Chuyên đề 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) – Lịch sử 11
*Kiến thức nâng cao: 1. So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 với năm 1914. -Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập đưa tới sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ Quốc tế và làm thay đổi bản đồ chính trị ...
*Kiến thức nâng cao:
1. So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 với năm 1914.
-Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập đưa tới sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ Quốc tế và làm thay đổi bản đồ chính trị châu Âu.
-Các quốc gia không còn trên bản đồ châu Âu: Áo – Hung.
-Các quốc gia mới ra đời: Áo, Hung, Tiệp Khắc, Nam Tư và Ba Lan.
-Những nước có thay đổi về lãnh thổ:
+ Đức bị mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số.
+ Áo chỉ còn 6 triệu dân là người Đức.
+ Hung-ga-ri chỉ còn giữ được 1/3 lãnh thổ.
+ Ru-ma-ni được sáp nhập thêm vùng Bô-cô-vi-a của Áo và Tơ-ran Xin-va-ni-a của Hung-ga-ri.
+Các Quốc gia khác như I-ta-li-a, Ba Lan, Bun-ga-ri cũng có những thay đổi đáng kể về lãnh thổ.
2. Những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản châu Âu
-Những năm 1918 – 1923, một phong trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước tư bản. Do hậu quả của chiến tranh thếgiới thứ nhất, châu Âu là chiến trường chính, toàn bộ gánh nặng của chiến tranh đè lên vai những người lao động. Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
-Đặc điểm nổi bật của phong trào: Phong trào mang tính quần chúng rộng lớn. Nó không dừng lại ở yêu sách kinh tế mà còn đòi quyền lợi về chính trị. Phong trào thể hiện tính tích cực về chính trị, thành lập các nước Cộng hòa Xô viết.
-Những năm 1924 – 1929, phong trào công nhân tạm thời lắng xuống. Tuy thế các cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, đòi tự do dân chủ vẫn tiếp diễn.
3. Nhận xét vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới
+Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với việc thông qua Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, do Lê-nin khởi thảo.
+ Qua Luận cương về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã chỉ ra cho cách mạng thế giới, nhất là cách mạng vô sản muốn đấu tranh giành được thắng lợi phải có chính đảng của giai cấp vô sản. Nó trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng vô sản.
+ Qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin đã chi ra cho giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa muốn đấu tranh giành thắng lợi phải liên minh, liên kết với nhau, thực hiện khẩu hiệu của Lê-nin: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
+Đại hội lần VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận thống nhất công nhân và các lực lượng tiến bộ nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Nhờ có chủ trương của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội vn mà các nước đã lần lượt thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
+ Mặt trận nhân dân các nước ra đời đã tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo làm nhiệm vụ chống phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc.
4. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
-Hậu quả:
+ Tàn phá kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa. Nó kết thúc thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kéo dài, tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là ở Đức và Mĩ.
+ Từ khủng hoảng về kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội: hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
+ Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
+ Dẫn tới sự hình thành phe trục phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, đe dọa nền hòa bình thế giới, nguy cơ chiến tranh bùng nổ.
-Nguy cơ:
+Cuộc khủng hoảng đã tàn phá kinh tế, gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
+ Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
+ Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
+ Đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
– Để giải quyết khủng hoảng:
+ Đối với Anh, Pháp, Mĩ: tiến hành cải cách kinh tế – xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
+ Đối với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát bằng hình thức thống trị mới. Đó là thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Khi chủ nghĩa phát xít hình thành nguy cơ chiến tranh thế giới mới bùng nổ.
5.Sự thắng thế của Mặt trận nhân dân Pháp
-Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp trong những năm 1936 – 1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
-Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 – 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi, lên nắm chính quyền ở Pháp và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu.
-Phong trào Mặt trận nhân dân đã bảo vệ được nền dân chủ, đưa nước Pháp vượt qua hiểm họa chủ nghĩa phát xít.
-Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935) đề cao việc thành lập Mặt trận nhân dân Pháp, coi đó là kinh nghiệm cần phổ biến rộng rãi cho các nước trong cuộc đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
6.Các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị Véc-xai (1919-1920) và Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) để phân chia quyền lợi. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn hình thành.
Mười năm sau chiến tranh, các nước tư bản phát triển qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1918 – 1923: Các nước tư bản (trừ Mĩ) lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, biểu hiện ở sự suy sụp về kinh tế và cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ.
+ Giai đoạn 1924 -1929: Các nước tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng về kinh tế. Nhưng sự phát triển không đồng đều giữa các nước.
+ Giai đoạn 1929 – 1933: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở các nước tư bản chủ nghĩa để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị – xã hội đối với các nước tư bản.
+ Giai đoạn 1933 -1939: Sự thiết lập của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và sự phục hồi kinh tế của các nước tư bản.
7.Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
+Tháng 7 -1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII chỉ đạo cho các Đảng Cộng sản thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
+Thực hiện chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha…
+ Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha thành lập vào tháng 2 – 1936. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936 – 1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thếgiới. Do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.
+ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập 5 – 1936. Trong cuộc tổng tuyển cử, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi, do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận nhân dân đã bảo vệ được nền dân chủ đưa nước Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11