24/06/2018, 17:04

Đề thi thử THPT Quốc gia – Đề số 3 – Lịch sử 10

ĐẾ SỐ 03 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của ASEAN. Theo em, tổ chức này đã và đang phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình hướng tới cộng đồng ASEAN năm 2015? Câu 2. (2 điểm) Trong tình hình lịch sử ...

ĐẾ SỐ 03

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của ASEAN. Theo em, tổ chức này đã và đang phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình hướng tới cộng đồng ASEAN năm 2015?

Câu 2. (2 điểm)

Trong tình hình lịch sử như thế nào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đề ra chủ trương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình? Nêu tác dụng của chủ trương ấy.

Câu 3. (3 điểm)

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) có đoạn viết:
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
(Lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2008, trị.131)
a) Tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ được thể hiện như thế nào qua cuộc chiến đấu ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16?
b) Phát biểu suy nghĩ của em về một số biểu hiện của tinh thần nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 4. (2 điểm)

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả và ý nghĩa lịch sử.

HƯỚNG DẪN

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của ASEAN. Theo em, tổ chức này đã và đang phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình hướng tới cộng đồng ASEAN năm 2015?

a) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của ASEAN.
– Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát trịển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau đế cùng phát trịển.
+ Muôn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc biên ngoài đốĩ với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương địang bi sa lầy và nguy cơ thất bại là không trịánh khỏi.
+ Những tổ chức hợp tác mang tính chất khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là sự thành công của khối th trường chung châu Âu (EEC) đã cổ vũ rất lớn đối với các nước Đông Nam Á.
+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Côốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaysia, Xingapo, Philippin và Thái Lan.
– Mục tiêu: thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên cơ sở duy trì hoà bình, ổn định khu vực.
b) Theo em, tổ chức này đã và đang phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình hướng tới cộng đồng ASEAN năm 2015?
Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình để trình bày yêu cầu đặt ra như: Sự chênh lệch trình độ phát triển, sự tranh chấp về lãnh thổ, biên giới giữa các nước trong khu vực…; sự chênh lệch trình độ phát triển, sự tranh chấp về lãnh thổ, biên giới giữa các nước trong khu vực…; sức mạnh của ASEAN là sức mạnh đoàn kết, các nước cần hài hoà lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực…; Đối diện với những thách thức an ninh khu vực (biển đảo, khí hậu, môi trường)…; Các cường quốc như Mĩ, Trung Quốc… tăng cường can dự vào khu vực (Trung Quốc viện trợ cho Lào, Campuchia, vận động Mianma)…

Câu 2. Trong tình hình lịch sử như thế nào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đề ra chủ trương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Nêu tác động của chủ trương ấy,

a) Trong tình hình lịch sử như thế nào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đề ra chủ trương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
– Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
– Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
– Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa.
– 0 Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 – 1933) vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, thực dân Pháp lại tiến hành một chiến dịch khủng bố để đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đời sống chính trị và kinh tế rất căng thẳng. Yêu cầu của của mọi tầng lớp xã hội là các quyền tự do, dân chủ, dân sinh và cải thiện đời sống.
b) Tác dụng của chủ trương
– Đã tạo nên một phong trào đấu tranh dân chủ rộng lớn của quần chúng từ năm 1936 – 1939 với nhiều hình thức đấu tranh phong phủ, địa dạng. BẰng sức mạnh của nhân dân, buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt về dân sinh, dân chủ.
– Từ trong phong trào đấu tranh, quần chúng nhân dân được giác ngộ về chính trị, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng, đội ngũ cán bộ Đảng viên được rèn luyện và trưởng thành. Đảng rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như hạn chế trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

Câu 3. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) có đoạn viết:
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ

                                                                                               (Lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2008, trị.131)

a) Tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ được thể hiện như thế nào qua cuộc chiến đấu ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16.
– Ở Hà Nội, 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân khiêng bàn ghế, tủ, hạ cây cối làm thành chướng ngại vật để ngăn địch.
– Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Nhà Bưu điện, chợ Đồng Xuân… Khẩu hiệu: quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
– Sau 2 tháng chiến đấu kiện cường, ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.
– Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều xe cơ giới, máy bay… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ kháng chiến an toàn.
– ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.
– Quân dân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên nhiều tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần.
Như vậy, cuộc chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16 đã thể hiện rõ tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
b) Phát biểu suy nghĩ của em về một số biểu hiện của tinh thần nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Học sinh hướng vào một số biểu hiện như: Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua xây dựng đất nước giàu mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; có những biện pháp để làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình…

Câu 4. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả và ý nghĩa lịch sử,

a) Hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự:
– Giống nhau:
+ Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược (đông – xuân 1953 – 1954 và Xuân 1975).
+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng (trong chiến dịch Điện Biên Phủ) và Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật (chiến dịch Hồ Chí Minh).
+ Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.
– Khác nhau:
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra khi có Hiệp định Pari.
+ Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch Điện Biên Phủ rừng núi; Chiến dịch Hồ Chí Minh đồng bằng và thành phố.
+ Phương châm: Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch Hồ Chí Minh thân tộc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
+ Thời gian: Chiến dịch Điện Biên Phủ dài hơn so với chiến dịch Hồ Chí Minh…
+ Hình thức: Chiến dịch Điện Biên Phủ tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch Hồ Chí Minh kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng…
+ Đối tượng tiến công: Chiến dịch Điện Biên Phủ chủ yếu là quân viễn chính Pháp; Chiến dịch Hồ Chí Minh chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân MI đã rút hết về nước).
b) Kết quả -ý nghĩa
– Giống nhau: Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc…
– Khác nhau:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào y chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghi Giơnevơ, kết thúc chiến tranh.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, 30 năm giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0