18/06/2018, 17:03

Họ Lý Tinh Thiện một họ Lý gốc Việt mới phát hiện ở Hàn Quốc

Lý Nghĩa Mẫn Phan Huy Lê Trong mấy năm nay, dư luận Việt Nam đã biết một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc thường gọi là họ Lý Hoa Sơn. Tổ của họ Lý này là Hoàng thúc Lý Long Tường nhập cư vào vương diện của họ Lý này là ông Lý Xương Căn thuộc đời thứ 31 kể từ vua Lý Thái Tổ, cùng nhiều con ...

신숭겸장군 영정.jpg

Lý Nghĩa Mẫn

Phan Huy Lê

Trong mấy năm nay, dư luận Việt Nam đã biết một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc thường gọi là họ Lý Hoa Sơn. Tổ của họ Lý này là Hoàng thúc Lý Long Tường nhập cư vào vương diện của họ Lý này là ông Lý Xương Căn thuộc đời thứ 31 kể từ vua Lý Thái Tổ, cùng nhiều con cháu ở Hàn Quốc đã nhiều lần về thăm cố quốc và làng quê Đình Bảng.

Gần đây Giáo sư Pyon Hong Kee (Phiếu Hoằng Cơ), một chuyên gia nghiên cứu tộc phả nổi tiếng của Hàn Quốc, phát hiện thêm một dòng họ Lý gốc Việt thứ hai thường gọi là họ Lý Tinh Thiện. Cuối tháng 10 năm nay, theo sự giới thiệu của ông Nguyễn Phú Bình, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, Giáo sư sang thăm Việt Nam để công bố kết quả nghiên cứu của mình. Tôi đã có dịp được tiếp và trao đổi với giáo sư và phát hiện này trên cở sở những tư liệu có liên quan do GS thu thập và mang sang Việt Nam. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức một cuộc tọa đàm tại Bảo Tàng Cách mạng Việt Nam ngày 30-10 để GS trình bày phát hiện của GS trước hơn 20 nhà sử học, dân tộc học, bảo tàng học và nghiên cứu tộc phả Việt Nam. Sau đó, chiều ngày 31-10, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức một cuộc gặp gỡ tại Đại giảng đường 19 Lê Thánh Tông để GS công bố kết quả nghiên cứu và phát hiện dòng họ Lý Tinh Thiện trước các nhà khoa học và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình Việt Nam.

Theo GS Pyon Hong Kee, tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Dương Côn (Lee Yang – Kon) nhập cư vào Cao Ly hồi đầu thế kỷ 12. Gia phả của dòng họ mang tên “Tinh Thiện Lý thị tộc phổ” đang được lưu giữ lại Thư viện Quốc gia ở Seoul cho biết Lý Dương Côn tự Nguyên Minh, là Hoàng tử thứ ba con vua Lý tên là Càn Đức được nhà Tống phong là Nam Bình Vương. Đối chiếu với chính sử Việt Nam, có thể các định đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1128) tên là Càn Đức, con trưởng vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và nguyên phi Ỷ Lan. Theo chính sử, vua Lý Nhân Tông có ba hoàng hậu nhưng không có con trai và năm 1117 lập Lý Dương Hoán (1116-1138) là con trai của Sùng Hiền hầu, em ruột vua, làm Hoàng thái tử. Năm 1127, sau khi vua Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi tức vua Lý Thần Tông (1128-1138). Gia phả họ Lý Tinh Thiện chép Dương Côn là con trai thứ ba của vua Lý Càn Đức, phải hiểu là con nuôi của nhà vua và là em của Lý Dương Hoán tứ Lý Thần Tông. Nhưng ở đây có sự việc chưa rõ là theo chính sử, cho đến năm 1112, Sùng Hiền hầu vẫn chưa có con trai, phải đi cầu tự và nhờ phép lạ của sư Từ Đạo Hạnh mới sinh được Dương Hoán coi như hóa thân của Từ Đạo Hạnh. Trong lúc đó, vì không có con nối dõi nên nhà vua nuôi con trai của nhiều hoàng thân như Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Vậy Dương Côn là con trai của Sùng Hiền hầu hay của một hoàng thân khác? Tất nhiên tên Dương Côn cho thấy có nhiều khả năng ông là em của Dương Hoán, con trai thứ ba của Sùng Hiền hầu, tuy trong chính sử ghi chép tên một người con trai trưởng của Sùng Hiền hầu là Dương Hoán.

Sau khi nhập cư vào Cao Ly, cháu đời thứ 6 là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Uimin) trở thành một nhân vật lịch sử được chính sử Cao Ly ghi chép rõ ràng. Theo “Cao Ly sử”, ông là người khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, được tuyển vào quân đội bảo vệ kinh thành. Vua Cao Ly lúc đó là Nghị Tông (Ui-Jong, 1146-1170) yêu mến ông, phong làm Biệt tướng.

Bấy giờ, sau cuộc kháng chiến lâu dài chống nạn xâm lược của Khiết Đan, trong vương triều Cao Ly thế lực võ quan rất mạnh và giữ vai trò chi phối. Năm 1170, tướng Trịnh Trọng Phu (Jeong Jung-bu) cầm đầu một phái võ quan làm chính biến, phế vua Nghị Tông, lập vua Minh Tông (Myeong-jong, 1170-1197). Nhưng các thế lực đối lập khởi binh chống đối quyết liệt. Lý Nghĩa Mẫn là phụ tá thân cận của Lý Trọng Phu, nhiều lần cầm quân đánh bại những cuộc nổi dậy đó và lần lượt được phong Trung lang tướng, Tướng quân, Đại tướng quân (1173), Thượng tướng quân (1174), Tây bắc lộ binh mã sứ (1178).

Dưới triều Minh Tông, các phe phái võ quan thâu tóm quyền hành và tranh giành nhau, đặt nhà vua vào vị trí danh nghĩa. Năm 1179 phái võ quan do Khánh Đại Thăng (Kyung Dae- Seung) cầm đầu giết Trịnh Trọng Phu, nắm quyền chuyên chế. Năm 1181, Lý Nghĩa Mẫn tuy giữ chức Hình bộ Thượng thư Thượng tướng quân, nhưng thuộc phái Trịnh Trọng Phu nên bị Khánh Đại Thăng nghi ngờ và luôn luôn phải lo đề phòng rồi cáo bệnh lui về quê. Vua Cao Ly nhiều lần mời tham chính, nhưng Lý Nghĩa Mẫn vẫn không về triều.

Sau khi Khánh Đại Phu chết, vua cao Ly sợ nổi loạn nên sai sứ mời ông vào điện bệ kiến. Từ đó ông phò tá Minh Tông, được phong làm tư không tả bộ xã, năm 1190 làm Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự nắm quyền hành như tể tướng, đứng đầu chính quyền quân sự Cao Ly trong 14 năm (1183-1196). Tình hình trong triều cũng như trong xã hội của Cao Ly lúc bấy giờ rất phức tạp và hỗn loạn. Năm 1196 một phái quân sự do Thôi Chung Hiến (Choi Chung-Heon) cầm đầu giết Lý Nghĩa Mẫn để đoạt quyền. Ba con trai của ông là Lý Chí Quang đều là võ tướng đều bị giết hại, trừ người con gái là Lý Hiền Bật. Gia đình Lý Nghĩa Mẫn bị tuyệt, nhưng dòng họ Lý được kế tục nhờ gia đình người anh của Lý Nghĩa Mẫn.

Lý Nghĩa Mẫn là võ tướng đã một thời cầm đầu chính quyền quân sự của vương quốc Cao Ly. Phát hiện của GS chính sử với gia phả họ Lý Tinh Thiện để chứng minh rằng tổ của dòng họ Lý Nghĩa Mẫn là Lý Dương Côn, một hoàng tử triều Lý (1010-1225) ở Việt Nam. Tinh Thiện là quê hương của dòng họ Lý, thuộc đạo Giang Nguyên của Hàn Quốc ngày nay.

Dựa trên “Cao Ly sử” và “Tinh Thiện Lý thị tộc phó” phát hiện của GS Pyon Hong Kee là một tìm tòi, khám phá có cơ sở khoa học. Tuy nhiên xung quanh phát hiện này cũng còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và xác minh:

– Cũng như trường hợp Lý Long Tường, chính sử của ta không ghi chép gì về Lý Dương Côn. Sự ghi chép thiếu sót của chính sử là việc bình thường, nhưng cũng cần tra cứu trong những nguồn tư liệu khác may ra tìm thấy dấu vết nào đó của nhân vật này.

– Lý do ra đi của Lý Dương Côn chưa rõ ràng. Gia phả chỉ ghi rất chung chung là để “tránh quốc loạn”. GS Pyon Hong Kee giải thích là có thể do sự đe dọa của nước Kim. Năm 1115 nước Kim thành lập và trở thành mối đe dọa lớn đối với triều Tống và năm 1227 triều Bắc Tống diệt vong, nhưng tình hình đó không có ảnh hưởng trực tiếp đến triều Lý của Đại Việt. Theo tôi nên tìm lý do trong những mối quan hệ và tranh giành phức tạp trong cung đình khi vua Lý Nhân Tông không có con trai, phải chọn một trong số con nuôi làm Hoàng thái tử nối ngôi.

– Theo gia phả, Lý Dương Côn sang Cao Ly vào đầu thế kỷ 12 và Lý Nghĩa Mẫn thuộc đời thứ 6 bị giết hại năm 1196. Như vậy trong vòng một thế kỷ có đến sáu đời. GS Pyon cũng thấy khoảng cách giữa các đời như vậy chưa hợp lý, nhưng cho rằng gia phả ghi chép rất cụ thể, không thể bác bỏ được. Chúng ta không loại trừ những trường hợp đặc biệt và trong thực tế cũng đã có gia đình “tam đại, tứ đại, ngũ đạo đồng đường”, nhưng cũng phải xem xét lại sự ghi chép của gia phả có thể có sự nhầm lẫn.

Tôi rất trân trọng lao động khoa học và phát triển của GS Pyon. Cần nói thêm là về dòng Lý Hoa Sơn, GS Pyon cũng góp phần chứng minh tính xác thực của “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”  và từ đó, có thể tin được nhân vật Lý Long Tường dù chính sử của Hàn Quốc và Việt Nam không ghi chép. Theo gia phả đời thứ 12 có Lý Thọ Phúc đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tý dưới triều vua Trung Tông. GS Pyon nghiên cứu lịch sử khoa cử và xác nhận đó là sự thật. “Hàn Quốc khoa cử sử” là một công trình nghiên cứu rất công phu của GS.

Hai dòng họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc đều bắt nguồn từ học Lý Đình Bảng ở Việt Nam và do hai hoàng tử vua Lý di cư sang vương quốc Cao Ly lập nên vào thế kỷ 12 và 13. Cả hai dòng họ này đều sớm hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng cư dân Hàn Quốc và có những nhân vật có nhiều cống hiến trong lịch sử Hàn Quốc, phản ánh 

Nguồn bài đăng

0