Chuyên đề 3: Những yếu tố đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV – Lịch sử 12
– Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người dân. Khi có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước đó được phát huy cao độ, nhân dân ta không sợ hi sinh, gian khổ quyết tâm đánh bại kẻ thù. + Tinh thần yêu nước thế hiện trong lực lượng lãnh đạo cuộc ...
– Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người dân. Khi có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước đó được phát huy cao độ, nhân dân ta không sợ hi sinh, gian khổ quyết tâm đánh bại kẻ thù.
+ Tinh thần yêu nước thế hiện trong lực lượng lãnh đạo cuộc kháng chiến như Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ trước sức mạnh như vũ bão của quân thù đã không hề lo sợ, luôn nêu cao tinh thần quyết thần quyết tâm chiến đấu. Trần Bình Trọng thà chết không đầu hàng giặc. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn.
+ Lê Lợi, Nguyễn Trãi linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã trải qua bao nhiêu khó khăn nguy hiểm, anh dũng chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.
+ Các chiến thắng Như Nguyệt thời Lý, Vạn Kiếp, Bạch Đằng thời Trần, Chi Lăng – Xương Giang thời Lê đều bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
– Tinh thần đoàn kết, đoàn kết cũng là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành từ lâu trong lịch sử dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhân dân ta đã thực hiện tới đoàn kết toàn dân.
+ Đoàn kết với nhân dân, xuất phát từ quan điểm coi trọng vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân. Thời Lý, Trần trước khi có giặc triều đình đều hỏi ý kiến nhân dân về kế sách giữ nước.
+ Đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo, thời Lý, Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt đã biết gạt lợi ích riêng, thù riêng mà đoàn kết lại. Thời Trần, Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn có sự bất đồng nhưng đều biết xem quyền lợi dân tộc làm trọng, đã vì nước mà đoàn kết, ra sức chống giặc.
+ Đoàn kết trong quân đội, Trần Quốc Tuấn nói: cốt dùng được bình phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới có thể đánh được. Nguyễn Trãi nói: tướng bình cùng nhau chén rượu ngọt ngào.
+ Đoàn kết giữa các dân tộc anh em cùng nhau chung một đất nước. Trong quá trình kháng chiến nhân dân các dân tộc miền núi đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp chống Tống, Nguyên, Minh
_ Có bộ tham mưu tài giỏi, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, chủ động, linh hoạt
+ Thời Tiền Lê, bố trí trận địa mai phục, đợi giặc ở vùng Đông Bắc.
+ Thời Lý, với kế sách Tiên phát chế nhân thể hiện tính sáng tạo chủ động, quyết tâm cao của quân dân nhà Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt.
+ Thời Trần, ta chủ động rút quân để bảo toàn lực lượng, nhử địch vào sâu, phân tán quân địch, làm cho địch bị tiêu hao mệt mỏi, dần dần thay đổi lực lượng có lợi cho ta, đưa địch vào thế bị động bất lợi, ta tổ chức phân công giành thắng lợi quyết định.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn, với tư tưởng lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân thay cho cường bạo nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân mà còn phân hoá được lực lượng kẻ thù, đẩy quân địch vào thế bị động, rồi bố trí mai phục đánh bất ngờ.
-Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh xuất sắc
+ Nghệ thuật tiến công và phân công (Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo).
+ Nghệ thuật rút lui và phòng ngự (Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải).
+ Xây dựng và sử dụng lực lượng với ba thứ quân (quân chính qui, quân địa phương, dân bình).
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12