Chuyên đề 1: Tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc – Lịch sử 12
– Từ thế kỉ I đến thế kỉ X, dân tộc ta phải đương đầu với ách thống trị của chế độ phong kiến phương Bắc, trong thời gian ấy, dân tộc ta luôn kiên trì đứng lên chống ngoại xâm để giành độc lập cho dân tộc, tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh bất khuất thể hiện tiêu biểu trong các cuộc khởi nghĩa ...
– Từ thế kỉ I đến thế kỉ X, dân tộc ta phải đương đầu với ách thống trị của chế độ phong kiến phương Bắc, trong thời gian ấy, dân tộc ta luôn kiên trì đứng lên chống ngoại xâm để giành độc lập cho dân tộc, tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh bất khuất thể hiện tiêu biểu trong các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí – Triệu Quang Phục, khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ và đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
* Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Đầu thế kỉ I, dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, cuộc sống của nhân dân Âu Lạc hết sức ngột ngạt. Bọn quan lại nhà Hán đua nhau cướp đất, cướp dân ở các làng mạc do Lạc tướng cai quản. Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú, thay cho Tích Quang, Tô Định tìm mọi cách trấn áp, khủng bố nhân dân và chèn ép các Lạc tướng ở các địa phương.
– Trước tình hình đó, nhân dân Âu Lạc đã nổi dậy khởi nghĩa. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
– Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, Hai Bà chiếm được Mê Linh (Vĩnh Phúc); rồi từ Mê Linh đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
– Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chỉ tồn tại trong ba năm nhưng nó đã mở ra một trang sử chói lọi cho dân tộc ta ở đầu công nguyên, làm chấn động cả cõi Nam.
– Thắng lợi này đã chứng minh một chân lí sáng ngời: một dân tộc dù nhỏ nhưng tự mình đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ số phận của minh thi không có sức mạnh nào tiêu diệt được dân tộc đó.
– Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn làm bùng lên một ngọn lửa của chí khí đấu tranh giành độc lập dân tộc không gì lay chuyển nổi. Ngọn lửa đó đã soi sáng phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc suốt 10 thế kỉ tiếp sau đó. Chính vì vậy sự nghiệp của Hai Bà Trưng còn vang vọng mãi đến ngày nay, công ơn của hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc in sâu trong kí ức của mọi thế hệ Việt Nam.
* Cuộc khởi nghĩa Lí Bí – Triệu Quang Phục và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân:
– Mùa Xuân năm 542, nhân lòng oán giận của nhân dân vì chế độ cai trị hà khắc bóc lột của nhà Lương, Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy ba tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được Châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Các cuộc phân công của quân Lương đều bị nghĩa quân đánh bại, chính quyền đô hộ bị lật đổ.
– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Đại Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập tự chủ ra đời.
– Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiến đem quân sang xâm lược. Lý Nam Đế rút quân về hồ Điền Trệt (Vĩnh Phúc), bị quân Lượng đánh phải rút về động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ) và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) tổ chức kháng chiến chống lại quân Lương. Cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ nhưng rất sáng tạo và anh dũng, kéo dài đến năm 550 thi kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).
– Năm 555, Lí Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) nổi lên chống lại Triệu Việt Vương và đến năm 571, bất ngờ đánh úp, cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua gọi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
– Cuộc khỏi nghĩa của Lý Bí – Triệu Quang Phục và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân đánh đấu một bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
– Mặc dầu chỉ tồn tại được 60 năm, nước Vạn Xuân độc lập là một sự cổ vũ lớn cho các thế hệ sau trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.
– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của tinh thần quốc gia dân tộc Việt Nam:
+ Trước hết, cuộc khởi nghĩa đã đoàn kết được các lực lượng phong kiến và giai cấp bị trị trong nước, đánh dấu sự trưởng thành về y thức chính trị của giai cấp phong kiến. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chứng tỏ sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc là nhân tố cơ bản để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
+ Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa rất to lớn, đây là nhà nước thứ hai sau nhà nước của Hai BÀ Trưng, nhưng nhà nước này có hình thái rõ ràng hơn. Đây cũng là bước tiến quan trọng của thời kì này, nó chứng tỏ ý thức sự thống nhất đất nước rất cao của dân tộc Việt Nam, nó làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
+ Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân là một niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nó sẽ là nguồn sức mạnh cổ vũ nhân dân ta sau này liên tục đấu tranh giành độc lập.
+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân là sản phẩm của gần 500 năm đấu tranh liên tục của nhân dân ta chống lại phong kiến phương Bắc. Nó là bước chuẩn bị cho sự ra đời của một quốc gia phong kiến dân tộc độc lập sau này.
* Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Du và cuộc kháng chiến của Ngô Quyền
– Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
+ Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tổng Bình giành quyền tự chủ. Triều đình nhà Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam. Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, Khúc Hạo lên cai quản đất nước. Ông thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, giảm nhẹ sự đóng góp của dân chúng.
– Ngô Quyền và chiến thắng BẠch Đằng năm 938
+ Năm 931, Dương Định Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của nam Hán. thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bi Kìều Công Tiễn giết đế đoạt chức Tiết độ sứ.
+ Tháng 10/938, Ngô Quyền đem quân đánh Kìều Công Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Sau khi giết xong Kìều Cồng Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.
+ Đoàn thuyền chiến Nam Hán nổi nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì cả. Bây giờ nước triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi quay chạy. Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phân công. Quân mai phục từ hai bên đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. BI quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vây đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoang Tháo bị giết tại trận.
+ Có được chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông BẠch Đằng năm 938 nhờ sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân. Nhờ tài mưu lược của Ngô Quyền trong việc sử dụng nghệ thuật thuỷ chiến.
+ Với chiến thắng BẠch Đằng của Ngô Quyền đã nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của dân tộc ta. Xác lập vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ.
– Chiến thắng BẠch Đằng năm 938 chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta bước vào thời kì mới – thời kì độc lập tự chủ:
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 983 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc – thời kì phát tiến của quoc gia phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó đã đánh bại mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán khẳng định sự tồn tại vững chắc của đất nước và nâng cao thêm ý thức làm chủ của dân tộc.
+ Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền tự xưng vương, thiết lập triều Ngô, đây là sự kiện đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong phong kiến phương Bắc, đưa nước ta vào thời kì mới — thời kì độc lập lâu dài, bứt ra khỏi sự đô hộ của ngoại bang.
+ Chiến thắng Bạch Đằng nói lên sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại kẻ địch không những chỉ bằng du kích mà cả bằng chính quy, không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Chiến thắng Bạch Đằng là một ví dụ về tinh thần mưu trí và tính toán một cách chính xác trong nghệ thuật chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Nó khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên vùng đất của tổ tiên thời Văn Lang — Âu Lạc và tạo thêm một niềm tin, một niềm tự hào sâu sắc trên bước đường xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này.
+ Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thời kì mất nước kéo dài hơn nghìn năm, dân tộc ta đã giành được quyền làm chủ đất nước. Một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta bắt đầu.
* Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
– Hai BÀ Trưng: Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập, tự chủ cho dân tộc. Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập, tự chủ ấy.
– Lý Bí: Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi. Thành lập ra nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.
– Triệu Quang Phục: Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lượng giành thắng lợi. Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian.
-Khúc Thừa Dụ: Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đã đánh đổ ách thống trị của nhà Đường. Cuộc khỏi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi đã đánh đấu sự thắng lợi vể cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong hơn nghiin năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu biền của dân tộc.
– Ngô Quyền: Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán. Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông BẠch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng BẠch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12