24/06/2018, 17:11

Đề thi thử học sinh giỏi Quốc gia – Đề số 2 – Lớp 12

ĐỀ SỐ 02 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Sự khác nhau đó đã tác động đến khuynh hướng chính trị của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như ...

ĐỀ SỐ 02

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm)

Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Sự khác nhau đó đã tác động đến khuynh hướng chính trị của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như thế nào?

Câu 2. (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ – Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Câu 3. (3,0 điểm)
Phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp. Từ đó, trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định lực lượng cách mạng Việt Nam là gì?

Câu 4. (2,5 điểm)
Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 5. (3,0 điểm)

Cố gắng quân sự cuối cùng và cao nhất của Pháp có sự giúp sức của Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) là gì? Quân dân ta đã đánh bại cố gắng đó của Pháp như thế nào?

Câu 6. (2,5 điểm)

Ba bước ngoặt trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là những sự kiện nào? Vìsao nói đó là những bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Câu 7. (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét việc thực hiện Chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực châu Á từ năm 1945 – 1991.

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Sự khác nhau đó đã tác động đến khuynh hướng chính trị của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như thế nào?

– Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
+ Về chính trị: Cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp và làm tay sai cho Pháp. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp và tay sai trở nên gay gắt. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc. Đầu thế kỉ XX, phong trào cần vương thất bại, chứng tỏ khuynh hướng cứu nước phong kiến không thành công. Độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
+ Về kinh tế: Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước có nền kinh tế phong kiến, nông nghiệp lạc hậu. Đầu thế kỉ XX, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam tồn tại bên cạnh nền kinh tế phong kiến.

+ Về xã hội: Cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam là một xã hội phong kiến, trong xã hội chỉ có hai giai cấp địa chủ, nông dân và tầng lớp văn thân, sĩ phu. Đầu thế kỉ XX, do sự chuyển biến về kinh tế nên xã hội Việt Nam chuyển biến sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Giai cấp cũ cũng bị phân hoá. Đặc biệt một số văn thân, sĩ phu tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, chủ trương đấu tranh theo khuynh hướng mới.
+ Về tư tưởng: Cuối thế kỉ XIX, tư tưởng trong xã hội là tư tưởng phong kiến, đó là tư tưởng Nho giáo trung quân ái quốc. Đầu thế kỉ XX, thông qua Tân thư, Tân văn, các luồng tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam.

– Sự tác động của điều kiện lịch sử đến các khuynh hướng chính trị cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam diễn ra theo khuynh hướng phong kiến với biếu hiện là phong trào cần vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Định: Bãi Sậy; Hương Khê; Hùng Lĩnh.
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam diễn ra theo khuynh hướng dân chủ tư sản với biểu hiện là hai xu hướng: cải cách của Phan Châu Trinh; bạo động của Phan Bội Châu.

Câu 2. Nêu và nhận xét thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

– Nêu và nhận xét thành phần lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
+ Giai cấp vô sản mà đại diện là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhìn chung, cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo hoàn thành triệt để, giành được nền độc lập thực sự và định hướng con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản dân tộc hoặc trí thức tư sản mà đại diện là các đảng tư sản. Nhìn chung, cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng diễn ra không triệt để, nhiều khi còn thoả hiệp với thực dân, nhưng cuối cùng các nước đó đã giành được độc lập với những mức độ khác nhau.
+ Nhận xét: Giai cấp nào lãnh đạo là do điều kiện lịch sử, tương quan lực lượng từng nước quyết định. Giai cấp nào lãnh đạo – đó là điều kiện hết sức quan trọng, vì nó quyết định đến chiến lược đấu tranh và con đường phát triển của đất nước sau khi giành độc lập dân tộc.

– Nêu và nhận xét phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu A, châu Phi và khu vực Mĩ -Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
+ Bạo lực cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được nhiều nước sử dụng dưới hai hình thức: bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang và kết hợp với hai hình thức đó. Hình thức bạo lực cách mạng cũng rất địa dạng như đấu tranh vũ trang, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và kháng chiến trường kì…
+ Hình thức đấu tranh không bạo lực trong phong trào giải phóng dân tộc được một số nước sử dụng với các hình thức như mít tinh, biểu tình, thương thuyết đòi độc lập… Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết của Liên hợp quốc về phi thực dân hoá (1960), hình thức đấu tranh này càng được hỗ trợ mạnh mẽ, điển hình là năm 1960: 17 nước châu Phi giành được độc lập

+ Nhận xét: Sự khác nhau về hình thức đấu tranh phụ thuộc vào điều kiện lịch sử của từng nước và tác động của những nhân tố biến trong cũng như bên ngoài. Mức độ giành độc lập của các quốc gia cũng phụ thuộc vào hình thức đấu tranh: Đấu tranh vũ trang thì mức độ giành độc lập cao hơn, còn đấu tranh không bạo lực ít đổ máu nhưng mức độ độc lập còn hạn chế.

Câu 3. Phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp.
Từ đó, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định lực lượng cách mạng Việt Nam là gì?

– Phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp.
+ Giai cấp địa chủ bị phân hoá thành ba bộ phận khá rõ rệt: Đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ. Đại địa chủ chấp nhận làm tay sai cho Pháp, không có tinh thần cách mạng, đây là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ýthức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
+ Giai cấp nông dân chiếm đại địa số trong xã hội Việt Nam (khoảng 90%), bị bần cùng hoá không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực to lớn của cách mạng Việt Nam.
+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hoá thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Trong đó, tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với thực dân nên không có tinh thần cách mạng, đối tượng cách mạng Việt Nam cần đánh đổ. Tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

+ Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, trí thức tăng nhanh về số lượng, có y thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vìi độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

– Từ việc xác định thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp, trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định lực lượng cách mạng Việt Nam như sau:
+ Lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
+ Lực lượng chính của cách mạng Việt Nam là công nhân, nông dân và tiểu tư sản, trí thức. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ.

Câu 4. Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

– Nhận định Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mạng tính chất cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là một nhận định đúng.
– sở dĩ khẳng định Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vi nó diễn ra với mục đích nhằm đánh đuổi đế quốc phát xít Nhật để giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.
-Mặt khác, nói Cách mạng tháng Tám năm 1945, mang tính chất cách mạng đàn chủ tư sản kiểu mới là vi:
+ Về mục tiêu ngoài đánh đuổi đế quốc phát xít. cách mạng tháng Tám năm 1945 còn nhằm lật đổ chế độ phong kiến và những tàn dư của nó tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta. Thiết lập nên chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân lao động.
+ Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Trong quá trình cách mạng diễn ra quần chúng nhân dân trong cả nước đã nhất tế đứng lên kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, kết hợp từ giành chính quyền ở nông thôn đến thành th. Với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nên chỉ trong 15 ngày cách mạng đã thành công trên cả nước.
+ Sau khi cách mạng thành công, một chính quyền nhà nước mới được thành lập — một chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân và định hướng đi lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Cố gắng quân sự cuối cùng và cao nhất của Pháp có sự giúp sức của Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 -1954) là gì. Quân đàn ta đã đánh bại cố gắng đó của Pháp như thế nào?

– Cố gắng quân sự cuối cùng và cao nhất của Pháp có sự giúp sức của Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) là việc đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự Nava từ tháng 5 953 đến tháng 5 năm 1954.
• Quân dân ta đã đánh bại cố gắng đó của Pháp như thế nào?
– Trong Đông – Xuân (1953 – 1954):
+ Cuối năm 1953, Na và đề ra kế hoạch Nava với hai bước:
• Bước 1 (trong thu đông 1953 và xuân 1954) với nội động phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương, xây dựng và tập trung lực lượng cơ động mạnh.
• Bước 2 (trong thu đông 1954) với nội đông đưa lực lượng ra miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định để ra đi trong danh dự.
+ Thực hiện chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân (1953 – 1954), quân ta và liên quân Việt – Lào đã mở bốn chiến dịch lớn đánh vào các v trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương. Với các chiến dịch này, ta đã tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai, buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng, không thể chủ động tiến công theo kế hoạch. Như vậy, kế hoạch Nava bước đầu thất bại.

– Trong Xuân — Hè năm 1954:
+ Sau khi kế hoạch Nava bước đầu thất bại, xuất phát từ v trí chiến lược của Điện Biên Phủ và một số nhận định chủ quan, Nava quyết định chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với âm mưu sẽ đánh bại quân ta để giành thắng lợi quân sự quyết định. Như vậy, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava.
+ Trước hành động của quân Pháp, Đảng ta xác định muốn đánh bại kế hoạch Nava phải tiến công Điện Biên Phủ, đồng thời Trung ương Đảng cũng nhận thấy những điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nên quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm (13/3 — 7/5/1954), quân ta đã tiến công và tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava. Với sự sụp đổ của kế hoạch Nava, đồng nghĩa với việc Pháp bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và Mĩ cũng thất bại trong việc can thiệp vào cuộc chiến tranh này.

Câu 6. Ba bước ngoặt trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) là những sự kiện nào? Vì sao nói đó là những bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

– Ba bước ngoặt trong cuộc kháng chiến Mĩ, cứu nước (1954 — 1975) là những sự kiện sau: phong trào Đồng khởi ở miền Nam (1959 — 1960); cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968; Hiệp định Pari về việc kết thúc chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam năm 1973.
– Sở dĩ nói những sự kiện ấy là những bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) là :
+ Phong trào Đồng khởi (1959 — 1960) đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng. Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đã làm lung lay y chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hoá chiến tranh; ngừng ném bịom miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phân Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh; mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
+ Hiệp định Pari về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết vào năm 1973 là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc. Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút, làm so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi cho cách mạng, tạo ra điều kiện thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 7. Trình bày và nhận xét việc thực hiện Chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực châu Á từ năm 1945 – 1991.

– Trình bày việc thực hiện Chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực châu Á từ năm 1945 -1991
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), Mĩ đã có âm mưu chia cắt lâu dài bán đảo Triều Tiên bằng việc thành lập ở Nam Triều Tiến nhà nước thân Mĩ — Đại Hàn Dân quốc; giúp đỡ Nhật Bản khôi phục kinh tế và xây dựng chính quyền dân chủ thân Mĩ làm đồng minh của Mĩ; giúp đỡ lực lượng Tưởng Giới Thạch lập chính quyền ở Đài Loan.
+ Can thiệp vào các cuộc chiến tranh cục bộ ở khu vực châu Á như can thiệp vào cuộc nội chiến Trung Quốc. (1945 – 1949), đứng về phía lực lượng Tưởng Giới Thạch; can thiệp và cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 — 1954), đứng về phía thực dân Pháp, ép Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh này; can thiệp vào cuộc nội chiến trên bán đảo Triều Tiên (1950 – 1953), đứng về phía Đại Hàn Dân Quốc.
+ Mĩ xây dựng nhiều căn cứ quân sự và đồn trú một lực lượng quân đội lớn ở nhiều địa điểm ở khu vực châu Á như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trân Châu Cảng, Philippin, Thái Lan nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích của Mĩ ở đây và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
+ Mĩ cũng trực tiếp đưa quân đội xâm lược nhiều quốc gia nhằm thực hiện âm mưu thiết lập chủ nghĩa thực dân mới như xâm lược Việt Nam và Lào (1954 – 1975); xâm lược Campuchia (1970 – 1975); xâm lược Bắc Triều Tiến (1950 – 1953).

-Nhận xét về việc thực hiện Chiến lược toàn cầu của Mĩ ở châu Á (1945 -1991)
+ Từ năm 1945 — 1991, châu Á là một trọng điểm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ, hầu hết các nội dung của chiến lược toàn cầu đều được Mĩ thực hiện ở khu vực này.
+ Trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn cầu ở khu vực châu Á (1945 — 1991), Mĩ đã đạt được một số thành công như lôi kéo Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Đài Loan… làm đồng minh, chia cắt lâu dài bán đảo Triều Tiên, duy trì sự hiện diện của quân đội ở khắp khu vực. Tuy nhiên, Mĩ cũng vấp phải mộ số thất bại như thất bại trong cuộc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc; thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12

0