24/06/2018, 17:03

Chuyên đề 4: Đặc điểm và công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung – Lịch sử 12

1. Đặc điểm: – Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở địa phương trở thành phong trào rộng lớn trong cả nước. – Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ tại một địa phương nhỏ đó là Quy Nhơn (1771), sau đó phát triển nhanh chóng trở thành phong trào rộng lớn, lật đổ chính quyền Nguyên, làm chủ Đàng Trong (1777). ...

1. Đặc điểm:

– Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở địa phương trở thành phong trào rộng lớn trong cả nước.
– Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ tại một địa phương nhỏ đó là Quy Nhơn (1771), sau đó phát triển nhanh chóng trở thành phong trào rộng lớn, lật đổ chính quyền Nguyên, làm chủ Đàng Trong (1777). Tiến lên đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785). Sau đó tiến ra Bắc Hà tiêu diệt vua Lê Chúa Trình (1786) và đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh (1789).
Phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào nông dân duy nhất trở thành phong trào giải phóng dân tộc. Kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp và tính dân tộc. Phong trào nông dân Tây Sơn sớm được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Công lao:

– Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm:
+ Từ năm 1773 – 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Qui Nhơn, đánh chiếm Phủ Xuân (Huế) và đánh chiếm Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu bịểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
-Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trình:
+ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trình bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền Chúa Trình bị sụp.
+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
– Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh:
+ Với chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Địa quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
=> Như vậy, để thống nhất đất nước, quân Tây Sơn không chỉ tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài mà còn đánh tan quân xâm lược ở Mạn Nam và quân xâm lược tranh ở Mạn Bắc. Công lao to lớn của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước gắn với giành độc lập cho dân tộc.

3. Vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh

* Nguyễn Huệ – Quang Trung:
– Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, sinh năm Qúy Dậu (1753). Nguyễn Huệ là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, đã đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc.
– Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược Thanh. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế niên hiệu Quang Trung

* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung:
– Có công to lớn trong cuộc đập tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm.
– Có công to lớn trong việc đem quân ra Bắc lật nhào Chúa Trình chuyên quyền, tổn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Trình.
=> Như vậy, Nguyễn Huệ – Quang Trung vừa có công lao to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0