24/06/2018, 17:02

Câu hỏi ôn tập Lịch sử thế giới từ năm 1945- nay (Phần 1) – Lịch sử 12

Câu 1. Hãy nêu hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945). Hệ quả của những quyết định đó. HƯỚNG DẪN * Hoàn cảnh: – Đến năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối với cuộc tấn công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về ...

Câu 1. Hãy nêu hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945). Hệ quả của những quyết định đó.

HƯỚNG DẪN
* Hoàn cảnh:
– Đến năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối với cuộc tấn công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về BÉclin. Nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới mới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận.
– Trong bối cảnh đó, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4- 11/02/1945. .
* Những quyết định:
– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh đã kết thúc ở châu Âu.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
* Hê quả:
– Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn tới sự hình thành một trật tự thế giới mới, được gọi là: Trật tự hai cực Ianta.

Câu 2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Kể tên các cơ quan của Liên hợp quốc. Cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình an ninh thế giới?

HƯỚNG DẪN
* Mục đích:
– Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

* Nguyên tắc:
– Binh đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và các quyền tự quyết của các dân tộc.
_ Tổn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính tri của tất cả các nước.
– Không được can thiệp vào công việc nội bố của biất ki nước nào.
– Giải quyết quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà binh.
– Chung sống hoà binh và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp, Trung Quốc).
* Các cơ quan:
– Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quân thác, Toà án Quốc tế, Ban Thư kí.
* Cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình an ninh thế giới là Hội đồng Bảo an.

Câu 3. Hãy nêu những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70. Những thành tựu đó có ảnh hưởng đến các nước như thế nào?

HƯỚNG DẪN
* Vài nét về hoàn cảnh:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bi chiến tranh đã tàn phá nặng nề: 27 triệu người chết, 1.710 thành phô và hơn 70.000 làng mạc bi tiêu huý, gần
32.0 nhà máy, xí nghiệp bi tàn phá.
– Nhưng với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kê hoạch 5 năm khội phục kinh tế (1946 – 1950) trong 4 năm 3 tháng.
* Những thành tưu chính:
Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất — kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.
– Về công nghiệp: đến giữa những năm 1970 Liên Xô trở thành cưòng quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
– Về nông nghiệp: riêng 1970 Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ côíc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ côc.
– Về khoa học – kĩ thuật: năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trải Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ triụ của loài người. Năm 1960 đưa nhà du hành vũ triụ Gagarin bay vòng quanh Trải Đất.
– về xã hội: có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao đông trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước:
– Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở A, Phi, Mĩ La tinh.
– Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.

Câu 4. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật và chính trị – quân sự được thể hiện như thế nào?

HƯỚNG DẪN
* Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật thể hiện trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV):
– Ngày 8/1/1949, Hội đồng Tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước Cộng hoà Dân chủ Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hoà Cuba (1972), Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1978).
– Hội đồng Tương trợ kinh tế ra đòi đã củng cố, hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bố về kinh tế và kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của các thành viên.
Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã có những đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên.
Trong quá trình hoạt động, khối SEV có những hạn chế như khép kín, không hoà nhập với kinh tế thế giới…
* Quan hệ hợp tác chính trị – quân sự được thể hiện trong TỔ chức Hiệp ước Vácsava:
– Ngày 14/5/1955, các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, thoả thuận cùng nhau kí Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác và tương trợ với thời hạn 20 năm nhằm duy trì hoà bình, an ninh châu âu, củng cố tinh hữu nghi, sự hợp tác và sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
– Với các hoạt động của mình, tổ chức Hiệp ước Vácsava trở thành một đối
trọng với NATO, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh ở châu âu và thế giới.

Câu 5 Nêu những nét chính về Liên bang Nga trong thời gian 1991 – 2000.

HƯỚNG DẪN
– Về kinh tế từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga, cố gắng đưa đất nước đi vào kinh tế th trường.
– về chính trị, sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phải, tháng 12/1993 bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành.
– Về mặt đối ngoại, trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
– Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống Putin cố gắng phát triển kinh tế, củng cố nhà nước pháp quyền, ổn định tinh hinh xã hội và nâng cao v thế quốc tế của nước Nga.

Câu 6. Trình bày diễn biến của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 — 1949). Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào

HƯỚNG DẪN
* Trình bày diễn biến:
– Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946 – 1949).
– Ngày 20/7/1946, Tưởng Giới Thạch phát đông cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.
– Từ tháng 7/1946 – 6/1947, Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn này, Quân giải phóng chuyển sang phân công, tiến quân vào các vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
– Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bố lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giối Thạch thất bại, phải tháo chạy ra Đài Loan.
– Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tich Mao Trạch Đông.
* Ý nghĩa:
– Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
– Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
– Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Câu 7. Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000.

HƯỚNG DẪN
* Nội dung cơ bản:
Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (tháng 9/1982), đặc biệt là Đại hội XIII (tháng 10/1987) của Đảng. Nội động cơ bản của đường lối cải cách:
– Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
– Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kê hoạch hoá tập trung
sang kinh tế th trường xã hội chủ nghĩa, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ
nghĩa xã hội mạng màu sắc Trung Quốc.
– Thực hiện mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
* Những thành tưu chính:
– Khoa học – kĩ thuật, văn hoá và giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng.
– Năm 1964, Trung Quốc thử thành công biom nguyên tử.
– Từ tháng 11/1999 đến tháng 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu Thần Châu và ngày 15/10/2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Lợi Vi đã bay vào không gian vũ trụ.

Câu 8. Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

HƯỚNG DẪN

Thời gian Sự kiện
Tháng 10/1949 Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập.
Tháng 5/1948 Nhà nước Đại Hàn Dân quốc thành lập.
Tháng 9/1948 Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
Từ tháng 6/1950 – 7/1953 Nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên.
Nửa sau thế kỉ XX Đông Bắc Á đã đạt được sự trưởng thành nhanh chóng về kinh tế Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành những con rồng kinh tế ở châu Á. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cuối thập niên 90 thế kỉ XX Hồng Công và Ma Cao trở về chủ quyền của Trung Quốc.
Đầu thế kỉ XXI Kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

Câu 9. Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân đàn Lào từ năm 1945 đến năm 1954. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện như thế nào?

HƯỚNG DẪN
* Tóm tắt:
– Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, Chính phú Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
– Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của minh.
– Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tinh nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
– Hiệp đinh Giơnevơ (1954), Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
* Mối quan hệ:
– Ngày 11/3/1951, liên minh Việt – Miền – Lào thành lặp, biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.
– Từ ngày 8/4/1953 – 18/5/1953, liên quân Việt — Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxali.
– Trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, liên quân Việt – Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch đế làm phá sản bưốc đầu kê hoạch Nava. Cụ thể:
+ Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt – Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.
+ Cuối tháng 1/1954, liên quân Việt – Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phongxali, uy hiếp Luôngphabăng.
– Trong chiến dịch Điện Biên Phú, do bi án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào được giải phóng nên khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút chạy sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị cô lập.

– Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phú ở Việt Nam, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào.

Câu 10, Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1954 -1975. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến đó.

HƯỚNG DẪN
* Những nét chính:
– Ngay sau khi Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương vừa kí kết, Mĩ đã lập tức hất cẳng Pháp, âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới. Từ đây, nhân dân Lào lại phải cầm súng chống kẻ thù mới là đế quốc Mĩ.
– Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cuộc đấu tranh của nhân dân Lào diễn ra cả trên ba mặt trận: quân sự – chính tri – ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi.
– Nhân dân Lào lần lượt đánh bại các kê hoạch chiến tranh của Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng với 4/5 đất đại.
– Tháng 2/1973, Hiệp đinh Viêng Chăn về lập lại hoà binh và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
– Từ tháng 5 – 12/1975, quân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
– Ngày 2/12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập.
* Y nghĩa:
– Kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, đưa nước Lào bước sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.
– Góp phần làm thất bại âm mưu quốc tế hoá chiến tranh của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.

Câu 11. Lập bảng thống kê nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 – 1975. Nêu những sự kiện lịch sử thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1975.

HƯỚNG DẪN

Giai đoạn Nội đông chính
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) – Đầu tháng 10/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống tri Campuchia. Nhân dân Campuchia tiên hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
–       Ngày 9/11/1953, Chính phú Pháp đã kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.

–       Năm 1954, Chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

 Thời kì thực hiện đường lối trung lập (1954- 1975) Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, chính phú Xihạnúc thực hiện đường lối hoà binh trung lập, không tham gia biất ki khối liên minh quân sự hoặc chính tri nào; tiếp nhận viện triợ từ mọi phía, không có điếu kiện ràng buộc.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975) –      Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18/3/1970 của thế lực tay sai Mĩ, Campuchia bị kéo vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.

–           Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bố đội tinh nguyện Việt Nam, đã phát triển nhanh chóng. Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnổm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.

Thời kì chống tập đoàn Khơme đỏ (1975-1979) –      Sau năm 1975, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu.

–         Nhân dân Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy lật đổ tập đoàn Khơme đỏ. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

Thời kì nội chiến (1979- 1991) –       Từ năm 1979 ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng với các phe phải đối lập, chủ yêu là lực lượng Khơme đỏ. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ, gây nhiều tổn thất cho đất nước.

–      Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thoả thuận hoà giải và hoà hợp dân tộc. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc Tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do N. Xihanúc làm quốc vương. Từ đó, Campuchia bước sang một thời kì mới.

Câu 12. Trình bày hoàn cảnh ra đời mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

HƯỚNG DẪN
* Hoàn cảnh:
– Sau khi giành được độc lập, các nước ở Đông Nam Á còn gặp nhiều khó khăn nên có nhu cầu hợp tác với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực biên ngoài đối với khu vực.
– Ngày 8/8/1967, Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốcc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
* Mục tiêu:
– Xây dựng các mối quan hệ hoà bình và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hoà bình, tự do, trung lập.
* Quá trình phát triển:
– Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non yêu. Sự hợp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có v trí trên trường quốc tế.

Mối quan hệ giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Việt Nam
– Trong thời kì chống Pháp (1945 – 1954):
+ Ngày 11/3/1951, liên minh Việt — Miên — Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.
+ Chiến thắng Điện Biên Phú (1954), buộc Pháp kí kết Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, trong đó có Campuchia.
– Trong thời kì chống Mĩ (1954 – 1975):
+ Trong hai ngày 24 và ngày 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp nhằm biểu th quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
+ Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân đội Sài Gòn.
+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam góp phần làm nên chiến thắng của quân dân Campuchia ngày 17/4/1975.

-Từ năm 1976 _ 1999, ASEAN có những bước tiến mới. Sự phát triển này được đánh  dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976 với việc kí Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
+ Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyến đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
– Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
+ Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và vấn đề Campuchia được giải quyết, tinh hinh chính tri khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới.
+ Ngày 22/7/1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN, và tháng 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
=>Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 năm thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông
Nam á thành khu vực hoà bình, ấn định để cùng phát triển.

Câu 13. Nội dung chính của Hiệp ước Bali tháng 2/1976? Mối quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức ASEAN

HƯỚNG DẪN
* Nội đông Hiệp ước Bali:
– Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực;
– Không can thiệp vào nội bộ của nhau;
– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau;
– Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
– Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
* Mối quan hệ:
Quan hệ Việt Nam – ASEAN được chia làm các thời ki sau:
– Thời kì 1967 – 1975: Đây là thời kì quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN có nhiều vấn đề phức tạp.
– Thời kì 1975 – 1989: Từ năm 1975 – 1979, Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt là năm 1976, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm, Việt Nam khẳng định muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đến cuối năm 1978, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được thiết lập và phát triển qua việc kí các hiệp định kinh tế, thương mại, khoa học — kĩ thuật, hàng không và hàng hải. Từ năm 1979 – 1989, quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương hết sức căng thẳng do vấn đề Campuchia.
– Thời kì 1989 — 1997: Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo phương pháp hoà bình, các nước ASEAN đã phát triển quan hệ song phương với Việt Nam. Ngày 22/7/1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN

Câu 14. Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân An Độ trong những năm 1945 – 1950.

HƯỚNG DẪN
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ.
– Tháng 2/1946, hai vạn thuỷ binh Bombay nổi dậy khởi nghĩa đòi độc lập. Cuộc nổi dậy ở Bombay đã kéo theo nhiều vụ nối dậy của các tầng lớp nhân dân An Độ ở nhiều nơi khác.
– Trước sức ép của phong trào đấu tranh đã làm cho thực dân Anh phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ và người Anh sẽ rời khỏi Ấn Độ trước tháng 7/1948.
– Trên cơ sở thoả thuận này, ngày 15/8/1947, Ân Độ đã tách thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan.
– Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn trong những năm 1948 – 1950. Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhân độc lập hoàn toàn
của Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.
– Sự thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ đánh đấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 15. So sánh các chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm sáng lập ASEAN. Nội dung, thành tựu và hạn chế của từng chiến lược

HƯỚNG DẪN

Tiêu chí so sánh Chiến lược kinh tế

hướng nội

Chiến lược kinh tế hướng ngoại
1. Thời gian bắt đầu Những năm 60 của thế kỉ XX. Những năm 60 — 70 của thế kỉ XX.
 

2. Mục tiêu

Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Thực hiện công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo
 

3. Nội dung

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy th trường trong nước làm chỗ dựa đế phát triển sản xuất. Thực hiện mở cửa nền kình tế, thu hút vốn và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá đế xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
4. Thành tựu Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, các nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo giải quyết nạn thất nghiệp,… Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
5. Hạn chế Thiếu nguồn vốn nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng quan liêu phát triển, đời sống lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được vấn để tăng trưởng với công bằng xã hội. Phụ thuộc vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí.

Câu 16. Hãy trình bày các điều kiện tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ năm 1945 -1954 Những khó khăn của châu Phi hiện nay

HƯỚNG DẪN
* Các điều kiện:
– Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tinh hinh quốc tế sau chiến tranh.
– Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yêu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi.
– Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc.
Tất cả các điều kiện đó đã cổ vũ các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi.

* Các giai đoạn:
– Giai đoạn 1945 – 1954:
+ Phong trào đấu tranh bùng nố sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh chiến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3/7/1952) lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập.
+ Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.
– Giai đoạn 1954 — 1960: Sau 8 năm kháng chiến kiện cường chống Pháp (1954 – 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
Từ nửa sau thập niên 50 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của thực dân châu Âu ở châu Phi nổi tiếp nhau ran rã, các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marôc, Xuđăng (1956); Gana (1957); Ghinê (1958).
– Giai đoạn 1960 – 1975:
+ Năm 1960, lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
+ Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ảnggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân BIồ Đào Nha, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
– Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay:
+ Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống tri thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người. Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđếdia đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabiuê (18/4/1980).
+ Tháng 3/1990, chính quyền Nam. Phi đã phải trao trả độc lập cho Namiba; sau đó, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc. Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ địa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (tháng 4/1994) ông Nenxơn Manđếla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hoà Nam Phi. Sự kiện đó đã đánh đấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy biất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
* Những khó khăn:
– Nhiều nước châu Phi còn nằm trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miền; đói nghèo, bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số; nợ nần và sự phụ thuộc vào nước ngoài…
– Tất cả những khó khăn đó đã và đang là thách thức lớn đối với nhân dân các nước châu Phi.

Câu 17 Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Cuba diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh đó

HƯỚNG DẪN
* Cuộc đấu tranh giành độc lập:
– Tháng 3/1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Chính quyền Batixta xoá bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phải chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước.
– Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài. Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy tấn công vào trại lính Môncađia. Cuộc tấn công bị thất bại. Phiđen Catxtơro và nhiều đồng chí của ông bị bắt giam.
– Năm 1953, Phiđen được trả tự do, nhưng bi trục xuất khỏi Cuba, đày sang Mêhicô. Tháng 11/1956, ông cùng 81 đồng chí đáp tàu vượt biển trở về nước.
– Tháng 12/1958, nghĩa quân đánh chiếm pháo đài án ngữ thủ đô La Habana. Batixta bỏ chạy ra nước ngoài.
– Ngày 1/1/1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
* Ý nghĩa:
– Có tác đông đông viên cổ vũ phong trào giải phóng trong khu vực.
– Xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.

Câu 18. Dưới tác động của cách mạng Cuba (1959), phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh phát triển như thế nào?

HƯỚNG DẪN
– Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cu ba, vào tháng 8/1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vị tiến bộ đế lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Cũng vì thế, từ thập niên 60- 70 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
– Cùng với những hinh thức biất công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bố, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là lục địa bùng cháy. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatemala, Côlômba, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo… đã diễn ra liên tục.
– Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, Mĩ phân kích can thiệp vào Grênađia, Panama, Nicaragoa; bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị Cuba.
– Nhìn chung bộ mặt khu vực Mĩ Latinh có nhiều biến đổi, một số nước trở thành nước cộng hoà mới

Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào Nguyên nhân của sự phát triển đó? Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất.

HƯỚNG DẪN
* Sự phát triển kinh tế:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện:
+ Tổng sản phẩm quốc dân tăng binh quân hàng năm là 9%.
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
+ Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 triữ lượng vàng thế giới
– Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
* Nguyên nhân:
– Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
– Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
– Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.
– Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
– Gác chính sách và biên pháp điều tiết của Nh,à nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
* Phân tích:
– Nguyên nhân quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đó là Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động. Mĩ là nước khởi xướng đầu tiên cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

Câu 20. Những biểu hiện về sự phát khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

HƯỚNG DẪN
– Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
~ Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiêu nhà khoa học nổi tieng của thế giới đã di cư sang Mĩ. Đầu tư cho giáo dục và nghện cứu khoa học ở Mĩ rất lớn.

– Mĩ là một trong những nước đi đấu trong cac lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự đông), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí (biom nguyên tử, biom khinh khí, tên lửa đạn đạo); chinh phục vũ triụ (đưa người lên Mặt triăng năm 1969, thám hiểm sao Hoả), và đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp…
– Những thành tựu đó không chỉ thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển, mà còn có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Phần 2: Chuyên đề 6: Lịch sử thế giới từ năm 1945- nay (Phần 2) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0