24/06/2018, 17:04

Câu hỏi ôn tập Lịch sử thế giới từ năm 1945- nay (Phần 2) – Lịch sử 12

Câu 21. Trình bày những nét lớn về tinh hinh kinh tế Mĩ từ năm 1973 -2000. HƯỚNG DẪN – Từ năm 1973 -1991: + Năm 1973, do tác đông của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982. + Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và ...

Câu 21. Trình bày những nét lớn về tinh hinh kinh tế Mĩ từ năm 1973 -2000.

HƯỚNG DẪN
– Từ năm 1973 -1991:
+ Năm 1973, do tác đông của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982.
+ Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ ở tộc độ trung binh so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế – tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ giâm sút nhiều so với trước.
+ Khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục sự phát triển, nhưng ngày càng bi cạnh tranh ráo riết biởi Tây Âu, Nhật Bản.
– Từ năm 1991 -2000:
+ Bước vào những năm đầu tiên của thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ lại lâm vào một đợt suy thoái nặng nề. Tuy nhiên, trong hai nhiệm kì cầm quyền của Tổng thống BI.Clintơn (từ tháng 1/1993 đến tháng 1/2001), kinh tế MI đã có sự phục hồi và phát triển trở lại. Mĩ vẫn là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
+ GDP của Mĩ năm 2000 là 9765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là 34.600ƯSD. Nước Mĩ tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như tổ chức Thương mại thế giới (MTO), Ngân hàng thế giới (MBI), quỹ tiền tệ Quốc tế (IM)…

Câu 22. Những nét chính về tinh hinh kinh tế và chính sách đối ngoại ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950)?

HƯỚNG DẪN
– Về kinh tế, Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề.
+ Nhiều thành phố, nhà máy, biến cảng, khu công nghiệp, đường giao thông bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Nước Đức còn bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng và chia cắt. ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38% và nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.
+ Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ Kế hoạch Mác-san, đến khoảng năm 1950, nền kinh tế của hầu hết các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
– Về đối ngoại, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ trong cuộc chiến tranh lạnh đối đầu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời tìm cách quay trở lại cai tri các thuộc địa cũ của mình.
+ Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan… đã tham gia khối quân sự NATO (thành lập năm 1949) do Mĩ đứng đầu.
+ Pháp đã tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miền Điện, Mã Lại; Hà Lan trở lại Inđônêxia…
+ Trên phần lãnh thổ Tây Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên Bang Đức (tháng 9/1949). Tây Đức và Tây BÉclin trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô – Mĩ.

Câu 23. Sự phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 —1973 như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

HƯỚNG DẪN
— Sự phát triển kinh tế:
+ Sau giai đoạn phục hồi (1945 – 1950), từ thập niên 50 của thế kỉ XX đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yêu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
+ Điều đáng chú y là quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hinh thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – 1957), sau trở thành Cộng đồng châu Âu (EC – 1967).
+ Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức, Italia, Thuỵ Điền, Phần Lan… đều có nền khoa học 7 kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
– Nguyên nhân phát triển:
+ Các nước này đã phát triển và áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đế tăng năng suất lao đông, nâng cao chất h*Ợng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quân lí, điều tiệt, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Các nước tư bản ở Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội biên ngoài đế phát triển nhu nguồn viện triợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc
giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khố của Cộng đồng châu Au (EC)…
+ Sự nỗ lực lao động của các tầng lớp nhân dân.

Câu 24. Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU? Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới

HƯỚNG DẪN
* Quá trình hình thành và phát triển:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EƯ).
– Ngày 18/4/1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbiua đề thành lập Cộng đồng than — thép châu Âu.
– Ngày 25/3/1957, sáu nước kí Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
– Năm 1975, phát triển thành 9 nước với sự tham gia của Anh, Ailen, Đan Mạch.
– Năm 1981 thành 10 nước với sự tham gia của Hi Lạp.
– Năm 1986 thành 12 nước vói sự tham gia của Tây Ban Nha, BIồ Đào Nha.
– Đến ngày 7/12/1991 các nước thành viên EEC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EƯ).
– Năm 1994, kết nạp thêm ba thành viên mới là áo, Phần Lan, Thụy Điền.
– Ngày 1/5/2004, kết nạp thêm 10 thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên Eư lên 25 nước.
– EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định Luật Công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…).
* Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:
– Tháng 10/1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
– Tháng 7/1995, EU và Việt Nam kí Hiệp định Hợp tác toàn diện.
* Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
– Từ lúc mới thành lập (1957), Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước; đến năm 2007, thêm 2 nước nữa, nâng số thành viên lên 27 quốc gia.
– Eu ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…)
Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tố chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới.

Câu 25. Ghi nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX theo yêu cầu ở bảng thống kê dưới đây:

Giai đoạn Nội dung của chính sách đối ngoại
1945 – 1950
1950- 1973
1973 – 1991
1991 – 2000
HƯỚNG DẪN
Giai đoạn Nội dung của chính sách đối ngoại
1945- 1950 Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược các nước ở châu Á: Pháp trở lại xâm lược Đông Dương; Anh trở lại Miến Điện; Hà Lan trở lại Inđônêxia…
1950- 1973 Nhiều nước tư bản Tây Au một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác, cô gắng địa dạng hoá, địa phương hoá hơn nữa quan hệ đối ngoại.
1973- 1991 –    Tháng 11/1972, việc kí kết hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức làm cho tinh hình Tây Au có du đi. – .

–    Tiếp đó về việc các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinkì về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

–    Tháng 11/1989, bức tường Béclin bi phá bỏ, sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3/10/1990).

1991 – 2000 Các nước Tây Au có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh đã kết thúc, trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã. Cụ thể: Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp và Đức trở thành những đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đều chú y mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn cả với các nước địang phát

triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

Câu 26: Trong những năm 1945 – 1952, Nhật Bản thực hiện những cải cách dân chủ như thế nào? Chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản trong thời gian này là gì?

HƯỚNG DẪN

*  Những cải cách:

Trước những 1945 — 1952, Nhật Bản thực hiện những cuộc cải cách về kình tế, xã hội:

–   Về kình tế, trong thời kì bi chiếm đóng (1945 – 1952), Nhật Bản đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

+ Một là, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các Daibatxu” (các tập đoàn, công ti độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc).

+ Hai là, cải cách ruộng đất (quy định địa chủ chỉ được có không quá 3 hécta ruộng, số còn lại chính phú đem bán cho nông dân).

+ Ba là, dân chủ hoá lao đông (thống qua và thực hiện các đạo luật về lao đông). Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện triợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950- 1951, Nhật đã khội phục được nền kình tế, đạt mức trước chiến tranh.

–   Về xã hội:

+ Ban hành Hiện pháp mới 1947 thay cho Hiến pháp Minh Tri 1898. Đặc điểm nổi bật của Hiện pháp này là Tuyên ngôn hoà bình.

+ Tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947 ban hành Luật Giáo dục. Nội đông giáo dục thay đổi cơ bản: phú nhận vai trò thiệng liêng của Thiện hoàng, khuyên khích phát triển văn hoá và truyền bá tư tưởng hoà bình, quy định hệ thống giáo dục 6-3-3-4. Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.

*  Chính sách đối ngoai:

Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô (9/1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952. Ngày 8/9/1951, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được kí kết, đặt nền tảng cho hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, đế cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Câu 27. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế Nhất Bản.

HƯỚNG DẪN

*  Những nhân tố:

–   Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quy nhất, nhân tổ quyết định hàng đầu.

–   Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

–   Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba kho báu thiêng liêng làm cho các công ti có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

–   Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại đế nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

–   Chi phí cho quốc phòng của Nhật bản thấp.

–   Nhật Bản đã tận dụng tốt các yêu tố biên ngoài đề phát triển như tranh thủ các nguồn viện triợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự đế giâm chi phí quốc phòng, lợi dụng các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) đế làm giàu.

*  Nêu những khó khăn:

Từ năm 1952 đến năm 1973, mặc dầu kình tế Nhật Bản có bước phát triển thần kì, tuy nhiện, nền kình tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với nhũng thách thức:

–   Lãnh thổ Nhật Bản không lớn, dân số đông, tài nguyên khoảng sản rất nghèo nàn, thường xảy ra thiện tại (đông đất, núi lửa…), nền công nghiệp hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù nông nghiệp có trình độ phát triển cao, nhưng Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu lượng thực, thực phẩm.

–   Cơ cấu vùng kình tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yêu vào ba trung tâm là Tổkìô, Ôxaca và Nagôia, trong khi các các vùng khác được đầu tư phát triển rất ít, giữa công nghiệp và nông nghiệp có sự mất cân đối.

–   Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới (NICs), Trung Quốc…

Câu 28. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, về phần mình, Nhật Bản đề ra chính sách đối ngoại như thế nào?

HƯỚNG DẪN

–   Cuộc chiến lạnh do Mĩ phát động từ năm 1947 và đến tháng 12/1989 thi kết thúc. Trong thời gian này Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại của mình như sau:

–   Từ năm 1945 – 1952: Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ưóc hoà bình Xan Phranxicô (9/1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952. Ngày 8/9/1951, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được kí kết, đặt nền tảng cho cho hệ giữa hai nước.

–   Từ năm 1952 – 1973: Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này Nhật trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phong trào đấu tranh theo mùa (mùa xuân và mùa thu) kể từ 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ.

 

–    Từ năm 1973 – 1989: Với sức mạnh kinh tế – tài chính ngày càng lớn, từ nửa năm sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình.

–    Sự ra đời của Học thuyết Phụcuđịa tháng 8/1977 được coi như là mốc đánh đấu sự trở về châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật – Mĩ, Nhật – Tây Âu. Học thuyêt Kaiphu do Thủ tướng Kaiphu đưa ra năm 1991 là sự phát triển tiếp tục Học tuyêt Phụcuđịa trong điều kìện lịch sử mới.

–    Nội đông chính của học thuyêt Phụcuđịa là củng cô mới quan hệ với các nước

Đông Nam Á trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là bạn hàng bình đẳng của các nước ASEAN.

–    Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21/9/1973.

Câu 29. Những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

HƯỚNG DẪN

–    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.

–    Trước hêt, đó là sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chổng phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

–    Sự kìện được xem là khỏi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên tinh trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ là bản thống điệp của Tổng thống Triuman gửi Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.

–    Tiếp theo đó, vào đầu tháng 6/1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kình tế bi tàn phá sau chiến tranh, nhằm lối kéo các nước này vào liên minh quân sự với Mĩ đế chống Liên Xô và các nước Đông Âu

–    Sự kiện nữa là ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và Đông Âu.

–    Trước những hoạt động đe dọa đó, nhất là việc tham gia của Cộng hoà Liên bang Đức vào NATO, tháng 5/1955 Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Cộng hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

–    Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.

Câu 30. Vì sao Mĩ thực hiện mưu đồ làm bá chủ toàn cầu? Mưu đồ đó thể hiện như thế nào và bị thất bại ra sao

   HƯỚNG DẪN

*   Vì: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. Vì vậy chính sách đối ngoại của Mĩ xuyên suốt các thời kì là chính sách bành trướng, thực hiện mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

*   Mưu đồ đó thể hiện:

Trong các đời tổng thống của Mĩ từ Triuman cho đến BI. Clintơn đều đeo đuổi chính sách đối ngoại nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ toàn cầu:

–    Năm 1947, Mĩ gây ra chiến tranh lạnh đế chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đế thực hiện mục tiêu này, ngày 4/4/1949, Mi thành lập khội quân sự – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm lối kéo các nước tư bản trở thành đồng minh của Mĩ.

–    Từ năm 1947, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Khi Pháp bi thất bại ở Đông Dương, Mĩ thay chân Pháp nhảy vào Việt Nam.

–    Từ năm 1950 – 1953, Mĩ gây cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên.

–    Từ năm 1954 – 1975, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

–    Sau khi cách mạng Cuba thắng lợi, Mĩ không ngừng phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba.

*   Mưu đồ đó bi thất bại:

Chiến lược toàn cầu đó bi thất bại biởi thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949), Cách mạng Cuba (1959) và cách mạng Việt Nam (1975).

Câu 31. Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hoà hoãn giữa giữa hai phe – xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

HƯỚNG DẪN

_ Mặc dù chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.

–     Đó là, trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, ngày 9/11/1972 hai nước Đức – Cộng hoà Dân chủ và Cộng hoà Liên bang đã kí kết tại Bon. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

–     Cũng trong năm 1972, hai siêu cưòng Liên Xô, Mĩ đã thoả thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và ngày 26/5 kí Hiệp ước về việc hạn chế phòng chống tên lửa (ABIM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).

–     Đầu tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mĩ, Canađa đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hoà bình các tranh chấp… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

–     Cùng với các sự kìện trên, từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hai siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao, nhất là từ năm 1985 khi Goócbachôp lên cầm quyền ở Liên Xô. Hầu như hằng năm đều diễn ra các cuộc gặp gõ giữa nguyên thủ hai nước – Goócbachốp và Rigân, sau là Goócbachốp và BIusơ (cha). Nhiều văn kìện hợp tác về kình tế và khoa học – kĩ thuật đã được kí kết giữa hai nước, nhưng trọng tâm là những thoả thuận về thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giâm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.

–     Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải). Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goócbachốp và Tổng thống Mĩ BIusơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

–     Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra nhiều hướng và những điều kìện giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột địang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 32. Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

HƯỚNG DẪN

–     Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết. Ngày 28/6/1991, Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể và sau đó ngày 1/7/1991 tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động. Với cực Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại và trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ.

Câu 34. Xác định mốc thời gian cho đúng với các sự kiện lịch sử cho sẵn ở bảng thống kê dưới đây:

–    Từ sau năm 1991 đầy biến động, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp.

+ Một là, trật tự thế giối hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại địang trong quá trình hình thành.

+ Hai là, sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kình tế;

+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiêt lập trật tự thế giới mới một cực đế làm bá chủ thế giới.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cô, nhưng ở nhiều khu vực tinh hình lại không ổn định vói những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài.

–    Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

–    Với xu thế của thế giới từ cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, ngày nay các quốc gia – dân tộc vừa đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Câu 33, Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lanh chấm dứt.

HƯỚNG DẪN

–    Xu thệ phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại địang trong quá trình hình thành.

+ Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kình tế.

+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới một cực đế làm bá chủ thế giối.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài.

–    Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

Thời gian Sự kiện • •
Học thuyết Truman của Mĩ ra đời.
Mĩ đề ra kếhoạch Mácsan
 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế.
  Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức đã xây dựng một bức tường ngăn cách hai khu vực Đông và Tây Béclin.
Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.
Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt đông.
HƯỚNG DẪN
Thời gian Sự kiện
Ngày 12/3/1947 Học thuyết Truman của Mĩ ra đời.
 Tháng 6/1947 Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan
 Tháng 1/1949 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng Tương triơ kình tế.
Tháng 5/1955 Liên Xô và các nước Đống Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Đêm 12/8/1961 Chính phú Cộng hoà Dân chủ Đức đã xây dựng một bức tường ngăn cách hai khu vực Đông và Tây BÉclin.
Tháng 12/1989 Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Ngày 28/6/1991 Hội đồng Tương triợ kình tế tuyên bố giải thể.
Ngày 1/7/1991 Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt đông.

Câu 35. Xu thế toàn cầu hoá được biểu hiện trong những lĩnh vực nào? Vì sao nói: Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển

HƯỚNG DẪN

*  Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá:

–   Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

–   Sự phát triển và tác động to lớn của các Công ti xuyên quốc gia.

–   Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

–   Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kình tế chung của thế giới và khu vực.

*  Vì:

–   Về cơ hội:

+ Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điểu chỉnh chiến lược phát triển và lấy kình tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kình tế khu vực và quốc tế.

+ Các quốc gia địang phát triển có thể khai thác các nguồn vôn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kình nghệm quân lí từ biên ngoài, nhất là các tiến bố khoa học — kĩ thuật đế có thể đi tắt đón đầu rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

–   về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế – phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kp thời.

+ Phần lớn các nước địang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kình tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của th trường thế giới và các quan hệ kình tế quốc tế còn nhiều biất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước địang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn biất hợp lí.

+ Vân đề giữ gin và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu y.

Câu 36. Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

HƯỚNG DẪN

–   Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới như phân đối, chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

–   Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa – một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan sang Cuba ở vùng biển Caribê của khu vực Mĩ La tinh.

–    Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bi sụp đổ hoàn toàn.

–    Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng. Mĩ đã vươn lên trở thành nước đế quốc giàu mạnh nhắt. Tiếp theo đó là Nhật Bản và các nước Tây Âu, thế giới lần lượt xuất hiện ba trung tâm kình tế, tài chính. Mặc dù có sự phát triển như thế, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó.

–    So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa báo giờ các quan hệ quốc tế lại mở rộng và địa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.

+ Tinh trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cương, hai phe mà đỉnh cao là tinh trạng Chiến tranh lạnYingày kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.

+ Tuy nhiện, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hoà biỉnh, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Cuôi cùng, Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn và hoà du, đối thoại và hợp tác phát triển.

–    Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cuộc cách mạng khoa học kĩ — thuật khỏi đầu từ nước Mĩ, đã lan nhanh ra toàn thế giới. Như một hệ quả của cách mạng khoa học — kĩ thuật, xu thế toàn cầu hoá đã diễn ra như một làn sóng nhanh ra thế giới. Có thể nói, toàn cầu hoá đòi hởi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng đế vừa kp thời vừa khôn ngoan, triánh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

Câu 37. Trình bày xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc

HƯỚNG DẪN

*   Các xu thế phát triển:

–    Một là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kình tế làm trọng điểm, bỏi ngày nay kình tế đã trở thành nội đông căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yêu trong euộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

–    Hai là, sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, triánh xung đột trực trếp nhằm tạo nên một mối trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một v trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mới quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mạng tính hai mặt nổi bật là: mâu thuẫn và hoà hoãn, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kìềm chế.

–    Ba là, tuy hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tinh hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra những chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố… Những mâu thuẫn sắc tộc, tổn giáo và tranh châp lãnh thô thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ đàng thường kéo dài.

Bốn là, những năm 90 của thế kỉ XX sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và địang chứng kìện xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

*  Thời cơ và thách thức:

–    Thời cơ:

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kình tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kình tế khu vực và quốc tế.

+ Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kình nghệm quân lí từ biên ngoài, nhất là các tiến bố khoa học — kĩ thuật đế đưa đất nước phát triển.

+ Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vi một thế giới họà bình ổn định, hợp tác phát triển vi công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

–    Về thách thức:

+ Đối với các nước đang phát triển: cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yêu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế – phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của th trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý.

+ Đối với các nước phát triển: cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định,nhất là sự phân hoá giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước, cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hoà bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.

Câu 38: Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 -2000.

HƯỚNG DẪN

 Giai đoạn                                                                       Sự kiện
 

1945 – 1991

– Sự xác lập trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

– Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Âu và một số nước châu Á.

–     Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

–      Tây Au và Nhật Bản lần lượt trở thành trung tâm kình tế — tài chính của thế giới, ra sức cạnh tranh với Mĩ.

–       Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao mạnh mẽ ở châu Á, Phi và khu vực Mĩ La tinh.

–       Thế giới phản đối, chia thành hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Hai phe đấu nhau gay gắt trong tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài nhiều thập kỉ.

–       Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đưa lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu cho tất cả các quốc gia dân tộc.

1991 – 2000 –    Trật tự hai cực I an ta tan rã, các quốc gia đang ra sức vươn lên để có v thế trên trường quốc tế.

–    Các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và mở rộng hợp tác với nhau.

–    Xu thế toàn cầu hoá có ảnh hưởng to lớn và thúc đẩy sự ra đời của các liên minh kình tế khu vực và quốc tế. Các dân tộc địang có những thời cơ lớn xen lẫn với các nguy cơ.

–   vẫn còn có những cuộc chiến tranh xung đột ở nhiều khu vực.

Phần 1: Chuyên đề 6: Lịch sử thế giới từ năm 1945- nay (Phần 1) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0