Câu hỏi ôn tập bài 38: Sự thành lập và tổ chức vương triều Nguyễn – Lịch sử 10
Câu 1. Trình bày sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng có ý nghĩa gì? Gợi ý làm bài a) Sự thành lập vương triều Nguyễn: – Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến ...
Câu 1. Trình bày sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài
a) Sự thành lập vương triều Nguyễn:
– Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn.
– Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.
– Tháng 6/1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.
– Ngày 21 – 6 – 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long. Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chám dứt.
– Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên Vương triều Nguyễn (180211945).
b) Tổ chức vương triều:
– Chính quyền trung ương:
+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai tậ từ trung ương tới các địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
+ Gia Long quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toởn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.
+ Dưới vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…
+ Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.
– Chính quyền địa phương:
+ Thời Gia Long, hai đầu đất nước là Bắc thành và Gia Định thành do Tông trán thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc; các trực dinh do triều đình cai quản.
+ Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tông trán, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tông và xã, thôn.
+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đôlcủa Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
-Luật pháp:
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành.
+ Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
– Quân đội:
+ Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.
+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vữ khí và là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.
c) Ý nghĩa cải cách của vua Minh Mạng:
– Thống nhất lại việc phân chia các đơn vị hành chính trong phạm vi cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia các tỉnh, huyện như ngày nay.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí đất nước từ trung ương đến địa phương; khai thác có hiệu quả các tiềm năng của mỗi tỉnh trong việc phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 2. Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn có những hạn chế gì?
Gợi ý làm bài
– Đối với Trung Quốc: nhà Nguyễn chủ trương thần phục nhà Thanh. Năm 1803, Gia Long cử sứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong. Năm sau, nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì công nạp.
– Đói với Cao Miên và Lao: các vua Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lao thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
– Đối với các nước phương Tây:
+ Trong giai đoạn đầu, Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.
+ Đến thời Minh Mạng (1820 1 1840), triều Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây, thậm chí bắt đầu thi hành chính sách đởn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”, ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất Việt Nam. Nhà Nguyễn ngày cởng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nôi suy kiệt khả năng tự vệ.
Câu 3. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào? Hãy đánh giá những cải cách hành chính của vua Minh Mạng.
Gợi ý làm bài
a) Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn:
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lây niên hiệu là Gia Long, lập nên Vương triều Nguyễn (1802 – 1945), đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
– Thời Gia Long:
+ Chính quyền trung ương: được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ. Vua là người đứng đầu triều đình và toởn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
+ Địa phương: chia cả nước thành ba vùng: Bắc thành (gồm các trán ở Bắc Bộ ngày nay), Gia Định thành (các tran thuộc Nam Bộ ngày nay) và các Trực dinh do triều đình trực tiếp cai quản (Trung Bộ ngày nay).
– Thời Minh Mạng:
+ Tổ chức bộ mấy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện… Cơ mật viện được Minh Mạng lập vào năm 1834, là cơ quan trọng yếu, có nhiệm vụ giúp vua giải quyết các công việc “quân quốc trọng sự”. Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.
+ Chính quyền địa phương: Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tông trân, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tông và xã, thôn.
+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đói của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
* Luật pháp: Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được sóạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
* Quân đội: Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ Ưu đãi. Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.
b) Đánh giá những cải cách hành chính của vua Minh Mạng
– Thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí đất nước, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế,…; làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện như ngày nay.
– Làm cho bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn.
– Tạo điều kiện cho nhà vua nắm mọi quyền lực tuyệt đối.
Câu 4. Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thời Nguyễn. So sánh bộ máy chính quyền thời Nguyễn với Lê sơ (về bản chất).
Gợi ý làm bài
- a) Quá trình hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thời Nguyễn:
– Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam.
– Chính quyền trung ương: được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ với sự gia tăng quyền lực của vua.
+ Gia Long quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới Vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ mấy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…
+ Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.
– Chính quyền địa phương:
+ Vua Gia Long chia đất nước thành ba vùng: Bắc thành (gồm các trán ở Bắc Bộ ngày nay), Gia Định thành (các trán thuộc Nam Bộ ngày nay) và các Trực dinh do triều đình trực tiếp cai quản (Trung Bộ ngày nay).
+ Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tông trân, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tông và xã, thôn.
– Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
b) So sánh bộ máy chính quyền thời Nguyễn với Lê sơ (về bản chất):
Nhìn chung, bộ máy chính quyền thời Nguyễn giống như thời Lê sơ. về bản chất, hai bộ máy chính quyền này đều mang tính chuyên chế trung ương tập quyền. Nhưng ở thời nhà Nguyễn tính chuyên chế được đẩy lên đến đỉnh cao với việc đặt lệ “Tứ bát”: không đặt chức Tể tướng, không lập Hoàng hậu, không lấy đỗ Trạng nguyên và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
Câu 5. Lập bảng so sánh về nhà nước Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV) với nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).
Gợi ý làm bài
Bảng so sánh về nhà nước Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV) với nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Thành lập | – Năm 1428, khởi nghĩa Làm Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long.
– Những năm 60 thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông (1460 1 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính. |
1 Năm 1802, sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính. |
Chính quyền trung ương | – Vua đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc; bãi bỏ các chức Tể tướng, Đại hành khiển.
-Thành lập sáu bộ, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. – Ngự sử đời, Hàn lâm viện được duy trì và có quyền hành cao hơn trước. |
– Thời Gia Long, vua đứng đầu, quyết định mọi yiệc. Dưới vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.
– Đến thời Minh Mạng, ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện… – Không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ vua. |
Chính
quyền địa phương |
Bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên đều cổ ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã. | – Vua Gia Long chia đất nước thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh do triều đình trực tiếp cai quản.
– Trong hai năm 1831 – 1832, Ị vua Minh Mạng chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn. |
|
Luật pháp | Ban hành một bộ luật mới với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. | Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền. | |
Quân đội | Tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ. | Xây dựng đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh), Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vũ khí và một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ. | r
ỹ ) g |
Câu 6.
a) Lập bảng so sánh chính quyền phong kiến thời Lê Thánh Tông với thời Minh Mạng theo mẫu sau:
Nội dung | Thời Lê Thánh Tông | Thời Minh Mạng |
Chính quyền trung ương | ||
Chính quyền địa phương | ||
Luật pháp | ||
Quân đội | ||
Chính sách đói ngoại |
b) Nhận xét bộ máy nhà nước thời Minh Mạng.
Gợi ý làm bài
a) Bảng so sánh chính quyền phong kiến thời Lê Thánh Tông với thời Minh Mạng:
Nộ1 dung | Thời Lê Thánh Tông | Thời Minh Mạng | |
– Vua đứng đầu, quyết định | – Vua đứng đầu triều đình và | ||
mọi việc. Các chức: Tổ tướng, | toởn quyền quyết định mọi công | ||
Đại hành khiển bị bãi bỏ. | việc hệ trọng của đất nước. | ||
Chính | – Sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, | 1 Ngoài sáu bộ, còn có các viện | |
quyền | Hình, Công) được thành lập, | và các cơ quan chuyên trách | |
trung ương | trực tiếp quản lí mọi việc và | như Đô sát viện, Nội các, Cơ | |
chịu trách nhiệm trước vua. | mật viện… | ||
– Ngự sử đời có quyền cao | |||
hơn trước. | |||
– Nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, | 1 Chia lại cả nước thành 30 tỉnh | ||
chia cả nước thành 13 đạo | và 1 phủ (Thừa Thiên). Các | ||
Chính | thừa tuyên. Mỗi đạo thừa | tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần | |
quyền | tuyên đều có ba ti phụ trách | phủ đứng đầu, nhưng đều trực | |
địa | các lĩnh vực quân sự, dân sự | thuộc chính quyền ứung ương. | |
phương | và kiện tụng. | 1 Dưới tỉnh là phủ, huyện, | |
1 Xã vẫn là đơn vị hành chính | châu, tông và xã, thôn. | ||
cơ sở. | |||
Ban hành một bộ luật mới với | Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi | ||
Luật pháp | tên gọi Quốc triều hình luật | là Luật Gia Long) gồm 398 điều, | |
(hay Luật Hồng Đức), gồm | đề cao quyền uy của Hoàng đế, |
hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. | triều đình; xử phạt rất hà khắc, Ị nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền. | |
Quân đội | Tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ. | Xây dựng đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh). Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vũ khí. |
Chính sách đôi ngoại | Quan hệ Việt – Trung cũng như với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp. | – Chủ trương thần phục nhà Thanh; bắt Cao Miên và Lao thuần phục.
– Khước từ dần những quan hệ với phương Tây. |
b) Nhận xét bộ máy nhà nước thời Minh Mạng:
– Bộ máy nhà nước thời Minh Mạng về cơ bản giống thời Lê Thánh Tông, nhưng cũng có những cải cách hơn.
– Bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10