia khắc trên vách đá ở chùa tháp).
Lại nói về nơi mất của vị Thành hoàng Phù Ngừ, qua lời kể của người địa phương và tôi có gặp ông chủ mỏ khai thác đá ở đây, người đã lập ban thờ cúng nhỏ sau những mất mát về người và của khi khai phá đá quèn có phiến đá trên.
Kính thưa quý vị, sau sự kiện chính trị ngày 2 tháng 10 (Đoàn ĐBQH tỉnh NB làm việc với xã có núi) vừa qua tạm thời Nhang Án được an toàn, nhưng để yên tâm lâu dài núi cần được công nhận, xếp hạng di tích, bảo vệ bằng luật di sản văn hóa. Cảm ơn quý vị đã truyền cảm hứng, sự quan tâm nhất là của những người đã cung cấp tư liệu mà tôi vẫn coi đây như một sự sắp đặt nào đó nên vậy. Và có gì tôi lại báo cáo lại cho tất cả mọi người và cả những người không quan tâm tôi cũng báo, đây là việc lớn ! đúng với ý kiến rằng “lợi ích về mặt giáo dục truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc, tâm linh thì nhiều khi không đo đếm được ngay”. Nhờ hiệu ứng lan tỏa tích cực mà mọi việc thuận lợi, nhanh chóng về mọi mặt. Người dân phấn khởi lắm nhưng cũng phản ảnh lại trước khi 1 đơn vị khai thác đá rút thiết bị xuống khỏi Nhang Án họ đã làm sập đi cửa một cái hang Luồn, người dân báo tôi, cá nhân tôi cũng chỉ biết báo lại cho quý vị, trong số quý vị nhiều người còn là cán bộ đang phụ trách quản lý văn hóa, hãy có phương án bảo tồn tránh những sự việc đáng tiếc.
Trân trọng ! Hoa Lư 11.11.2017